Đón mẹ già từ quê lên phụng dưỡng được 2 ngày thì “mất tích” nhưng thái độ bình thản của vợ mới khiến tôi ghê sợ
Vừa lao ra khỏi nhà tôi vừa khóc, chẳng lẽ trên đời đàn ông cứ phải chọn chỉ có mẹ hoặc vợ thôi sao?…
Hồi còn yêu nhau, vợ tôi nhiều lần hỏi “Nếu mẹ và em rơi xuống biển thì anh cứu ai?”. Câu hỏi này vốn đã quá nhàm chán, tính tôi cũng không thích ai lôi mẹ mình ra so sánh nên thường tìm cách lảng sang chuyện khác. Tôi biết dù trả lời thế nào thì kết quả cũng không vui lắm, và cô ấy thì trách móc “Anh không thương yêu em”.
Sau khi kết hôn thì vợ không hợp tính mẹ tôi cho lắm, cũng may là chúng tôi thuê nhà ở thành phố còn mẹ ở quê nên cũng chưa xảy ra mâu thuẫn gì quá nghiêm trọng. Bố mẹ tôi khá dễ tính, thi thoảng về quê những dịp giỗ Tết không ai bắt vợ tôi phải nấu nướng hay dọn dẹp cỗ bàn, nhưng vợ tôi vẫn tự giác phụ giúp nên họ hàng đều gật gù khen.
Tuy nhiên từ lúc sinh con trai đầu lòng xong thì tính tình vợ tôi khác hẳn. Mẹ tôi khăn gói lên chăm con dâu ở cữ, thay cho bà ngoại ở quá xa lại mắc bệnh khớp. Bà chỉ định ở 2 tháng, nhưng cuối cùng vì vợ tôi cãi cọ với bà quá nhiều nên mới 3 tuần bà đã âm thầm về quê. Tôi rất buồn phiền nhưng cũng chẳng biết nên bênh vợ hay bênh mẹ.
Mỗi sáng mẹ tôi đều dậy sớm nấu ăn, hôm thì bún hôm thì cháo, vợ chồng tôi quen ăn ngoài nên toàn bảo bà xuống chợ ở gần chung cư mua cho nhanh. Nhưng mẹ tôi không thích đường sá trên này, bà kêu xe cộ đông quá chóng mặt, lại bụi bặm, giá cả thì đắt, nên tôi đành tự đi siêu thị rồi mang đồ về cho bà nấu 3 bữa.
(Ảnh minh họa)
Vợ tôi chê bà nấu bún thịt cà chua quá nhạt nhẽo, cơm cũng chẳng có gì ngon do bà nấu đơn giản, không bằng cơm gọi ship ngoài hàng. Mẹ tôi nhẹ nhàng nói rằng bà toàn nấu món tốt cho cô ấy có thêm sữa, nhưng có hôm tôi đi làm vắng nhà cô ấy đã đổ thẳng thức ăn mẹ tôi nấu vào sọt rác. Bà nằm trong phòng khóc nhưng lại giấu chuyện sợ tôi buồn, cuối cùng chính vợ tôi lại tự kể ra khiến chúng tôi cãi nhau một trận ầm ĩ. Cô ấy còn chê mẹ tôi ở bẩn, dọn dẹp nhà không sạch, không cho bà bế cháu vì sợ “tính nhà quê” của bà ảnh hưởng đến con, sợ bà chăm cháu theo lối cổ hủ.
Mẹ tôi cứ âm thầm chịu đựng cho đến một hôm tôi đi làm về thấy nhà cửa vắng lặng như tờ. Vợ tôi buông mỗi câu gọn lỏn: “Bà về quê rồi, ở thành phố bà không thích!” . Tôi gọi điện cho mẹ, bà nghẹn ngào nói 2 vợ chồng cố gắng tự chăm con, bà phải về quê với đàn lợn đàn gà…
Video đang HOT
Mấy tháng trước bố tôi mất, mẹ tôi cũng đổ bệnh. Cô dì ở quê nói sức khỏe bà đã quá yếu, nhà có mỗi đứa con trai là tôi nên sau một đêm suy nghĩ tôi quyết định sẽ đón mẹ lên để phụng dưỡng. Vợ chồng tôi ở nhà thuê nhưng nhà cũng rộng rãi, có thêm bà là thêm áp lực kinh tế nhưng tôi sẽ cố gắng làm thêm việc khác để có thu nhập lo cho cả gia đình. Chúng tôi đều đã có công việc ổn định, khoản tích cóp bấy lâu cũng sắp đủ để mua một căn chung cư be bé.
Tôi bàn với vợ chuyện đón mẹ lên sống cùng, vợ giãy nảy lên không chịu. Tôi cố gắng nhẫn nhịn nói rằng mẹ chẳng còn sống được bao lâu nữa, tôi muốn báo hiếu cho bà được an nhàn. Vợ tôi giận dữ bỏ vào phòng, còn tôi im lặng chuẩn bị hôm sau về quê. Đồ đạc của mẹ cũng chỉ có vài bộ quần áo, đưa bà lên đến nơi thì con trai tôi mừng vui vô cùng, riêng vợ tôi chẳng chào hỏi nửa câu, đến bữa cơm cô ấy bỏ ra ngoài đi ăn với bạn.
Tôi bảo con trai dọn sang ngủ với bố mẹ, để dành phòng cho bà, nó rất vui vẻ nghe lời. Đến tối về tôi thấy thái độ vợ khá lạ, cô ấy bỗng nhiệt tình hỏi thăm mẹ tôi, còn bảo tôi yên tâm đi làm để cô ấy tìm người giúp việc chăm bà. Trong lòng tôi cảm giác có gì đó không ổn, nhưng có lẽ vợ tôi sẽ không bao giờ làm tổn hại đến bà.
Tuy nhiên, 2 hôm sau đi làm về tôi không thấy mẹ đâu. Hốt hoảng đi tìm, mẹ tôi có quen biết ai đâu, đang ốm bệnh cũng đi đâu được? Vội hỏi vợ thì cô ấy bình thản lạ thường, thông báo một chuyện khiến tôi sốc nặng. Hóa ra cô ấy đã tự ý đưa mẹ tôi vào viện dưỡng lão, gọi người đến đưa mẹ tôi đi không hề nói năng gì với tôi!
Cha mẹ lúc trẻ bớt 'yêu' con, về già được tự do, hạnh phúc
Sự việc cô con gái ở Long An đánh đập mẹ già xôn xao báo chí mấy ngày qua chắc chắn là một hành vi đáng lên án cả về góc độ luật pháp lẫn đạo đức.
Tuy nhiên, tôi cho rằng câu chuyện này cũng đặt ra một vấn đề khác trong văn hóa gia đình Việt.
Lâu nay, người Việt luôn sống theo lối suy nghĩ "trẻ cậy cha, già cậy con", tức là khi còn nhỏ, đứa con sẽ phải trông đợi vào sự chăm sóc của cha mẹ, còn khi cha mẹ về già, sẽ phải nhờ cậy đến sự phụng dưỡng của các con.
Mặc dù, xã hội đã thay đổi rất nhiều, không ít quan điểm đã bị đào thải vì không còn phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội hiện đại. Nhưng quan điểm này vẫn còn khá nặng nề trong xã hội ta, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
Việc người con trai không sống chung với bố mẹ để phụng dưỡng tuổi già vẫn bị coi là chuyện khó hiểu, đặc biệt là khi người con đó lại đang sống gần bố mẹ.
Không ít cặp vợ chồng trẻ ngày nay tâm sự rằng, họ khá "đau đầu" với chuyện phải xin phép bố mẹ chồng cho ra ở riêng. Câu chuyện lẽ ra là quyền tự do cá nhân của một người trưởng thành bỗng dưng trở thành câu chuyện đạo đức, hiếu thuận.
Nếu như ở phương Tây, các bậc cha mẹ coi việc một đứa trẻ 18 tuổi dọn ra sống riêng là chuyện hoàn toàn bình thường, thì ở một số nước Á Đông, nhiều "đứa trẻ" 18 tuổi vẫn được bố mẹ lo từng bữa ăn, giấc ngủ.
Thậm chí, nhiều phụ huynh phương Tây còn không hề giấu giếm chuyện mong chờ con mình đủ 18 tuổi để "đuổi" ra khỏi nhà, để họ có thể sống một cuộc đời tự do và thảnh thơi. Ở những nền văn hóa đặc biệt đề cao tính tự lập, những người trưởng thành vẫn sống cùng bố mẹ thậm chí còn bị kỳ thị bởi bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi có một người bạn người Mỹ, năm nay đã gần 70 tuổi. Ông có 2 người con gái với người vợ cũ đã ly hôn. Khi còn trai trẻ, ông là lao động tự do và từng làm đủ các công việc chân tay để có tiền duy trì cuộc sống ở quốc gia phát triển nhất thế giới này.
Rất may, ông có bảo hiểm để lo cho mình những năm tháng cuối đời. Nhưng chi phí ở Mỹ quá đắt đỏ, ông bảo sẽ phải sống khá chật vật với số tiền lương hưu đó. Vì thế, ông đi đến một quyết định táo bạo ở tuổi thất thập: bán nhà và toàn bộ tài sản ở Mỹ để đi du lịch khắp thế giới.
Ông nói, quyết định này vừa cho ông cơ hội được trải nghiệm những vùng đất mà ông chưa từng đặt chân tới khi còn trẻ, lại vừa giúp ông có một cuộc sống đỡ chật vật hơn ở Mỹ.
Có lẽ để giải đáp cho thắc mắc mà tôi đang đặt ra trong đầu mà không tiện nói ra, ông bảo: "Hai con gái sẵn sàng hỗ trợ tài chính để tôi tiếp tục sống ổn định ở Mỹ nhưng tôi không muốn làm như vậy. Tôi không muốn phiền tới chúng".
Chọn cách sống này đã 3-4 năm nay, mỗi lúc tôi hỏi thăm lại thấy ông đang ở một đất nước khác nhau. Ông vừa đi vừa xin làm một số công việc nhẹ nhàng ở nước bản địa để kiếm tiền trang trải sinh hoạt phí. Thỉnh thoảng, ông lại về Mỹ để thăm con cháu.
Có thể, nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Trong điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam, nhiều ông bố bà mẹ là lao động tự do, không có lương hưu, họ sẽ sống bằng gì khi về già?
Theo tôi, thực ra, cha mẹ Việt có rất nhiều cơ hội để tích lũy tài sản cho tuổi già, nhưng chính họ đã tước bỏ nó.
Khi con bước vào bậc đại học, thay vì đẩy con ra đường để đi làm thêm kiếm tiền tiêu vặt, hay cho con vay nợ tiền học phí, thì cha mẹ Việt vẫn tiếp tục "bao cấp" toàn bộ chi phí ăn học 4-5 năm đại học, thậm chí là cả các bậc học cao hơn nếu con có khả năng.
Khi con tốt nghiệp, cha mẹ lại tiếp tục tài trợ nốt cho con chiếc xe máy để con có phương tiện đi làm cho bằng bạn bằng bè. Nhiều đứa trẻ to xác sống chung cùng bố mẹ mà không hề có trách nhiệm đóng góp các khoản sinh hoạt phí cho bản thân. Đến khi lập gia đình, phụ huynh nào cũng lại lo chạy đôn chạy đáo mua cho con căn nhà, mảnh đất, hoặc chí ít cũng đóng góp đến phân nửa số tiền "an cư lập nghiệp" ấy.
Rồi đến khi chúng sinh con, ông bà nào cũng khăn gói lên thành phố bế cháu nội, cháu ngoại cho con yên tâm xây dựng sự nghiệp.
Từng ấy thời gian và tiền bạc, nếu cha mẹ biết sống cho riêng mình nhiều hơn, họ sẽ có một khoản tích góp không hề nhỏ để lo cho cuộc sống lúc về già.
Nhưng với suy nghĩ lối mòn lâu nay, họ dốc hết lòng dạ cho con cái, rồi đến khi về già lại trông mong vào sự hiếu thuận của chúng, chẳng phải là một lựa chọn mạo hiểm và đầy phụ thuộc hay sao?
Hiếu thuận không phải là sống chung cùng nhau suốt đời, hay ở cạnh nhau mỗi ngày về mặt địa lý. Hiếu thuận là khi đứa con luôn nghĩ đến niềm vui, sức khỏe của cha mẹ dù chúng có ở đâu đi chăng nữa.
Và việc của mỗi ông bố bà mẹ chúng ta phải chăng chính là thả sợi dây diều để đứa trẻ của mình được bay tự do hết khả năng mà chúng có. Đừng quàng vào chúng thứ trách nhiệm xưa cũ, khiến chúng phải bay luẩn quẩn quanh mình.
Để làm được điều đó, các bậc cha mẹ làm ơn hãy bớt "yêu" con ngay khi chúng đã đủ tuổi để tự lo cho mình.
Chồng mới mất 7 ngày mà em trai chồng đã đề nghị một chuyện khiến tôi bàng hoàng Cậu ta bảo chồng tôi mất rồi, mẹ chồng còn mỗi người con trai là cậu ta nên cậu ta phải về ở với bà. Tôi và chồng gặp nhau khi tôi đã 40 tuổi, còn anh hơn tôi 3 tuổi. Cuộc đời tôi từng trải qua nhiều sóng gió và sự phản bội khi còn trẻ. Vì thế lúc gặp được chồng,...