Dọn kho của bà nội, phát hiện kho báu cực dị
Củ cải muối là đặc sản Trung Quốc, nổi tiếng với vị ngọt, dai, giòn, giàu dinh dưỡng. Đặc biệt thời gian muối càng dài, giá trị càng lớn. Củ cải muối đạt 20 năm được xem như kho báu, 1 cân có giá khoảng 20.000 tệ (khoảng 70 triệu đồng).
Kho báu lạ lùng của bà nội.
Mới đây, một cư dân mạng Trung Quốc chia sẻ câu chuyện tìm thấy kho báu kỳ lạ của bà nội trên mạng xã hội, gây xôn xao dư luận.
Theo thông tin đăng tải, gia đình anh vốn làm nghề nông nhiều thế hệ, duy trì đến hết đời ông bà anh mới dứt. Sau, công nghiệp phát triển, dịch vụ cũng nhiều hơn, con cháu phấn đấu học hành, thành gia lập nghiệp đều ở trên thành phố, ít về quê.
Cách đây không lâu, bà nội anh qua đời. Trong lúc dọn dẹp lại nhà kho của bà, gia đình anh phát hiện, bên trong nhà kho chất đầy chum, vại, tất cả đều nặng và được bịt kín. Số lượng lên đến vài trăm, thậm chí cả ngàn chum như thế.
Tò mò không biết bên trong có gì, anh quyết định mở một chum ra xem. Hóa ra, bên trong tất cả đều là củ cải muối bà nội ướp sẵn cho mọi người trong gia đình ăn. Những hũ củ cải muối này đều đã có niên đại từ 20 – 25 năm, cực kỳ quý giá.
Video đang HOT
“Mở chum ra, mùi củ cải muối đặc trưng xông vào mũi, thực sự vô cùng cuốn hút. Kỹ thuật ướp củ cải, muối củ cải của bà ngoại thực sự rất tốt, khiến đời sau bội phục”, người này nói.
Được biết, củ cải muối là đặc sản Trung Quốc, nổi tiếng với vị ngọt, dai, giòn, giàu dinh dưỡng. Đặc biệt thời gian muối càng dài, giá trị càng lớn. Củ cải muối đạt 20 năm, 1 cân có giá khoảng 20.000 tệ (khoảng 70 triệu đồng).
Chính vì vậy, sau khi chàng trai chia sẻ câu chuyện về kho báu của bà nội, đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Đa số mọi người đều cho rằng, chàng trai và gia đình vô cùng may mắn, chỉ dọn nhà kho cho bà nội mà cũng có thể phát tài.
Theo kienthuc.net.vn
Người dân Đắk Nông đổ xô vào rừng thu hoạch quả dứa to như trái mít
Những ngày nắng nóng, nhiều hộ đồng bào Thái, Dao, Nùng... trên địa bàn tỉnh Đắk Nông rất chuộng uống nước nấu từ quả dứa rừng để giải nhiệt cơ thể.
Mặc dù không có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng loại quả này được đồng bào xem là vị thuốc quý của núi rừng vì nó có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, giúp chữa nhiều bệnh khác nhau.
Dứa rừng hay còn gọi là dứa dại, dứa gỗ, dứa gai. Tên khoa học là Pandanus tectorius Sol, thuộc họ dứa Pandanaceae. Cây mọc hoang ở bờ suối, những nơi sình trũng, cao từ 1 - 2m. Lá dài, có gai cực kỳ sắc như gai trên mắt dứa. Quả dứa rừng to, màu xanh, khi chín đổi màu vàng.
Theo khoa học nghiên cứu, trong cây dứa rừng có chứa nhiều dược chất khác nhau như: lá chứa 70% tinh dầu Methyl ether của phenylethyl alcohol, resveratrol.
Hoa nở chứa 0,1 - 0,3% tinh dầu. Quả và rễ chứa benzyl benzoate, benzyl salicylate, benzyl acetate, benzyl alcohol, silymarin, geraniol, linalool, linalyl acetate, bromostyren, guaiaco,l phenylethyl alcohol và aldehyd...
Theo Đông y, đọt, lá, rễ, quả của cây dứa rừng đều có thể dùng làm thuốc. Trong đó, quả dứa có vị ngọt, tính mát; có tác dụng ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị, tiêu đàm, mát gan, giải độc, thải sỏi, tiểu đường... Nước dứa hỗ trợ điều trị cảm nắng, say nắng, giúp thần kinh êm dịu.
Dứa rừng được ngâm rưụ cùng một số dược liệu khác để bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ trị kiết lỵ, tiêu đờm, sỏi thận...
Gia đình bà Bùi Thị Minh, dân tộc Thái ở thôn 1, xã Đắk Som (Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) là một trong những hộ thường săn tìm dứa rừng. Theo bà Minh, mùa dứa rừng trên địa bàn tỉnh thường bắt đầu sau Tết Nguyên đán, khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 âm lịch.
Trước đây, dứa mọc hoang và không mấy ai để ý, nhưng những năm gần đây, nhiều người dân tìm mua dứa rừng để chữa bệnh nên gia đình bà còn bán quả dứa rừng tươi, khô và sản phẩm đã ngâm rưụ thuốc.
Dứa rừng sau khi hái về được vệ sinh thật sạch phần bụi phấn màu trắng bên ngoài vỏ, tách từng mắt nhỏ ra rồi đem phơi khô, sao vàng. Lúc này, sản phẩm có thể được ngâm rưụ hoặc nấu nước uống.
Riêng quả dứa rừng tươi khi người dân có nhu cầu mua sẽ được bán với giá 30.000 đồng/kg.
Dứa rừng được tách từng múi rồi phơi khô, bảo quản dùng quanh năm.
Khác với các loại dứa thường, dứa rừng có cấu trúc từng múi bên trong. Trọng lượng của dứa rừng thường từ 0,6 - 1,5kg/trái. Dứa rừng được hái tốt nhất khi quả già, mắt nứt, vỏ sậm màu và cứng.
Quả dứa rừng non, xanh thì dược tính thấp. Nếu để quả chín quá thì khó phơi khô do lượng axit chua dễ lên men và lượng nước cao trong múi dứa gây ẩm, nhanh mốc.
Dứa rừng tươi, đặc biệt dứa chín thường được nấu nước uống thay cho nước trà. Dứa chín có mùi thơm nhẹ, vị ngọt nên nước nấu ra rất ngon, dễ uống. Những khi vào mùa dứa, đồng bào săn tìm được nhiều sẽ đem tách múi, phơi khô, để dành dùng dần.
Theo Báo Đắk Nông
Xá bấu củ cải Sóc Trăng được làm như thế nào? Xá bấu (củ cải muối) là món ăn nổi tiếng ở Sóc Trăng. Hãy cùng phóng viên trải nghiệm nghề làm xá bấu ở đây như thế nào nhé! Theo vtv