Donald Trump sẽ gặp lãnh đạo cấp cao Apple, Google, Facebook
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã gửi lời mời gặp mặt tới lãnh đạo các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Tim Cook, Larry Page, Satya Nadella…
Đáp lại thư mời từ Văn phòng Tổng thống đắc cử Mỹ, nhiều nhân vật quyền lực trong giới công nghệ sẽ có cuộc gặp với Donald Trump vào thứ tư tuần này, 14/12.
Trong danh sách có CEO Tim Cook của Apple, CEO Alphabet – công ty mẹ của Google Larry Page hay CEO Microsoft Satya Nadella. Ngoài ra còn một loạt các lãnh đạo khác của Facebook, Intel, Cisco…
Donald Trump sẽ có cuộc gặp với nhiều lãnh đạo cấp cao trong ngành công nghệ.
Trong số những cái tên vắng mặt, đáng chú ý là Jack Dorsey, ông chủ Twitter, mạng xã hội mà Donald Trump đã sử dụng rất hiệu quả trong suốt chiến dịch tranh cử của mình.
Cuộc gặp nêu trên được đánh giá là đáng quan tâm và đầy bất ngờ, bởi phần lớn lãnh đạo các công ty công nghệ Mỹ thể hiện quan điểm phản đối Donald Trump trong cuộc bầu cử vừa qua. Vị tỷ phủ đã có một số phát biểu gây tranh cãi trong làng công nghệ, liên quan đến kiểm soát thông tin trên Internet.
Trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump đã hứa nếu làm Tổng thống ông sẽ có biện pháp buộc Apple sản xuất phần cứng ngay tại Mỹ, thay vì thuê nguồn lực nước ngoài gia công. Vị tỷ phú đề xuất mức thuế 35% với bất kỳ doanh nghiệp nào sản xuất hàng hóa ở nước ngoài, bao gồm cả Apple.
Cuối tháng 11, Trump tuyên bố cả Tim Cook và cựu CEO Microsoft Bill Gates đều đã gọi cho ông để thảo luận về nhiều vấn đề.
Bảo Anh
Theo VNE
Tại sao lính Google khoái làm việc cho Sundar Pichai?
Sundar Pichai vốn không phải người xa lạ với nhân viên Google. Trước khi được cất nhắc lên vị trí CEO, ông đã là một người nổi tiếng, được nhiều nhân viên dưới quyền nể phục.
Pichai giữ chức CEO Google tháng 8/2015. Trước đó, ông đã là nhà lãnh đạo rất có thế lực tại Google. Chính ông là người dẫn dắt bộ phận sản phẩm của hãng công nghệ này.
Video đang HOT
Pichai từng là lãnh đạo bộ phận sản phẩm Google.
Thành công lớn đầu tiên của Pichai là ra mắt thanh công cụ Google ở cái thời Microsoft vẫn làm mưa làm gió thị trường tìm kiếm web. Năm 2006 khi tất cả người dùng chỉ biết tới trình duyệt Internet Explorer của Microsoft thì Pichai đã có cú đáp trả ngoại mục: Google Toolbar. Thanh công cụ này cho phép các nhà sản xuất máy tính cài đặt trực tiếp lên PC và trình duyệt của hệ điều hành.
Pichai có nhiều ý tưởng sáng tạo giúp Google bứt phá ngoạn mục trên cơ đối thủ.
Sau đó, Pichai phụ trách nhóm phát triển trình duyệt Chrome. Những thành công ban đầu của ông đã biến Chrome thành trình duyệt phổ biến mà không gây thù chuốc oán với các hãng đối thủ. Pichai biết tận dụng các mối quan hệ hợp tác. Ông gây ấn tượng tốt đẹp với đối tác và chưa bao giờ làm họ phật lòng.
Trình duyệt Chrome là một sản phẩm của Pichai.
Pichai có mối quan hệ thân thiết với Larry Page, người sáng lập ra Google. Một số người còn gọi ông là "người phiên dịch" của Page, ngụ ý là ông nắm rõ tầm nhìn của nhà lãnh đạo và đủ khả năng thực thi chúng nhờ biết cách tận dụng sức mạnh của Google.
Pichai biết cách biến tầm nhìn lãnh đạo thành hiện thực.
Tuy Google có rất nhiều ban bệ và phòng ban nhưng Pichai luôn biết cách gắn kết các đơn vị này lại với nhau, điều mà không phải CEO nào cũng làm được.
Vị CEO này cũng nổi tiếng về tầm nhìn mở rộng với các ý tưởng rõ ràng về việc Google sẽ phát triển các dịch vụ như thế nào, cùng với việc xây dựng trí tuệ nhân tạo và công nghệ máy học để tăng tốc độ tìm kiếm web trên di động.
Pichai là người có tầm nhìn rộng mở.
Pichai có thói quen ngồi yên lặng trong cuộc họp, lắng nghe ý kiến tất cả mọi người rồi sau đó tổng kết lại và đưa ra ý tưởng thực thi nhất.
Pichai ngồi chà tranh vỉa hè tại Hà Nội với "cha đẻ" Flappy Bird Nguyễn Hà Đông.
Ông cũng nổi tiếng với trí nhớ siêu phàm, đặc biệt là với chữ số. Nhân viên Google đã nhiều lần được mục sở thị khả năng này tại các cuộc họp nội bộ.
Pichai nổi tiếng với trí nhớ siêu phàm ngay từ khi còn nhỏ.
Pichai là người ăn nói nhỏ nhẹ nhưng cách nghĩ và cách nói chuyện của ông rất dứt khoát.
Vị CEO này thuộc tuýp người coi trọng kết quả hơn là hư danh. Nhân viên Google từng truyền tai câu nói: "Ông ấy được tôn thờ ở Google. Tất cả mọi người, từ kỹ sư tới giám đốc sản phẩm và nhân viên kinh doanh, đều rất quý trọng ông".
Pichai luôn được các nhân viên Google yêu mến.
Một nhân viên Google từng viết: "Ông ấy (Pichai) có thể diễn đạt các ý tưởng phức tạp theo cách đơn giản nhất, đúng trọng tâm và đúng đối tượng. Kể cả khi có người hỏi ông các câu hỏi cắc cớ, câu trả lời của ông chưa bao giờ làm họ thất vọng".
Với những phẩm chất đáng mến trên, Pichai đã đạt mức xếp hạng 98% trên trang website việc làm Glassdoor. Thực tế, ông là một trong những CEO có mức xếp hạng cao nhất trên Glassdoor năm 2016.
Vị CEO Google được cộng đồng đánh giá rất cao.
Pichai đang quản lý một công ty rất lớn với số nhân sự khổng lồ. Alphabet, công ty mẹ của Google, hiện đang có khoảng 62.000 nhân viên trên toàn cầu nhưng phần lớn số này làm việc cho Google.
Pichai đang quản lý một số lượng nhân viên khổng lồ.
Với số nhân viên lớn như vậy, đương nhiên "mái nhà" Google không phải lúc nào cũng tràn ngập hoa hồng.
Chẳng hạn, một số nhân viên phàn nàn có quá nhiều yếu tố chính trị tại công ty và chất lượng làm việc tùy thuộc vào từng nhóm.
Một phàn nàn thường hay gặp phải đó là do Google quá lớn nên có tình trạng quá nhiều phòng ban khác nhau, dẫn tới loạn thông tin và phối hợp không hiệu quả.
Nói chung, sự hài lòng của nhân viên đã tăng đáng kể dưới thời Sundar Pichai .
Tuy nhiên, với những thế hệ nhân viên gia nhập Google sau khi Pichai lên chức CEO đều có chung nhận xét tích cực về công việc và tương lai công ty.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Sếp Google bí mật đổ tiền tấn sản xuất xe bay Larry Page bí mật đổ 100 triệu USD cho công ty startup của riêng mình, đồng thời rót vốn vào một công ty khác để sản xuất xe bay. Những dự án điên rồ tại Google có lẽ chưa đủ làm thỏa mãn vị đồng sáng lập Larry Page. Ảnh: Gadget. Larry Page, một trong 2 người đồng sáng lập Google (hiện là...