Đòn trừng phạt của Mỹ phát huy tác dụng, cả Huawei và ZTE phải giảm tốc độ lắp đặt trạm 5G
Không chỉ phải thay thế các linh kiện Mỹ, Huawei và ZTE còn phải đối mặt với nhu cầu sụt giảm từ các nhà mạng viễn thông Trung Quốc.
Theo các nguồn tin của Nikkei Asian Review, hai nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất của Trung Quốc, Huawei và ZTE, đều đang giảm tốc độ lắp đặt các trạm thu phát sóng 5G tại quốc gia này. Đây là một dấu hiệu cho thấy các nỗ lực trừng phạt từ Washington lên tham vọng công nghệ của Bắc Kinh đã bắt đầu có hiệu quả.
Theo Nikkei, vào tháng Sáu vừa qua, cả Huawei và ZTE đều yêu cầu các nhà cung cấp của mình giảm tốc độ xuất xưởng các sản phẩm nhất định liên quan đến các trạm phát sóng 5G.
Khi đó, các công ty Trung Quốc có thể thiết kế lại sản phẩm và thay đổi một số thiết bị nhằm loại bỏ càng nhiều sản phẩm từ Mỹ càng tốt. Đây cũng là một phần trong kế hoạch “Phi Mỹ hóa” của Trung Quốc sau khi chính quyền tổng thống Trump siết chặt các lệnh kiểm soát xuất khẩu đối với Huawei.
Động thái của hai hãng sản xuất thiết bị viễn thông nội địa này còn trùng khớp với sự thận trọng của các nhà mạng Trung Quốc đối với việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng mạng 5G, do sự không chắc chắn trong lợi nhuận thu về, bất chấp các kỳ vọng lạc quan vào khả năng sinh lợi từ công nghệ mạng không dây mới này.
“ Chúng tôi được yêu cầu giảm tốc độ xuất xưởng trong tháng Sáu, và việc xuất xưởng gần như dừng lại hoàn toàn trong tháng Bảy.” Giám đốc một nhà cung cấp linh kiện cho ZTE nói với Nikkei. “ Chúng tôi phải tiến hành kiểm tra xác thực lại các sản phẩm của mình do khách hàng thay đổi thiết kế của họ quá nhiều và chúng tôi không biết chính xác khi nào khách hàng sẽ yêu cầu chúng tôi xuất xưởng bình thường trở lại.”
Tương tự như vậy, giám đốc một nhà cung cấp linh kiện cho Huawei cũng nói với Nikkei rằng, Huawei đã thay đổi một số thiết kế và thay thế các thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất, làm chậm lại tốc độ lắp đặt trạm thu phát sóng 5G. Không chỉ giảm tốc độ xuất xưởng, ngay cả số lượng đơn đặt hàng cũng bị giảm mạnh so với nhu cầu tích trữ vào đầu năm nay của công ty.
Video đang HOT
Hôm qua, Bộ Thương mại Mỹ đã cập nhật thêm một số quy tắc mới trong các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ của mình nhằm thắt chặt hơn nữa nguồn cung chip cho Huawei. Các quy định mới càng làm Huawei khó khăn hơn trong việc tìm nguồn cung cấp, ngay cả khi mua các chip tiêu chuẩn có sẵn trên thị trường cũng như mua linh kiện từ các công ty không phải của Mỹ.
Huawei đã bắt đầu tích trữ các linh kiện quan trọng trong năm nay, đặc biệt các linh kiện cần thiết cho mảng kinh doanh thiết bị viễn thông của họ. Tuy nhiên, các nguồn tin từ những nhà cung cấp của họ cho biết, họ nhận thấy nhu cầu hàng tồn kho không còn mạnh mẽ như nửa đầu năm nay, ngay cả khi chính phủ Mỹ đang siết chặt hơn nữa gọng kềm của mình vào các tập đoàn công nghệ Trung Quốc.
Việc Huawei và ZTE không đảm bảo được nguồn cung chip và linh kiện thiết yếu cho thiết bị viễn thông của mình cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ triển khai mạng 5G của các nhà mạng Trung Quốc, do cả 2 công ty này đều là đối tác cung cấp thiết bị chính cho họ.
Không những thế, cho dù mạng 5G đã được triển khai từ đầu năm nay tại Trung Quốc, việc doanh thu không tăng cao như kỳ vọng cũng như chi phí đầu tư lớn đang khiến các nhà mạng Trung Quốc đồng loạt giảm tốc độ lắp đặt trạm thu phát sóng mới.
Trung Quốc sẽ trừng phạt Apple, Qualcomm, Cisco... để đáp trả Mỹ
Sau khi chính phủ Mỹ gia hạn lệnh trừng phạt nhằm vào Huawei và chỉ cho công ty này thêm 120 ngày để mua chip từ các công ty nước ngoài, phía Trung Quốc cũng sẵn sàng đưa ra biện pháp đáp trả.
Thêm 120 ngày để Huawei mua chip từ các công ty nước ngoài
Ngày 13/5 vừa qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia hạn lệnh cấm đối với Huawei thêm một năm, kéo dài đến tháng 5/2021, cấm các công ty Mỹ thực hiện giao dịch, mua bán sản phẩm với Huawei.
Lệnh cấm này được chính phủ Mỹ ban hành lần đầu tiên vào tháng 5 năm ngoái, đưa Huawei, ZTE và nhiều công ty khác của Trung Quốc vào "danh sách đen", với các cáo buộc đe dọa an ninh quốc gia.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng trở nên căng thẳng (Ảnh minh họa)
Các quan chức Mỹ cho biết, họ nhận ra rằng lệnh cấm được ban hành vào năm ngoái chưa đủ mạnh đối với Huawei. Do đó, trong quyết định mới, chính phủ Mỹ đã cấm các hãng sản xuất chip và chất bán dẫn bên ngoài Trung Quốc đại lục (nhưng đang sử dụng phần mềm và công nghệ của Mỹ) bán sản phẩm hoặc hợp tác với Huawei, ngoại trừ trường hợp được chính phủ Mỹ cấp phép.
Lệnh cấm này có thể ngăn chặn việc TSMC, công ty của Đài Loan, tiếp tục sản xuất chip theo đơn đặt hàng của Huawei. Hiện các thiết bị di động của Huawei đang sử dụng chip do chính Huawei thiết kế, nhưng lại do TSMC sản xuất. Do vậy, lệnh cấm mới của chính phủ Mỹ có thể khiến Huawei gặp không ít khó khăn trên thị trường di động khi không còn nguồn cung chip từ TSMC.
Như vậy, Huawei vẫn có thời hạn 4 tháng kể từ ngày 15/5, trước khi lệnh cấm mới có hiệu lực để tích góp đủ số lượng chip di động cần thiết, cũng như tìm ra nguồn cung thay thế TSMC.
TSMC là nhà sản xuất chip lớn thứ 3 thế giới, cung cấp chip cho Apple, Qualcomm... Trong đó, Huawei là khách hàng lớn thứ 2 của hãng này.
Trung Quốc sẽ trừng phạt Apple, Qualcomm, Cisco... để đáp trả
Tờ Thời báo Hoàn Cầu, dẫn lời một nguồn tin thân cận với chính phủ Trung Quốc, cho biết nước này đã sẵn sàng thực hiện một loạt các biện pháp để đáp trả lại lệnh trừng phạt mới của chính phủ Mỹ nhằm vào Huawei, bao gồm đưa các công ty của Mỹ vào danh sách "những thực thể không đáng tin cậy" để đưa ra các cuộc điều tra, hoặc áp đặt nhiều hạn chế hơn với các công ty này tại thị trường Trung Quốc.
"Trung Quốc sẽ có các biện pháp đối phó mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi của chính mình, nếu Mỹ cấm các nhà cung cấp chip thiết yếu, bao gồm TSMC có trụ sở tại Đài Loan, bán chip cho Huawei", nguồn tin của Thời báo Hoàn Cầu cho biết.
Nhiều hãng công nghệ lớn của Mỹ có thể gặp khó khăn khi bị chính phủ Trung Quốc trừng phạt
Những công ty Mỹ đang lọt vào tầm ngắm của chính phủ Trung Quốc có thể kể đến Apple, Qualcomm, Cisco, Boeing... Đây đều là những công ty đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc.
Theo các nhà phân tích, sự biện pháp trừng phạt nhằm vào các công ty lớn của Mỹ sẽ là một "đòn đau" và gây ra nhiều thiệt hại cho các công ty này. Lý do là hiện tại Trung Quốc vẫn đang là thị trường công nghệ lớn nhất thế giới và nếu các công ty Mỹ không thể bán được sản phẩm thì sẽ mất một nguồn doanh thu lớn; thậm chí, nhiều công ty có thể lâm vào khủng hoảng.
Chẳng hạn như Apple, tính riêng trong quý 1/2020, thị trường Trung Quốc đóng góp tới 14,8% tổng doanh thu của công ty, dù Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến nhu cầu sụt giảm. Bên cạnh đó, Trung Quốc là khu vực chính sản xuất các sản phẩm của Apple, nên nếu bị chính phủ Trung Quốc gây khó dễ, Apple cũng sẽ gặp không ít bất lợi.
Không chỉ các công ty lớn mà cả những công ty nhỏ tại Mỹ cũng đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc. Do đó, nếu bị đưa vào danh sách "không đáng tin cậy" thì các công ty này sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Tuy nhiên, bà Wendy Cutler, cựu trưởng đoàn đàm phán thương mại Mỹ - Trung cho rằng, việc Trung Quốc áp dụng các biện pháp trả đũa nhằm vào các công ty Mỹ có thể gây ra "hiệu ứng ngược", khi đẩy nhanh hơn nữa quá trình các công ty Mỹ chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm dần sự phụ thuộc vào quốc gia này.
Ấn Độ không cho Huawei và ZTE tham gia kế hoạch triển khai mạng 5G Cuộc đụng độ biên giới đẫm máu cách đây hai tháng dường như đã khép lại mọi cánh cửa cơ hội dành cho các công ty công nghệ Trung Quốc ở Ấn Độ. Huawei Technologies và ZTE Corp được cho là sẽ nằm ngoài kế hoạch triển khai mạng 5G của Ấn Độ trong thời gian tới, khi tình trạng mối quan hệ...