Donald Trump quá nguy hiểm, đánh vào điểm trọng yếu của Putin
Không chỉ tấn công Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng bước đánh vào điểm yếu nhất của nước Nga dưới thời Putin mà không cần nhiều công sức. Ông Trump thiết lập các mối quan hệ quốc tế theo suy nghĩ của một tỷ phú USD.
Dồn dập ra đòn bất ngờ
Trái với những đánh giá của báo chí Mỹ, tổng thống Donald Trump đã và đang âm thầm tung ra hàng loạt đòn tấn công không ngờ tới, nhắm vào nước Nga dưới thời tổng thống Vladimir Putin.
Chính quyền ông Donald Trump vừa quyết định áp dụng lệnh trừng phạt đối với Cục Phát triển Thiết bị (EDD), một đơn vị của quân đội Trung Quốc chuyên trách về vũ khí và thiết bị quân sự, vì thực hiện “một số giao dịch lớn” với công ty xuất khẩu vũ khí chính của Nga.
Các lệnh trừng phạt này liên quan đến việc Trung Quốc năm 2017 ký hợp đồng mua máy bay chiến đấu Su-35 và trong năm 2018 mua các thiết bị liên quan đến hệ thống phòng không S-400 từ Nga.
Theo lệnh trừng phạt, EDD sẽ bị cấm giao dịch trong hệ thống tài chính Mỹ, bị cấm giao dịch với các công ty và cá nhân người Mỹ…
Lệnh trừng phạt được cho là chủ yếu nhắm tới nước Nga. Nó khiến phía Nga phải chịu thêm nhiều chi phí phát sinh. Đó cũng là một thông điệp gửi tới những nước đang muốn mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, bao gồm cả đồng minh của Mỹ.
Trong năm 2017, Nga bán cho Trung Quốc số vũ khí trị giá cả chục tỷ USD. Và Nga là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ nhì thế giới, chỉ xếp sau Mỹ.
Gần đây, Mỹ cũng đẩy cuộc chiến năng lượng tại khu vực Trung Đông và châu Âu lên cao trào với việc gây áp lực để Saudi Arabia nâng sản lượng dầu bù đắp cho khối lượng dầu của Iran sau khi áp dụng cấm vận lên quốc gia này.
Mỹ rút khỏi thỏa thuận đa phương với Iran và trừng phạt kinh tế nước này khiến cho Tehran điêu đứng: xuất khẩu dầu tê liệt, đồng nội tệ giảm mạnh, thất nghiệp tăng cao. Trong khi đó, biến Nga thành đối thủ cạnh tranh với Iran trên thị trường dầu mỏ.
Trong vài tháng gần đây, sản lượng dầu của Nga tăng vọt khi xuất khẩu của Iran sụt giảm. Iran đã cáo buộc Saudi Arabia và Nga hợp tác để đẩy sản lượng dầu lên cao hơn nhằm đẩy giá xuống và làm tổn hại nền kinh tế của Iran. Theo báo cáo của IEA, trong tháng 8, doanh thu từ dầu khí của Nga đã tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái, lên khoảng 83 tỷ USD.
Video đang HOT
Lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan đến việc Trung Quốc năm 2017 ký hợp đồng mua máy bay chiến đấu Su-35 và trong năm 2018 mua các thiết bị liên quan đến hệ thốngphòng không S-400 từ Nga.
Từ quan hệ tay ba cùng chí hướng, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ rơi vào một cuộc chiến dầu mỏ mà nguyên nhân là từ lệnh trừng phạt của Mỹ lên Iran.
Cũng dưới áp lực của Mỹ, một số nước châu Âu đã tính tới phương án mua khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ, thay cho khí theo đường ống dẫn từ Nga. Đan Mạch vừa công bố kế hoạch tấn công vào thị trường năng lượng Đức bằng cách trung chuyển khí hóa lỏng. Đức cũng cam kết sẽ đưa ra quyết định vào cuối năm nay để xác định vị trí nhà ga đầu tiên của nước này nhận khí thiên nhiên hóa lỏng của Mỹ thông qua một hệ thống đường ống khác từ Đan Mạch.
Trước đó, Mỹ đã trừng phạt dự án dẫn khí đốt Nord Stream-2 của Nga hợp tác với 5 nước châu Âu.
Putin phản đòn
Trong hơn một thập kỷ qua, nước Nga dưới thời tổng thống Vladimir Putin phần nào lấy được vị thế của mình trên trường quốc tế dựa vào việc xuất khẩu dầu, khí đốt và vũ khí. Moscow có tiếng nói và gây áp lực lên châu Âu bất chấp nước Mỹ dưới thời ông Obama áp nhiều lệnh trừng phạt.
“Vũ khí” khí đốt và dầu khiến châu Âu lo ngại và cũng là cái mang lại cho nước Nga một nguồn tiền lớn, đảo bảo ổn định tài chính quốc gia, đặc biệt vào những năm đầu đầu thế kỷ 21, khi mà giá dầu tăng mạnh.
Cho tới thời điểm hiện tại, nước Nga vẫn đang cung cấp khoảng 50% khí đốt cho châu Âu và khu vực này luôn lo ngại mỗi khi mùa đông tới.
Tuy nhiên, dầu và khí cũng được xem là điểm yếu của nước Nga. Vì dựa quá nhiều vào dầu khí, nền kinh tế Nga thực sự kém đa dạng ở cả lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp.
Giá dầu tụt giảm trong giai đoạn 2014-2016 khiến nước Nga rơi vào tình rạng khó khăn tột cùng. Tới đầu 2016, giá dầu thô xuống mức thấp kỷ lục, khoảng 30 USD/thùng, khiến bộ trưởng tài chính Nga cảnh báo Quỹ dự trữ của Nga sẽ cạn kiệt tiền dự trữ. Đồng ruble của Nga xuống mức thấp kỷ lục: 70-80 ruble đổi 1 USD.
Ở thời điểm hiện tại, khi giá dầu WTI lên gần ngưỡng 70 USD/thùng (dầu Brent là trên 80 USD) thì việc Nga đẩy mạnh xuất khẩu để tăng năng lực tài chính quốc gia sẽ làm xấu quan hệ với Iran.
Trong một quyết định mới nhất trong cuộc họp tại Algieria, OPEC và Nga bác yêu cầu của ông Trump về tăng sản lượng. Quyết định này có thể khiến mối quan hệ của Nga tại Trung Đông tốt đẹp hơn và giá dầu có thể tăng tiếp.
Tuy nhiên, theo dự báo của OPEC nguồn cung dầu từ các nước ngoài OPEC sẽ tăng thêm 2,4 triệu thùng/ngày vào năm 2019, trong đó chủ yếu là nguồn cung tăng thêm từ Mỹ, trong khi nhu cầu dầu toàn cầu sẽ chỉ tăng thêm 1,5 triệu thùng/ngày.
Điều đó có nghĩa những dự báo giá dầu lên 100 USD/thùng có thể khó xảy ra.
Mỹ đang có lợi thế rất lớn về dầu khí đá phiến. Nếu như trước đây, giá thành của dầu khí đá phiến được ước tính ở mức khoảng 70 USD/thùng thì trong vài năm gần đây, sau cú sốc giá dầu giảm giai đoạn 2014-2016, các doanh nghiệp khai thác dầu khí đá phiến của Mỹ đã có công nghệ sản xuất dầu với giá thấp hơn khá nhiều.
Mặc dù trong lời kêu gọi Saudi Arabia và Nga tăng sản lượng, ông Trump có vẻ khá lo lắng. Nhưng trên thực tế, với tiềm năng dầu khí đá phiến, Mỹ có thể dễ dàng vượt qua Nga và Saudi Arabia để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Sản lượng dầu của Mỹ gần đây gia tăng rất nhanh, hiện khoảng 11 triệu thùng/ngày. Nó cho phép Mỹ giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ khu vực nhiều bất ổn Trung Đông.
Từ 2017, ngành dầu khí của Mỹ hồi phục mạnh. Ông Donald Trump cũng đã tuyên bố mở ra một kỷ nguyên “năng lượng Mỹ thống trị” với cam kết thúc đẩy thông qua nới lỏng các quy chế giám sát về khai thác dầu ngoài khai.
Trong khi Trung Quốc đang lao đao về thương mại vối Mỹ thì Nga dưới thời ông Putin cũng có thể gặp bất lợi với ông Donald Trump ngay ở lĩnh vực mạnh nhất: dầu khí và vũ khí.
M. Hà
Theo VNN
Trung Quốc thách thức vị trí cường quốc quân sự của Nga
Nga ngày nay và Liên Xô trước đây luôn sở hữu một lực lượng quân sự vượt trội và nhanh chóng trở thành đối thủ ngang hàng với Mỹ. Tuy nhiên, Moscow dường như đang bị Trung Quốc "vượt mặt" trong lĩnh vực này.
Quân đội Nga diễu binh tại Quảng trường Đỏ ở Moscow (Ảnh: Reuters)
Nga hiện vẫn được xem là một trong số các cường quốc về quân sự trên thế giới với khả năng tác chiến điện tử mạnh mẽ, vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất thế giới, uy lực vượt trội của các lực lượng khí tài và binh sĩ cũng như năng lực an ninh mạng đáng gờm.
Tuy vậy, theo Business Insider, hiện không còn ai nói Nga là mối đe dọa quân sự hàng đầu đối với Mỹ. Thay vào đó, cái tên thế chỗ của Nga là Trung Quốc.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã đưa ra một Chiến lược An ninh Quốc gia mới, trong đó xếp Trung Quốc và Nga là các mối đe dọa chiến lược chính, thay vì chủ nghĩa khủng bố hay biến đổi khí hậu. Trung Quốc được đặt lên trước và được đề cập nhiều hơn Nga trong báo cáo chiến lược của Mỹ.
Trước đây, Trung Quốc thường mua và cải tiến các hệ thống vũ khí chủ chốt của Nga. Điều này cho phép Trung Quốc có nền tảng mạnh mẽ để bắt đầu xây dựng lực lượng quân sự của nước này trở thành lực lượng mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên hiện tại, Bắc Kinh có thể nói đã vượt Moscow nếu xét về các cuộc chiến công nghệ cao.
Theo cây bút Alex Lockie, chính Trung Quốc, chứ không phải Nga, là nước đầu tiên phá vỡ sự thống trị của Mỹ trong việc chế tạo máy bay tàng hình bằng sự ra đời của máy bay Chengdu J-20. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã có những bước tiến vượt bậc về phần mềm và máy tính, cho phép nước này sử dụng công nghệ máy tính lượng tử và trí tuệ nhân tạo tại những khu vực nguy hiểm.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc (Ảnh: EPA)
Trung Quốc cũng chế tạo một loạt tên lửa mới và trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ. Bắc Kinh trước đây từng mua một tàu sân bay đã qua sử dụng của Liên Xô để sử dụng làm tàu huấn luyện. Hiện tại, Trung Quốc đã lên kế hoạch đóng thêm ít nhất 3 tàu sân bay nữa để tăng cường năng lực của hải quân.
Trong khi đó, Nga vẫn phải "xếp xó" tàu sân bay Kuznetsov duy nhất của nước này để chờ đại tu tới năm 2022. Thậm chí trước khi được nâng cấp, tàu sân bay này cũng không thể hoạt động nếu không có tàu hỗ trợ bên cạnh.
Sức mạnh quân sự của Nga được cho là đang bị đình trệ. Nga tuyên bố thế hệ vũ khí hạt nhân mới nhất của nước này có thể đánh lừa hoặc vượt qua tất cả hệ thống phòng thủ tên lửa hiện thời của Mỹ. Tuy nhiên, ngược lại, ngay cả tên lửa hạt nhân Minuteman III trực chiến từ những năm 1970 cũng có thể đánh bại hệ thống phòng không của Nga.
Trong những năm gần đây, Nga vẫn phát triển thêm các khí tài quân sự mới để nâng cao năng lực tác chiến. Moscow đã "trình làng" máy bay chiến đấu Su-57 - máy bay tàng hình được cho là có thể đánh bại "chim sắt" tối tân F-35 và F-22 của Mỹ. Tuy vậy, quân đội Nga được cho là không đủ khả năng tài chính để đặt mua nhiều hơn 12 chiếc Su-57 để trang bị cho các đơn vị. Trong khi đó, xe tăng T-14 Armanta của Nga, vốn được xem là sát thủ xe tăng của NATO, nhiều khả năng cũng không được sản xuất hàng loạt. Nguyên nhân giải thích cho sự hạn chế này là do nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn, bắt nguồn từ giá dầu giảm cũng như các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây trong những năm gần đây.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Ông Trump thể hiện lập trường cứng rắn với Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc "Nước Mỹ sẽ không còn dung dưỡng cho những lạm dụng thương mại nữa", đó là phát biểu mới nhất của ông Trump. Tổng thống Donald Trump đã bảo vệ các cuộc đụng độ thương mại của chính quyền vào hôm thứ Ba, nói với các nhà lãnh đạo thế giới rằng Hoa Kỳ sẽ hành động theo "lợi ích quốc gia" của...