Đơn nghỉ phép 2 dòng của nhân viên Gen Z khiến sếp sững người
“Chào sếp, tôi sẽ nghỉ phép vào ngày 8/11. Tạm biệt”, email chỉ vỏn vẹn 2 dòng của nam nhân viên, khiến vị sếp người Ấn Độ không nói nên lời.
Mới đây, mạng xã hội X xuất hiện ảnh chụp màn hình đoạn email xin nghỉ phép của một nhân viên, với nội dung khiến dân mạng tranh cãi.
Chủ nhân bài viết, ông Siddharth Shah (quốc tịch Ấn Độ), cho biết email trên được gửi từ một nhân viên Gen Z (những người được sinh ra trong khoảng từ năm 1997 đến năm 2012).
Trong email, nhân viên này trình bày ngắn gọn tiêu đề “nghỉ phép ngày 8/11″ và nội dung là “chào Siddharth Shah. Tôi sẽ nghỉ phép hôm 8/11/2024. Tạm biệt”. Bức email khiến ông Siddharth Shah bị sốc. Ông đã chụp màn hình và đăng tải lên mạng xã hội.
Nhanh chóng, bài viết thu hút hơn 2,6 triệu lượt xem và hàng chục nghìn lượt tương tác. Nhiều cư dân mạng tranh cãi về cách báo phép của nhân viên Gen Z nói trên và thực trạng giao tiếp nơi công sở giữa nhân viên với sếp trong thời đại hiện nay.
Không ít người bênh vực cho nhân sự Gen Z và cho rằng cần bình thường hóa việc xin nghỉ phép một cách ngắn gọn. Bởi nghỉ phép là quyền lợi của người lao động, không cần trình bày quá rườm rà.
Tuy nhiên, ở quan điểm ngược lại, nhiều người chỉ trích rằng thế hệ trẻ ngày nay đang “thổi phồng” văn hóa làm việc thiếu kỷ luật, rồi than thở bản thân không có cơ hội phát triển.
“Nếu tôi gửi email như thế này cho cấp trên, chắc chắn tôi sẽ bị gọi lên phòng nhân sự để làm việc về hành động của tôi”, một tài khoản mạng xã hội bình luận.
Một người quản lý cũng tỏ vẻ đồng cảm với ông Siddharth. Quản lý này kể trải nghiệm tương tự: “Một nhân viên Gen Z của tôi cũng đột nhiên tuyên bố nghỉ phép 1 tuần. Mặc dù tôi cố gắng giải thích dự án mà nhóm phụ trách đang rất quan trọng đối với công ty, nhưng nhân viên ấy vẫn không để tâm. Nguyên nhân mà người này xin nghỉ phép là do mới chia tay người yêu, cần lên núi để quên đi nỗi buồn đó”.
Video đang HOT
Không ít cư dân mạng cũng chung quan điểm, nếu nhân sự không thể viết một email xin nghỉ phép trang trọng thì có thể sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để hỗ trợ.
Theo báo cáo của Google Trends, cụm từ “email xin nghỉ việc của nhân viên Gen Z” đã trở thành một trong những thuật ngữ được tìm kiếm nhiều nhất tại Ấn Độ, với hơn 20.000 lượt. Sự gia tăng bất ngờ này phản ánh sự tò mò của dư luận về phong cách giao tiếp “độc, dị” tại nơi làm việc của các nhân sự Gen Z.
Đi ăn tiệc cuối năm của công ty, chàng trai trúng giải độc đắc: Không làm mà vẫn có ăn, nghỉ phép 1 năm lương vẫn nhận đều tay
Món quà đặc biệt đến mức, anh Lâm còn ngỡ mình bị sa thải.
Nếu bên cạnh bạn có kiểu người rất thích tham gia tiệc tùng, nhưng lại không bao giờ chủ động mời, tốt nhất tránh xa gấp kẻo mang hoạ vào thân Mệt mỏi vì quá nhiều tiệc tùng sau giờ làm: Làm sao để từ chối đồng nghiệp nhưng không mích lòng? Tiệc cuối năm: Người vui vẻ, kẻ lạc lõng
Món quà là 1 năm nghỉ việc...
Một chàng trai họ Lâm đến từ Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc trúng giải đặc biệt với phần quà "365 ngày nghỉ có lương" tại cuộc họp thường niên của công ty. Thông tin về món quà có một không hai này đã được lan truyền rộng rãi trên mạng.
Vào ngày 26 tháng 1 năm 2022, một công ty truyền thông ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông đã tổ chức cuộc họp thường niên. Trong buổi bốc thăm, anh Lâm đã trúng giải đặc biệt - "kỳ nghỉ có lương 365 ngày".
Người phụ trách của công ty chia sẻ với truyền thông rằng nhân viên đã làm việc chăm chỉ trong thời gian dịch bệnh. Để ghi nhận những sự đóng góp này, ban lãnh đạo quyết định tạo ra những phần quà đặc biệt.
Ban đầu, khi nhận được giải thưởng, anh Lâm thậm chí nghĩ mình đã bị sa thải. Phần quà quá lớn khiến anh và các đồng nghiệp không thể tin vào mắt mình.
Sau khi xác nhận tính xác thực của giải thưởng, anh Lâm không giấu được niềm vui sướng, những người có mặt đã vỗ tay chúc mừng "chàng trai may mắn" này. Ngoài giải thưởng đặc biệt, công ty còn chuẩn bị các phần quà đặc biệt khác nhau như một tháng lương, các sản phẩm điện tử...
Hình minh họa. Ảnh: Sohu
Ngay sau đó, anh Lâm nhận được cuộc gọi từ giám đốc, hỏi anh có muốn nghỉ đủ 365 ngày có lương hay muốn nhận 200.000 tệ (khoảng 685 triệu đồng). Ban lãnh đạo còn hứa nếu tiếp tục đi làm, anh sẽ không bị áp giờ làm việc hành chính như những nhân viên khác mà có thể đến công ty bất kỳ khi nào. Sau một lúc suy nghĩ, chàng trai may mắn đã chọn cách thứ hai.
Với số tiền thưởng nhận được, anh Lâm trích 10.000 tệ cho một quỹ từ thiện, ủng hộ trẻ em vùng cao dịp Tết nguyên đán. Số tiền còn lại, chàng trai 30 tuổi nói rằng, anh biếu bố mẹ ăn Tết, còn lại sẽ mua sắm một số vật dụng thiết yếu và gửi tiết kiệm.
Xôn xao công ty thưởng tết 60 tháng lương
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều tin đồn xoay quanh việc "gã khổng lồ" vận tải container Evergreen của sẽ thưởng Tết nhân viên 60 tháng lương. Truyền thông Đài Loan (Trung Quốc) hôm qua (30/12) đã đưa tin về mức thưởng năm nay của công ty này, tuy không "khủng" như lời đồn nhưng cũng phá vỡ chính kỷ lục của Evergreen Marine năm ngoái.
Theo Taipei Times, hầu hết người lao động được thưởng cuối năm từ 10-45 tháng lương còn những nhân viên có thành tích xuất sắc sẽ được nhận 52 tháng lương.
Dựa trên mức lương cơ bản hàng tháng từ 40.000 - 50.000 Đài tệ (~30-38 triệu đồng), một nhân viên có thể "bỏ túi" 2 triệu Đài tệ (hơn 1,5 tỷ đồng) thưởng Tết. Tất nhiên với những người có cống hiến vượt bậc, con số này còn lớn hơn rất nhiều.
Năm ngoái nhân viên Evergreen Marine nhận thưởng 35 - 40 tháng lương tùy theo hiệu suất làm việc và thâm niên. Điều này đồng nghĩa với việc trong 2 năm, người lao động có thể nhận thưởng Tết lên tới 92 tháng lương. Đó là chưa kể khoản thưởng giữa năm cũng lớn không kém của công ty vận tải này.
Trước đó, doanh nghiệp này từng có mức thưởng Tết khá "hậu hĩnh" là 10 tháng lương vào năm 2020. Theo thông lệ, Evergreen Marine luôn thưởng tiền cho nhân viên trước Tết Dương lịch. Với mức thưởng Tết lớn đến khó tin như vậy, "gã khổng lồ" vận tải đã được nhiều cư dân mạng phong danh hiệu "công ty nhà người ta".
Evergreen Marine chi tiền mạnh tay thưởng cho nhân viên. Ảnh: Sina
Thưởng tiền mặt "xưa" rồi, phát thưởng bằng xe hạng sang BMW mới xứng tầm
Ngoài phần thưởng độc đáo trên, các công ty khác cũng có những món quà độc lạ không kém.
Năm 2021, một doanh nghiệp của Yên Đài, Trung Quốc đã cho xuất kho 28 chiếc xe hơi được cho là hiện vật thưởng tết trong năm nay, bao gồm cả những chiếc xe hạng sang như BMW, gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi trên nền tảng mạng xã hội.
Theo một số phương tiện truyền thông đưa tin, Chủ tịch Wahaha (công ty nước giải khát lớn nhất Trung Quốc) Tông Khánh Hậu đã xuất hiện tại một sự kiện, trong một cuộc phỏng vấn, ông nói rằng sự phát triển của Wahaha trong năm 2021 là tương đối ổn định.
Với mức tăng trưởng hàng năm là 17% và công ty cũng đã dành ra hơn 600 triệu nhân dân tệ (tương đương 2,1 nghìn tỷ đồng) tiền thưởng để chuẩn bị cho nhân viên.
Tiền thưởng cuối năm cho nhân viên hàng năm của Tencent cũng là tâm điểm đáng chú ý. Vào tối ngày 21/1, Tencent đã đưa ra thông báo cho biết họ có kế hoạch cấp tổng cộng 8.004.807 cổ phiếu thưởng cho không dưới 22.800 nhân viên.
Theo một báo cáo gần đây được công bố bởi một kênh thông tin tuyển dụng, mức thưởng cuối năm trung bình cho công chức, viên chức trên toàn Trung Quốc vào năm 2021 sẽ là 10,227 nhân dân tệ (35,8 triệu đồng), tăng 30,7% so với mức 7,826 nhân dân tệ (27,4 triệu đồng) vào năm 2020. Nhưng gần 70% công chức, viên chức có thể sẽ không nhận được tiền thưởng cuối năm.
Ôn thi cùng con trai nghiện game, ông bố bất ngờ đỗ đại học Anh Lưu Kiến Ba (SN 1977, Thanh Hải, Trung Quốc) bất ngờ trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội khi trở thành thí sinh đặc biệt trong kỳ thi đại học 2024. Năm 1993, trong kỳ thi tuyển sinh đại học, anh Ba đạt 530 điểm, lọt danh sách những người có điểm thi đại học cao nhất Thanh Hải. Dù...