Đồng bộ chính sách, giảm chi phí để doanh nghiệp phục hồi
Các chính sách hỗ trợ cần đồng bộ và thống nhất để cộng hưởng sức mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh bình thường mới.
Các đại biểu tham dự Diễn đàn “Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh”.
Chia sẻ tại Diễn đàn “Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 27/10, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trong 9 tháng đầu năm nay, đã có trên 90 nghìn doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng kinh doanh. Như vậy, bình quân một tháng có hơn 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng hơn 24% so với năm 2020.
Theo ông Nguyễn Quang Vinh, cuộc chiến chống COVID-19 đã làm nhiều doanh nghiệp kiệt sức, nhiều lĩnh vực kinh doanh kiệt quệ, tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi COVID-19, doanh nghiệp mất hợp đồng, mất dòng tiền, tương lai phía trước là tài chính suy kiệt, lực lượng lao động tan rã. Việc khôi phục lại sản xuất sẽ là bài toán nan giải, nguy cơ nhiều doanh nghiệp đóng cửa, việc làm không được khôi phục, an sinh xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
“Tuy nhiên, “trong nguy có cơ”, những quốc gia sớm kiểm soát được dịch bệnh, có hệ thống chính sách mới phù hợp với “điều kiện bình thường mới” thì doanh nghiệp sẽ chớp được cơ hội chiếm lĩnh các vị trí tốt hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Nguyễn Quang Vinh nhận định.
Thời gian qua, nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực từ miễn, giảm, giãn các khoản thuế, tiền thuê đất; cắt giảm thủ tục hành chính; hỗ trợ lãi suất,… liên tục được Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành ban hành để giúp cho các doanh nghiệp, người dân vượt qua những khó khăn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo đại diện VCCI, để cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục phục hồi, các chính sách hỗ trợ cũng cần đồng bộ và thống nhất để chính những chính sách này cộng hưởng sức mạnh. Trên phương diện kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh cũng phục vụ trực tiếp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội.
“Sự hỗ trợ phải quyết liệt, mạnh mẽ, liên tục, thông suốt, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, kịp thời, dễ tiếp cận; quy mô hỗ trợ phải tương xứng với ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Các điều kiện, tiêu chuẩn các gói hỗ trợ phải khả thi, cùng với đó các quy trình, thủ tục để hưởng hỗ trợ phải được đơn giản hóa tối đa. Đồng thời, cũng cần có cơ chế giám sát, kiểm tra sát sao việc thực hiện và chế tài xử lý để tránh lợi dụng, trục lợi chính sách”, ông Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh.
Đại diện doanh nghiệp, ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Tổng giám đốc T&M Forwarding cho biết, ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp vận tải và logistics “lao đao”. Sản lượng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics giảm đáng kể do tình hình kinh doanh của khách hàng gần như bị tê liệt. Trong khi đó, chi phí cho công tác phòng chống dịch tăng. Đặc biệt, giá cước tàu tăng cùng hàng loạt các phụ phí từ hãng tàu trở thành gánh nặng tài chính lên chi phí Logistics và áp lực nên doanh nghiệp dịch vụ logistics.
Đại diện doanh nghiệp kiến nghị, các điạ phương thống nhất quy định về phòng chống dịch trong hoạt động vận chuyển lưu thông hàng hoá và kiểm soát các lái xe. UBND tỉnh, thành phố nơi có các cửa khẩu quốc tế đường biển, đường hàng không phải ưu tiên phân “luồng xanh” cho vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, không để xảy ra tình trạng chậm trễ kết nối với các chuyến tàu, máy bay đã đặt lịch, hoặc nguyên liệu không đến kịp nhà máy gây đứt gãy sản xuất.
Cùng với đó, tình trạng ùn tắc ở một số cảng khu vực phía Nam vừa qua cho thấy, cần thay đổi quy trình thủ tục giám sát hải quan theo hướng thuận lợi hoá thương mại, cho phép các doanh nghiệp khai báo hải quan chung theo tỉnh, thành phố hoặc khu vực lớn hơn và đưa hàng về các địa điểm thông quan trong khu vực dưới sự giám sát của Hải quan như thông lệ của các nước Tây Âu – Bắc Mỹ sẽ làm giảm ùn tắc và quá tải cảng cửa ngõ và cũng là cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, doanh nghiệp kiến nghị giảm về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng… cùng với cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, triển khai gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi. Tiếp tục gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho doanh nghiệp, gia hạn đối với thời hạn tăng giá thuê đất phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Còn ông Trần Đức Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Triệu Sơn kiến nghị, doanh nghiệp cần có những chính sách vay vốn với ưu đãi thấp, được tiếp cận với các nguồn vay vốn dễ dàng hơn hiện tại để có vốn đầu tư ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh.
“Chúng tôi đề xuất, chính phủ có chính sách để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp thông qua việc hỗ trợ học phí, cấp học bổng cho sinh viên theo học nông nghiệp công nghệ cao hay chế biến nông sản. Đó sẽ là tiền đề cho ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới và tạo đào cho các doanh nghiệp Nông nghiệp phát triển khi có nguồn nhân lực chất lượng”, ông Trần Đức Minh cho hay.
Quyết sách kịp thời của Quốc hội
Ngay trước ngày khai mạc Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19.10.2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.
Cử tri và Nhân dân, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp, vui mừng khi quyết sách "còn thơm mùi mực", có hiệu lực ngay, đã góp thêm nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm hơn 2 tháng cuối năm chạy đua mở cửa lại nền kinh tế, phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Ảnh: Quang Khánh
Nghị quyết 406 là tin vui đối với cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân, bởi thể hiện sâu sắc sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tới những khó khăn của người dân và doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa, bằng hành động chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho người dân, doanh nghiệp do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và cụ thể hóa các giải pháp ứng phó với tình hình dịch Covid-19 theo tinh thần Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28.7.2021 của Quốc hội.
Tôi muốn nhấn mạnh sự nỗ lực của Nhà nước bởi dự thảo Nghị quyết này mới được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9. Trước đó, giữa tháng 8, các cơ quan của Quốc hội, mà "chủ công" là Ủy ban Tài chính - Ngân sách mới được tiếp cận Tờ trình của Chính phủ. Để kịp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã khẩn trương thực hiện các bước thẩm tra, giải trình, trao đổi, hoàn thiện nội dung Dự thảo Nghị quyết qua nhiều cuộc họp với các cơ quan của Chính phủ theo trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết số 30/2021/QH15 về thẩm quyền của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi thực hiện đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, trong đó có chính sách thuế trong thời gian đại dịch.
Các chính sách được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành tại Nghị quyết này là cố gắng lớn của Nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn toàn diện, tăng trưởng kinh tế cả năm dự kiến không đạt kế hoạch và ở mức thấp, khoảng 3%. Ngân sách Trung ương dự kiến hụt thu. Đời sống của đại bộ phận Nhân dân đặc biệt khó khăn. Các chính sách về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV.2021 đối với hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh; giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hóa và dịch vụ chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch, rồi miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ trong năm 2020, theo tính toán của Chính phủ, có thể làm giảm thu ngân sách hơn 21 nghìn tỷ đồng.
Một số chính sách thực chất là kéo dài chính sách đã áp dụng trong năm 2020 có hiệu quả tích cực, góp phần hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa tích tụ vốn để phục hồi và phát triển sản xuất. Kinh nghiệm của quốc tế cũng cho thấy, giải pháp gia hạn thời gian nộp thuế và giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là cách làm chủ yếu.
Một điều đặc biệt nữa trong Nghị quyết là Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ có biện pháp triển khai chính sách để người tiêu dùng được thụ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế giá trị gia tăng, sắc thuế gián thu, quy định tại Nghị quyết. Đồng thời tiếp tục rà soát, thực hiện các giải pháp theo thẩm quyền để hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức giảm chi phí đầu vào và nghiên cứu phương án hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên chi phí lao động, phương án sử dụng ngân sách cấp bù lãi suất tiền vay cho doanh nghiệp, tổ chức bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19 để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Cộng đồng doanh nghiệp, các hộ, cá nhân kinh doanh và người dân tin tưởng vào hiệu ứng tích cực, thiết thực, có tác dụng ngay của Nghị quyết 406, cùng với hiệu lực, hiệu quả của hệ thống các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động và doanh nghiệp đã ban hành trước đó (kể cả đối với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, kinh doanh thua lỗ), nền kinh tế nước ta sẽ dần phục hồi, đem lại sinh khí mới, tinh thần lạc quan để bước vào năm thứ 2 của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 với nhiều kỳ vọng mới.
'Cứu' doanh nghiệp, còn nhiều khoảng cách từ chính sách đến thực tế Trong 9 tháng năm 2021, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp vẫn mong các nhóm giải pháp hỗ trợ "tiền tươi thóc thật". Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu phát...