Donald Trump chưa từng nhượng bộ Nga
Cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khả năng mở ra cơ hội bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Nhưng hiện tại, dường như chính quyền của ông Trump chưa có ý định nhượng bộ Nga.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp mặt Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov trong chuyến thăm của ông này tới Washington khiến giới chuyên gia đặt ra câu hỏi: “Liệu ông Trump có phải là con rối của điện Kremlin?” Nguyên nhân là do Tổng thống Mỹ đã bất ngờ cho sa thải Giám đốc FBI James Comey. Trong khi đó, ông Comey là người nhiều lần nhắc tới việc Mỹ cần tiếp tục điều tra trước cáo buộc Nga can thiệp và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm ngoái. Câu hỏi thứ hai của giới chuyên gia là việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đích thân tiếp đón ông Lavrov có phải là “phần thưởng” dành cho Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên gặp mặt Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov.
Chia sẻ với tạp chí National Interest, Giáo sư nghiên cứu an ninh quốc gia tại Đại học Chiến tranh hải quân Mỹ, ông Nikolas K. Gvosdev nhận định, thực tế, chính quyền của ông Trump chưa từng đưa ra bất cứ quyết định nào mang tính nhượng bộ đối với chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thậm chí, Mỹ còn tăng cường điều động quân đội tham gia vào các lực lượng của NATO cũng như củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa ở các nước vùng Baltic. Hồi tháng trước, Mỹ còn bất ngờ cho phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào một căn cứ không quân của quân chính phủ Syria dù Washington biết rõ Moscow đang ủng hộ quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo ông Gvosdev, không ai có thể phủ nhận vai trò của Nga trên thế giới do đó, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp mặt Bộ trưởng Lavrov không được xem là “phần thưởng” cho Moscow. Nói cách khác, cuộc gặp của ông Trump với Bộ trưởng Nga chỉ nhằm thể hiện Washington có “phong thái ứng xử tốt”. Đây cũng là cơ hội để giới chức hai nước bàn thảo về những căng thẳng hiện nay ở Trung Đông cũng như trên bán đảo Triều Tiên thậm chí là tình hình chiến sự ở Ukraine. Ngay cả cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng từng thừa nhận các mối quan hệ giữa Washington và Moscow là không thể bị trì hoãn.
Video đang HOT
Tầm quan trọng của Nga trên thế giới đã được thể hiện trong nhiều sự kiện lớn trong những tuần gần đây. Cụ thể, Tổng thống Nga Putin đã tham dự những buổi họp quan trọng với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoan. Trong cuộc họp tại thành phố Astana, Nga cùng với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã xây dựng kế hoạch thiết lập “vùng hạ nhiệt căng thẳng” ở Syria. Ngay cả tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng nhấn mạnh việc nhờ Nga giúp đỡ mở đường cho một cuộc đối thoại với Triều Tiên.
Ông Gvosdev cho rằng thông điệp mà Bộ trưởng Lavrov mang tới Washington cũng giống như những gì mà ông này từng nói với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong chuyến thăm tới Moscow. Cụ thể, trong tất cả các cuộc xung đột mà Nga đang can thiệp, điện Kremlin sẵn sàng đối thoại với Mỹ. Do đó, mọi hy vọng hợp tác với Nga giờ phụ thuộc vào việc Mỹ có sẵn lòng thiết lập cũng như chấp nhận các thỏa hiệp. Nhưng trên thực tế, Tổng thống Trump và các cố vấn Mỹ dường như chưa có ý định mặc cả bất cứ vấn đề gì với Nga.
Hiện tại, giới truyền thông Mỹ tỏ ra lo lắng cho mối quan hệ giữa Washington và Moscow khi mà ông Lavrov tới thăm Mỹ đúng thời điểm Giám đốc FBI Comey bị sa thải. Ngay cả khi chuyến thăm của ông Lavrov tới Washington đã được lên lịch từ trước nhưng sự ra đi của ông Comey cũng đã phần nào gây khó khăn cho tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Nga và Mỹ. Và phép thử đầu tiên cho tham vọng bình thường hóa quan hệ giữa Moscow – Washington chính là việc liệu Mỹ có thể hợp tác với Nga – Thổ Nhĩ Kỳ – Iran để biến các vùng an toàn ở Syria có hiệu lực. Trong khi đó, Mỹ cũng cho biết quốc gia này sẽ tăng cường hỗ trợ cho lực lượng quân sự người Kurd trong cuộc chiến chống lại lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Syria. Tuyên bố của Mỹ khiến Thổ Nhĩ Kỳ vô cùng tức giận bởi lâu nay, Ankara luôn coi lực lượng người Kurd là khủng bố.
Cũng theo ông Gvosdev, sau chuyến thăm tới Washington, có 2 khả năng ông Lavrov sẽ làm khi quay trở về Moscow. Thứ nhất, ông Lavrov có thể khuyên Tổng thống Putin cho ông Trump thêm thời gian để hạ nhiệt căng thẳng giữa Nga – Mỹ đồng thời nối lại các vòng đàm phán. Thứ hai, ông Lavrov sẽ đưa ra lời khẳng định quan hệ Nga – Mỹ không thể quay trở lại bình thường. Do đó, Nga sẽ vẫn thi hành chính sách của mình ở khu vực Trung Đông, Viễn Đông và Đông Âu bất chấp khả năng phải đối đầu với phương Tây.
Không ai có thể phủ nhận là giữa Nga và Mỹ đang tồn tại những điểm bất đồng lớn liên quan tới những vấn đề nóng hiện nay. Song theo ông Gvosdev, Mỹ vẫn cần đàm phán với Nga để tìm ra những điểm chung giữa hai nước. Còn nếu quyết không nhượng bộ, Mỹ cần cân nhắc kỹ những ảnh hưởng liên quan tới lợi ích của quốc gia này khi không bắt tay Nga.
(Theo Infonet)
Lý do ông Trump công du Ả Rập Saudi đầu tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến thăm Israel, Vatican và Ả Rập Saudi vào cuối tháng này trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên.
Thông tin trên do 2 quan chức Washington cấp cao xác nhận với đài ABC News hôm 4-5. Ông Trump cũng lên kế hoạch tham dự cuộc họp của NATO tại Brussels - Bỉ và hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Sicily - Ý.
Theo một quan chức Mỹ, ông Trump lựa chọn công du Ả Rập Saudi đầu tiên là có chủ ý: "Ả Rập Saudi lưu giữ 2 thánh địa Hồi giáo. Chúng tôi nghĩ điều này rất quan trọng vì những gì Tổng thống muốn làm là giải quyết cùng một vấn đề mà nhiều nhà lãnh đạo trong thế giới Hồi giáo mong đợi".
Quan chức Mỹ (giấu tên) giải thích với Reuters rằng Washington muốn nhóm họp một số nhà lãnh đạo từ các quốc gia có đa số người Hồi giáo sinh sống tại Ả Rập Saudi - được biết đến là cái nôi của đạo Hồi. "Đó là nơi tốt nhất để bắt đầu và thảo luận về vấn đề lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt ngày nay: Hồi giáo cực đoan" - vị quan chức lập luận.
Chuyến thăm Ả Rập Saudi với tư cách Tổng thống của ông Trump đi lệch ra khỏi khuôn mẫu so với 5 người tiền nhiệm. Các đời Tổng thống Barack Obama, Bill Clinton và George H. W. Bush đều lựa chọn láng giềng Canada làm nơi thực hiện chuyến công du đầu tiên, trong khi hai ông George W. Bush và Ronald Reagan cũng lựa chọn một nước láng giềng khác là Mexico.
Hôm 4-5, ông Trump trở lại quê hương của mình - TP New York - lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức tổng thống (ngày 20-1) và được... người biểu tình "chào đón". Đám đông tụ tập trên đường để phản đối các chính sách của ông chủ Nhà Trắng khi đoàn xe chở tổng thống Mỹ đến khu vực Bảo tàng Intrepid (USS Intrepid là một tàu sân bay hiện đã ngừng hoạt động) thuộc quận Manhattan để gặp Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull.
Trong số những người biểu tình có cả thành viên của Hiệp hội Điều dưỡng bang New York. Họ hô vang: "Chúng ta muốn gì? Chăm sóc sức khoẻ! Khi nào chúng ta muốn? Ngay bây giờ!" khi đoàn xe chở ông Trump đi qua.
Người biểu tình đón ông Trump ở quê nhà hôm 4-5. Ảnh: REUTERS
Hồi tuần trước, Quốc hội Mỹ bỏ phiếu về việc hoàn trả 61 triệu USD cho New York cùng một số thành phố khác. Số tiền này bao gồm chi phí an ninh dành cho ông Trump và gia đình (21 triệu USD) trong giai đoạn chuyển giao quyền lực cộng thêm 300.000 USD/ngày sau quá trình chuyển giao.
Kết thúc cuộc gặp với Thủ tướng Turnbull, ông Trump dự kiến tới CLB golf ở Bedminster, bang New Jersey vào cuối tuần này.
(Theo Người Lao Động)
Tổng thống Donald Trump có thắng lợi chính trị quan trọng 6 tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thất bại với kế hoạch cải tổ ngành y tế của mình, Hạ viện Mỹ đã giúp ông có được thắng lợi trên chính trường Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: CNN Trong ngày thứ Năm, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu chấp thuận thay thế phần lớn Đạo luật Y tế...