Đồng chí Lương Cường được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 – 2026
Chiều 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026 bằng hình thức biểu quyết điện tử.
Sau khi Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với đồng chí Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khoá XIII, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết với 440/440 đại biểu Quốc hội tán thành (91,67% tổng số đại biểu Quốc hội).
Như vậy, đồng chí Lương Cường đã chính thức trở thành tân Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Tại lễ tuyên thệ nhậm chức, tân Chủ tịch nước Lương Cường bước lên bục, tay trái đặt trên Hiến pháp, tay phải giơ cao, tuyên thệ: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi, Lương Cường – Chủ tịch nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường tuyên thệ trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước. (Ảnh: TTXVN)
Đồng chí Lương Cường sinh ngày 15/8/1957
- Quê quán: Phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
- Chuyên môn, nghiệp vụ: Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
- Lý luận chính trị: Cao cấp
- Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Khóa XIII
- Bí thư Trung ương Đảng: Khóa XII, XIII
Video đang HOT
- Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XI, XII, XIII
- Đại biểu Quốc hội: Khóa XV
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Tháng 2/1975: Tham gia Quân đội.
Tháng 5/2003 – Tháng 3/2006: Phó Tư lệnh về Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quân đoàn 2; Thiếu tướng (2/2006).
Tháng 4/2006 – Tháng 12/2007: Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân đoàn 2; Thiếu tướng.
Tháng 1/2008 – Tháng 5/2011: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI (1/2011), Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân khu 3; Trung tướng (8/2009).
Tháng 6/2011 – Tháng 12/2015: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị; Thượng tướng (12/2014).
Tháng 1/2016 – Tháng 4/2016: Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Thượng tướng.
Tháng 5/2016 – Tháng 12/2020: Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, Ủy viên Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương; Đại tướng (1/2019); Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng; Ủy viên Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.
Tháng 1/2021 – Tháng 4/2024: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Ủy viên Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa XV; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương; Nâng lương Đại tướng (1/2023); Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Ủy viên Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.
Tháng 5/2024 – Tháng 10/2024: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Thường trực Ban Bí thư Khóa XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XV; Phó Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Ngày 21/10/2024: Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, đồng chí được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành quy trình nhân sự Chủ tịch nước
Sáng 21/10, Quốc hội khóa 15 sẽ khai mạc kỳ họp thứ 8 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng của đất nước như: Tiến hành quy trình nhân sự Chủ tịch nước; xem xét, quyết định chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Trước giờ khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vào 8h, Quốc hội tiến hành họp phiên trù bị. Tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Sau đó, Quốc hội tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. Đến 9h, Quốc hội họp phiên khai mạc kỳ họp thứ 8.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15. Ảnh: QH
Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho biết, tại phiên họp trù bị, Quốc hội xem xét thông qua chương trình chính thức của kỳ họp, trong đó có công tác nhân sự.
Theo chương trình dự kiến của kỳ họp trình Quốc hội thông qua, tại ngày họp đầu tiên, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự với chức danh Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Quyết định chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự kiến tổng thời gian làm việc của kỳ họp thứ 8 là 29,5 ngày, tiến hành theo 2 đợt. Trong đó, đợt 1 từ ngày 21/10 đến hết ngày 13/11; đợt 2 từ ngày 20/11 đến sáng ngày 30/11.
Tại kỳ họp, Quốc hội dành phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội và một số vấn đề quan trọng khác.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Ảnh: AI
Về công tác lập pháp, tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 15 luật. Trong đó có Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế...
Quốc hội xem xét các báo cáo về công tác tư pháp, phòng chống tham nhũng, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết 94 của Quốc hội; xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Giảm thời gian đọc tài liệu, tăng thời lượng thảo luận tổ
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đây là kỳ họp có nhiều vấn đề lớn và với phương án tiếp cận làm việc mới. "Với tính chất quan trọng của kỳ họp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có bài phát biểu tại phiên khai mạc", ông Nguyễn Khắc Định nói.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã thống nhất với Chính phủ và xin ý kiến đại biểu Quốc hội về việc giảm thời gian đọc tài liệu tại hội trường (đọc tờ trình 10 phút, báo cáo thẩm tra 10 phút). Qua đó sẽ dành thêm thời gian để Quốc hội thảo luận.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh: Minh Đạt
Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, kỳ họp thứ 8 sẽ tăng thảo luận ở tổ, giảm thời gian thảo luận tại hội trường về các vấn đề kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước.
Ông Nguyễn Khắc Định lý giải, một ngày thảo luận tại hội trường chỉ được 60-70 đại biểu phát biểu, nhưng thảo luận tại tổ có thể lên đến hàng trăm ý kiến.
"Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với Chính phủ và các đại biểu cũng đồng thuận tăng thảo luận tại tổ để có nhiều đại biểu phát biểu và giảm thảo luận tại hội trường", ông Nguyễn Khắc Định nói.
Sau khi thảo luận tổ, Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Ban Thư ký sẽ tổng hợp ý kiến thảo luận của đại biểu và gửi cơ quan thẩm tra, cơ quan chủ trì xây dựng đề án để giải trình, tiếp thu. Nhờ vậy, khi ra hội trường, các đại biểu không hỏi lại những vấn đề đã được tiếp thu, giải trình.
Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại kỳ họp này sẽ tăng thời gian truyền hình trực tiếp tại hội trường. Qua đó nhân dân sẽ có điều kiện theo dõi, giám sát hoạt động của Quốc hội.
Đồng chí Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Chủ tịch nước Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức. (Ảnh: LINH KHOA) Sáng 22/5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết...