Đồng bằng Sông Cửu Long: Sạt lở tiếp tục diễn biến phức tạp
Những năm gần đây, tình hình sạt lở (SL) diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất (SX) của người dân miền Tây.
Để khắc phục hậu quả thiên tai, chính quyền các cấp trong khu vực (KV) đang ngày đêm nỗ lực khắc phục khó khăn, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó, bảo vệ người dân, hạn chế thiệt hại.
Tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, tình trạng sạt lở bờ sông (SLBS) đang diễn biến phức tạp; cụ thể, tại bờ sông Rạch Phụng An từ UBND xã An Mỹ đến Cầu Sập có đoạn SL dài hơn 200m, trước UBND xã An Mỹ và ở các cồn trên sông Hậu (cồn Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ; cồn An Tấn, An Công, xã An Lạc Tây…). UBND tỉnh Sóc Trăng đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh thường xuyên cập nhật, báo cáo diễn biến tình hình để theo dõi, chỉ đạo xử lý kịp thời. UBND huyện Kế Sách có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên – Môi trường (TN – MT) cắm biển cảnh báo, khoanh vùng khu vực SLBS nguy hiểm; tuyên truyền, phổ biến tình trạng SLBS, khu vực SL nguy hiểm và những nơi có nguy cơ SL, vận động người dân di dời đến nơi an toàn; sẵn sàng phương án huy động lực lượng, vật tư, phương tiện hỗ trợ bà con di dời và ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra…
Trước đó, cuối tháng 4-2021 tại huyện này từng xảy ra vụ SLBS ở ấp Phụng An (xã An Mỹ). Đoạn SL dài trên 40m, ăn sâu vào đất liền khoảng 10m, ảnh hưởng trực tiếp đến đoạn đê sông kết hợp với đường giao thông nông thôn.
Video đang HOT
Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng – Huỳnh Ngọc Nhã, biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt nên tình trạng SL vẫn tiếp tục xảy ra đối với các địa phương ven sông, ven biển, nhất là vào mùa mưa. Vì vậy, trước mắt, các địa phương nên sử dụng nguồn kinh phí phòng chống thiên tai khắc phục những điểm SL nhỏ để đảm bảo việc đi lại, SX của người dân. Riêng các điểm lớn cần nguồn kinh phí tỉnh hỗ trợ, ngành nông nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch cũng như phối hợp UBND các huyện tham mưu UBND tỉnh triển khai phương án khắc phục trong thời gian sớm nhất.
Tại An Giang, UBND tỉnh này đã thống nhất phương án khắc phục SL tại Km22 Đường tỉnh 946 (huyện Chợ Mới), cho phép Sở Giao thông – Vận tải (GTVT) tỉnh triển khai ngay công tác khắc phục SL theo quy định về công trình khẩn cấp, bằng cách gia cố, xếp rọ đá, thả bao tải cát lấp hố xoáy và thảm đá mái ta-luy dày 30cm. Dự kiến khoảng 3 tỷ đồng, từ nguồn kinh phí dự phòng và kinh phí khắc phục thiên tai của tỉnh.
UBND tỉnh An Giang giao Sở GTVT, Sở NN&PTNT, Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu – phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh khẩn trương tham mưu UBND tỉnh quyết định ban bố tình huống khẩn theo quy định. Trước đó, 7 giờ ngày 20-5 tại ấp Long Hòa, xã Long Điền B (huyện Chợ Mới) xảy ra vụ SL mặt Đường tỉnh 946, sụt xuống kênh sâu hơn 4m với chiều dài trên 40m và có nguy cơ lan rộng làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Tại Bạc Liêu, tình trạng SLBS, bờ biển trên địa bàn tiếp tục diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng. Cụ thể, đối với SLBS, tỉnh xác định 39 KV có tốc độ SL bờ từ 1 – 2m/năm, một số KV từ 0,3 – 0,5m/năm. ể chủ động xử lý, khắc phục tình trạng này, từ nay đến năm 2025, Bạc Liêu sẽ đầu tư và sớm hoàn thiện 27 dự án, công trình phòng chống SLBS, bờ biển, dự án di dân tái định cư và cải tạo, nâng cấp, sửa chữa hệ thống công trình giao thông.
Nhà sụp luôn xuống sông do sạt lở
Ngày 1-6, ông Hồ Thế Nhu, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long xác nhận, trên địa bàn xã cù lao An Bình vừa xảy ra vụ SL làm thiệt hại khoảng 4 tấn cá điêu hồng giống của người dân. Theo Phòng NN-PTNT huyện Long Hồ, do đất lở đè lên dây chằng nhấn chìm luôn bè nuôi cá. Hiện chính quyền địa phương đã yêu cầu những người nuôi cá bè di dời khỏi khu vực SL nguy hiểm. Trước đây, trên địa bàn xã cù lao này từng xảy ra nhiều vụ SL, gây thiệt hại cho người nuôi cá bè ở địa phương.
Tại Cần Thơ, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn huyện Phong Điền cho biết, ngày 22-5 tại xã Nhơn Ái xảy ra vụ SLBS làm nhiều tài sản, nhà cửa của người dân sụp xuống sông, tuy không xảy ra thương vong nhưng thiệt hại về tài sản trên 220 triệu đồng. Sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo huyện Phong Điền đã huy động lực lượng công an, dân quân tự vệ… giúp dân di dời tài sản khỏi khu vực. UBND huyện Phong Điền yêu cầu Phòng NN&PTNT phối hợp cùng các ban ngành liên quan, chính quyền địa phương khảo sát, thực hiện các biện pháp khắc phục SL, đảm bảo an toàn cho người dân. Bên cạnh đó, khẩn trương tham mưu UBND huyện hỗ trợ chi phí cho các hộ bị ảnh hưởng do SL khắc phục hậu quả theo quy định.
Sạt lở nghiêm trọng tại các địa phương ven sông Hậu
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Sóc Trăng nói riêng bắt đầu bước vào đầu mùa mưa.
Tình trạng sạt lở bờ sông, đê sông, đê cồn tại các địa phương ven sông Hậu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang xảy ra nghiêm trọng, với tần suất ngày càng nhiều hơn, gây thiệt hại nặng nề.
Một khu vực bờ bao bị sạt lở tại huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng).
Huyện Kế Sách là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng do tình trạng sạt lở ven sông. Trong những năm gần đây, sạt lở bờ sông đã xảy ra tại ấp Phụng An, xã An Mỹ. Đoạn sạt lở có chiều dài trên 40 mét, ăn sâu vào đất liền khoảng 10 mét, ảnh hưởng trực tiếp đến đoạn đê sông kết hợp với lộ giao thông nông thôn.
Theo bà Nguyễn Thị Liễu, người dân sinh sống tại khu vực sạt lở cho biết, sạt lở vừa gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân mà sự an toàn về tài sản của các hộ sống quanh chỗ sạt lở bị đe dọa. Chưa kể những lúc thủy triều lớn, nước gây ngập nhà cửa.
Ông Từ Quốc Hiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã An Mỹ cho biết, trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, tình hình sạt lở tại địa phương xảy ra nghiêm trọng. Trung bình mỗi năm đều có từ 15-20 đoạn bị sạt lở, quy mô sạt lở, cứ năm sau nhiều và nặng hơn năm trước. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã có 4 đoạn sạt lở, tổng chiều dài hơn 154 mét. Ngành chức năng và chính quyền địa phương đang khảo sát tìm hướng khắc phục sớm nhất để người dân an tâm trong việc đi lại, sinh hoạt.
Sạt lở ven sông Hậu tại Sóc Trăng ngày càng nghiêm trọng.
Ông Lê Hoàng Phong, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Kế Sách chia sẻ, tình hình sạt lở bờ sông, bờ kênh, đường giao thông, nhà cửa trên địa bàn huyện xảy ra ngày càng nhiều, nhất là khi có tác động mạnh của bão lũ, triều cường. Sạt lở gây hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng, các khu vực nhà sàn ở cặp bờ sông, làm mất đất, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Theo đó, từ năm 2015 đến nay, trung bình mỗi năm sạt lở chiều dài 2 km, sạt sâu vào lộ bê tông, vườn cây ăn trái từ 3-10 mét, diện tích đất bị sạt khoảng 1 ha/năm. Từ đầu năm đến nay, 13 đoạn bờ bao, lộ nông thôn bị sạt lở, tổng chiều dài 525 mét; 15 đoạn đê cồn sạt lở, tổng chiều dài 714 mét, ước tổng thiệt hại trên 7 tỷ đồng. Cứ sau mỗi lần có điểm sạt lở, địa phương đã huy động các lực lượng tại chỗ để cùng người dân thực hiện khắc phục tạm thời, đồng thời tiến hành gắn biển cảnh báo. Việc sạt lở ngày càng nghiêm trọng.
Huyện Cù Lao Dung là địa phương luôn chịu ảnh hưởng nặng của tình trạng sạt lở và triều cường. Trước mùa mưa bão năm nay, địa phương đã lên kế hoạch để chủ động ứng phó nhằm làm giảm thiệt hại do triều cường, sạt lở gây ra.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung, năm 2020, do triều cường, địa bàn huyện Cù Lao Dung có 13 điểm bị sạt lở tại các địa phương và trên tuyến đê bao Tả Hữu, ở các vị trí thuộc các ao nuôi thủy sản của người dân. Ước tổng thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng.
Sạt lở ven sông tại Sóc Trăng ngày càng nghiêm trọng, đe dọa đến tài sản, đời sống, sản xuất của người dân.
Ông Nguyễn Văn Đắc, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung cho biết, để chủ động ứng phó với thiên tai, nhất là trong việc phòng, chống ảnh hưởng của triều cường năm 2021, huyện Cù Lao Dung phối hợp Chi Cục Thủy lợi khảo sát 13 điểm sạt lở trên tuyến đê bao Tả Hữu thuộc các xã An Thạnh Đông, Đại Ân 1 dài hơn 760 mét; sửa chữa, nạo vét thông thoáng hai cống lớn của huyện phục vụ cho việc tiêu thoát nước tốt. Phòng Nông nghiệp đang đề nghị các xã rà soát các công trình thủy lợi công cộng xung yếu, xuống cấp để báo cáo lên Ủy ban nhân dân huyện, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm sớm có sự chuẩn bị các phương án hỗ trợ, xử lý trước đợt triều cường năm 2021.
Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng Phạm Tấn Đạo nhận định, tình hình sạt lở diễn biến hết sức phức tạp, tạo một số điểm nóng trên địa bàn các huyện như Kế Sách, Cù Lao Dung... Nguyên nhân sạt lở đến từ quá trình biến đổi khí hậu, thay đổi dòng chảy tại các con sông lớn, do các dòng sông thiếu phù sa và thiếu lưu lượng nước.
Ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng tiến hành kiểm tra, thống kê khu vực bị sạt lở tại huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng).
Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng chia sẻ thêm, hiện nay, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng diễn ra ngày càng phức tạp, cả về quy mô, lẫn phạm vi ảnh hưởng và xảy ra sạt lở bất cứ lúc nào.
Để khắc phục lâu dài sạt lở, ngành Nông nghiệp Sóc Trăng đã tham mưu đến Ủy ban nhân dân tỉnh có hướng dẫn đến các địa phương thống kê và cắm biển báo tại các điểm sạt lở trên địa bàn; khuyến cáo người dân không được chủ quan trước các diễn biến của tình trạng sạt lở ở trên khu vực của mình sinh sống, góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng, tránh. Quan trọng nhất, các địa phương khảo sát đánh giá tình hình thực tế việc sạt lở hiện nay để có những giải pháp căn cơ hơn, vừa ứng phó, vừa thuận thiên.
Cần khoảng 41.257 tỉ đồng xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sạt lở bờ sông, bờ biển đang là vấn nạn thiên tai quan trọng cần tập trung xử lý, khắc phục tại vùng BSCL. Hiện Bộ đang tổ chức thực hiện điều tra đánh giá hiện trạng và khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển vùng BSCL; hiện trạng dân cư tại...