Dòng chip tiết kiệm điện Atom mới của Intel mạnh tới đâu?
Bay Trail là bản nâng cấp tuyệt vời của chip Atom trước đây và hứa hẹn giúp Intel giành lại thị trường tablet đang bị thống trị bởi đối thủ ARM.
Kể từ khi được công bố năm 2008, dòng chip xử lý Atom đã được Intel nâng cấp với nhiều biến thể, nhưng Bay Trail là tên mã cho các chip xử lý mà Intel hướng tới thị trường tablet, dòng thiết bị được xem là hậu PC hiện nay. Bay Trail mang tham vọng giúp Intel có thể tiếp cận được cả thị trường tablet Android và Windows, khác với chip Clover Trail năm 2012 vốn chỉ hướng tới HĐH của Microsoft ở giai đoạn đầu.
Intel cũng giới thiệu nhiều model Clover Trail khác nhau, từ cao cấp cho tới tầm thấp. Đứng đầu bảng có thể kể tới model Z3770, chip 4 nhân hỗ trợ Turbo Mode lên 2.4GHz, bộ nhớ đệm L2 2MB, bộ nhớ 2 kênh, hỗ trợ RAM 4 GB (chip Clover Trail hỗ trợ tối đa 2 GB RAM), hỗ trợ màn hình độ phân giải 2560 x 1600. Ở tầm thấp hơn chúng ta có Z3680 và Z3680D với 2 nhân xử lý hỗ trợ ép xung tự động lên 2 GHz, băng thông bộ nhớ thấp hơn. Z368 hỗ trợ RAM 1 GB còn Z3680D hỗ trợ 2 GB RAM. Z3680 cũng hỗ trợ độ phân giải chỉ ở mức 1280×800 và rõ ràng đây là model hướng tới dòng thiết bị giá rẻ. Các model còn lại tập trung cho phân khúc trung và cao cấp.
* So hiệu năng với các đối thủ Android
Antutu 4.0
Ở đây chúng ta sẽ đưa “đứa con cưng”, model cao cấp nhất của Bay Trail là Z3770 để thi thố với các đối thủ Android. Đầu tiên là với phép thử AnTuTu 4.0. Lưu ý rằng chúng ta chỉ nên xem Antutu chỉ là một phép thử tham khảo, bởi hiện nay AnTuTu mới chỉ được hiệu chuẩn để so sánh giữa các thiết bị Android dùng chip ARM, chứ chưa được phê chuẩn để so sánh các thiết bị dùng chip có kiến trúc khác nhau, trong trường hợp này là Bay Trail và ARM.
Chúng ta có thể thấy hiệu năng của Z3770 đánh bại mọi đối thủ ngoại trừ Shield – chiếc máy chơi game Android của Nvidia. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng Shield là một thiết bị khá đặc biệt. Dù chạy Android và được thiết kế để thay thế cho tablet, nhưng Shield lại được trang bị cả quạt làm mát lẫn tản nhiệt. Và trong list thiết bị được thử nghiệm này, Shield là thiết bị được trang bị hệ thống làm mát chuyên nghiệp nhất, và điều này có thể là nguyên nhân giúp máy cho điểm hiệu năng khủng.
Bảng tổng kết cho thấy hiệu năng GPU của Shield bỏ xa các đối thủ. Hiệu năng GPU của Z3770 và Galaxy S4 cao tiếp theo. Z3770 hơn Galaxy S4 ở khả năng xử lý dấu chấm động cũng như tốc độ bộ nhớ.
Browsermark
Browsermark là một trình benchmark trình duyệt và một lần nữa Z3770 cho hiệu năng tốt hơn đối thủ. Tablet dùng chip Intel cho số điểm 3213, cao hơn cả Shield của Nvidia, thiết bị mà Z3770 bị thua ở bài thử Antutu.
MobileXPRT
Video đang HOT
MobileXPRT là một trình benchmark chuyên dùng trên Android giúp chúng ta so sánh hiệu năng ở 5 tác vụ: áp dụng hiệu ứng ảnh, tạo ảnh nghệ thuật, trình chiếu slideshow, mã hóa dữ liệu, nhận diện khuôn mặt. Trong bảng dưới, dòng đầu là tổng điểm của thiết bị, còn các hàng dưới là thời gian hoàn thành tác vụ. Thiết bị có tổng điểm cao hơn tức là cho hiệu năng tốt hơn, còn thời gian hoàn thành càng thấp hơn thì chứng tỏ thiết bị có hiệu năng cao hơn.
Ở bài test này, chip của Intel cho hiệu năng ngang ngửa Shield của Nvidia (dùng SoC Tegra 4 như chúng ta đã biết). Các thiết bị còn lại bị bỏ lại ở một khoảng cách khá xa.
SunSpider 0.9.1
Sunspider 0.9.1 giúp thử nghiệm hiệu năng xử lý Javascript của trình duyệt web trên thiết bị. Ở bài test này, chip xử lý của Intel cũng chiến thắng các đối thủ của mình. Z3770 hoàn thành bài test với chỉ 577,6 mili giây. (với bài test này thì thời gian càng thấp chứng tỏ hiệu năng càng cao).
GLBenchmark
Ở đây chúng ta sẽ dùng tới bài benchmark GLBenchmark Egypt off-screen để đảm bảo một sân chơi công bằng cho các “thí sinh”. Và Z3770 cũng cho thấy con số hiệu năng ấn tượng. Tốc độ khung hình đạt 41 FPS, đánh bại Google Nexus 7. Dù vậy, chip Intel vẫn thua iPad 4 (dùng chip Apple A6X) và SHIELD (chip Tegra 4) với tốc độ khung hình lần lượt của 2 thiết bị này là 54 FPS và 56 FPS.
3DMark Ice Storm
Ở phiên bản 3DMark Ice Storm này chúng ta sẽ đo framerate ở cả 2 chế độ game. Kết quả cho thấy Z3770 cho hiệu năng kém hơn hầu hết các đối thủ ở chế độ “Unlimited” và càng kém hơn ở chế độ “Extreme”. Điều này cho thấy Intel sẽ cần phải tinh chỉnh driver cho Android của mình hơn nữa.
* So hiệu năng với các đối thủ Windows:
Đối thủ trên thị trường tablet Windows của Intel chính là AMD với các mẫu chip như A4-5000…Các bài test dưới đây được thực hiện với phiên bản Windows 8 32-bit. Và một điểm cần lưu ý là hiệu năng tổng thể của Bay Trail cao hơn khá nhiều trên Windows 8, do việc hỗ trợ driver trên HĐH này của Intel là tốt hơn.
Cinebench 11.5
Cinebench 11.5 cho chúng ta có được những so sánh ban đầu về hiệu năng tính toán giữa Kaveri của AMD và Bay Trail. Hiệu năng đơn luồng là yếu tố khá thú vị trong bài thử nghiệm. Ở chế độ đơn luồng, hiệu năng Cinebench 11.5 của A4-5000 đạt được ở mức xung 1,5GHz còn Bay Trail ở mức 2,4GHz. Điều này cho thấy Kaveri của AMD cho hiệu năng clock-per-clock tốt hơn Bay Trail.
LAME MT là trình benchmark đo khả năng encode của chip. Ở bài thử này, chip Intel cho hiệu năng tốt hơn của AMD với thử nghiệm hiệu năng đơn luồng. Ở benchmark đa luồng, Bay Trail lại thua ngược A4-5000. Tuy nhiên, so với thế hệ Atom trước, Bay Trail tỏ ra vượt trội, và so với model i3-2377M, Intel đã thu hẹp được khoảng cách đáng kể.
PCMark 7 giúp kiểm tra hiệu năng tổng thể của hệ thống. Z3770 một lần nữa vượt trội hơn A4-5000 dù thua đối thủ ở các bài test phụ gồm Creativity, Productivity, và Entertainment. Tiếp tục so với các chip Atom cũ, Z3770 cũng cho thấy những cải tiến hiệu năng cực lớn.
SunSpider 0.9.1
Chip của Intel lại nhanh hơn, lần này là 21%, so với con chip của AMD, tuy nhiên Bay Trail vẫn thua xa Core i3. Ở bài test này ta cũng có thể thấy hiệu năng SunSpider của Bay Trail trên Windows 8 tốt hơn rất nhiều so với cùng con chip này trên Android. Không rõ đâu là nguyên nhân của sự khác biệt này, tuy nhiên có thể đó là do Intel hỗ trợ driver tốt hơn trên Windows so với Android. So với chip Atom cũ Z2760, Z3770 cũng cho thấy sự vượt trội của mình.
Tạm kết
Có thể nói Bay Trail là một bản nâng cấp tuyệt vời của Atom chứng tỏ những nỗ lực tuyệt vời của Intel. Không chỉ cho hiệu năng cao hơn các dòng Atom cũ, Bay Trail còn đánh bại của đối thủ nặng kí AMD. Tuy nhiên, thành công của nó sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điện năng tiêu thụ, thời lượng pin, thành công của HĐH…Đó là chưa kể các đối thủ ARM của Intel như Nvidia, Qualcomm…chắn chắn sẽ không chịu đứng yên. Và chúng ta sẽ chờ khi đối thủ của Intel tung ra các dòng chip mới của mình, cũng như chờ đợi những thiết bị thương mại được bán ra cho người dùng cuối, để có thể đưa những kết luận toàn diện nhất.
Theo PLXH/Hothardware
Đến năm 2016, chip Atom sẽ mạnh gấp 15 lần hiện nay
Dự kiến đến năm 2016, thế hệ chip Atom di động sẽ có năng lực tính toán cao gấp 5 lần và khả năng xử lý đồ họa mạnh gấp 15 lần so với hiện nay.
Khác với dòng chip dành cho máy tính cá nhân (laptop, desktop), Intel khẳng định việc cải thiện hiệu năng và điện năng tiêu thụ sẽ là mục tiêu hàng đầu của dòng chip Atom dành cho di động.
Dự kiến đến năm 2016, chip Atom cho máy tính bảng và điện thoại sẽ có năng lực tính toán cao gấp 5 lần và khả năng xử lý đồ họa mạnh gấp 15 lần so với hiện nay, ông Hermann Eul, Phó chủ tịch mảng Di động và Truyềnthông của Intel chia sẻ.
Ông Brian Krzanich, Tổng giám đốc điều hành của Intel cho biết việc đẩy nhanh lộ trình phát triển các chip Atom SoC với mục tiêu rõ ràng là hướng đến vị trí dẫn đầu thị trường điện toán di động hấp dẫn nhưng cũng đầy những đối thủ đáng gờm.
Lộ trình phát triển chip Atom di động của Intel. Ảnh: Pcworld.
Cụ thể trong lộ trình phát triển sản phẩm mới cập nhật, bên cạnh 2 mẫu chip Atom vi kiến trúc Silvermont là Bay Trail hướng đến máy tính bảng và Merrifield cho điện thoại thông minh sẽ xuất hiện vào đầu năm tới, Intel tiếp tục phát triển mẫu chip SoC Atom 64-bit có tên mã là Cherry Trail dành cho phân khúc di động cao cấp vào nửa cuối năm sau.
Cherry Trail là SoC Atom đầu tiên dựa trên vi kiến trúc mới có tên gọi Airmont, áp dụng công nghệ sản xuất 14 nm và tích hợp nhân xử lý đồ họa mới có đến 16 đơn vị thực thi lệnh (execution unit - EU). So với Bay Trail, thế hệ chip mới có hiệu suất cao hơn xét trên mỗi watt điện năng tiêu thụ, khả năng xử lý đồ họa mạnh hơn và hỗ trợ giao diện lập trình ứng dụng (API) tốt hơn.
Ở phân khúc cấp thấp, Intel đưa ra chip Atom Sofia x86 vào khoảng cuối năm sau. Chip này sẽ tích hợp modem 3G bên trong như cách Qualcomm đã áp dụng với dòng chip Snapdragon hiện nay và được nâng cấp 4G LTE vào năm 2015.
Cũng trong năm 2015, Intel sẽ ra mắt chip Atom 14 nm thế hệ thứ hai với tên gọi Broxton. Thiết kế chip mới dựa trên vi kiến trúc Goldmont hứa hẹn một sự cải tiến lớn cả về hiệu năng lẫn mức độ tiêu thụ điện năng tốt hơn so với Silvermont và Airmont. Điểm khác biệt của Broxton so với thế hệ trước là được đóng gói trong một cái "vỏ" (chassis) giúp kết nối với các thành phần khác dễ dàng hơn.
Theo VNE
Bài học từ Surface Pro: Cần thiết một giải pháp chip tiết kiệm điện cho tablet Windows 8 Surface Pro luôn bị phàn nàn là có thời lượng pin khiêm tốn. Surface Pro của Microsoft được đánh giá là một trong những chiếc máy tính bảng mạnh nhất trên thị trường hiện nay. Khác với người anh em RT, Surface Pro tương thích với x86 và cũng được trang bị bộ xử lý Core i5 mạnh mẽ hơn các dòng chip...