Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi
Với tính đặc thù và sự khan hiếm nên giá ươi luôn ‘nhảy múa’ theo mùa vụ. Giá cao khiến ngày càng đông người vào rừng săn ươi, dẫn đến tình trạng khai thác theo kiểu tận diệt, đốn hạ cây ươi để lấy quả, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên ở H.Bù Đăng ( Bình Phước).
Thu nhập cao từ quả ươi
Một người dân ở xã Đồng Nai, H.Bù Đăng (Bình Phước) cho hay với mức thu nhập của ngày công lao động trung bình hiện khoảng 400.000 – 500.000 đồng/ngày, thì thua khá xa so với vào rừng săn ươi. “Quả ươi bay (tức ươi chín rụng xuống đất – PV) cho thu nhập rất cao, có thể kiếm tiền triệu, thậm chí 2 – 3 triệu đồng/ngày. Chính vì thế, người dân sinh sống quanh các cánh rừng phòng hộ Bù Đăng, rừng Nam Cát Tiên rủ nhau vào rừng săn ươi như đi trẩy hội”, người này nói.
Một cây ươi cao to đã bị đốn hạ để lấy quả. Ảnh Lê Bình
Mới đây, PV Thanh Niên đến Nhà máy thủy điện Đăk Kar để tiếp xúc với những người đi săn ươi trở về. Tại bãi đất trống gần nhà máy có cột một sợi dây cáp để những người đi săn ươi đu xuống sông rồi đi vào rừng tìm ươi… Chờ được một lúc thì có hai người đàn ông ngoài 40 tuổi đu dây cáp theo lối mòn lên tới bãi đất trống, trên tay mỗi người xách một túi nặng khoảng 10 kg. Qua chào hỏi, hai người này cho biết vừa đi săn ươi bay từ sáng sớm giờ đang trên đường về nhà. Ông Nguyễn Văn Đoàn (48 tuổi, ngụ H.Bù Đăng) tâm sự: “Hai anh em tôi sinh sống chủ yếu bằng nghề đi rừng, chuyên đi săn lộc trời trong các cánh rừng phòng hộ. Đến mùa nào đi mùa đó, vào mùa hoa thì đi tìm mật ong, mùa ươi thì đi săn ươi bay. Nghề đi rừng cũng hên xui, ngày gặp may thì kiếm được vài ba triệu, ngày ít thì được vài trăm, cũng có ngày về tay không. Vất vả lắm chẳng sung sướng gì đâu”.
Một cây ươi cổ thụ cao gần 40 m bị cắt trơ trụi cành để lấy quả. Ảnh Lê Bình
Ông Đoàn cho biết thêm riêng việc săn ươi bay thì ông có kinh nghiệm lâu năm, mỗi mùa kiếm ít nhất được từ 20 – 30 triệu đồng. “Trong khoảng 1 tháng thì ươi chín rộ, nhưng do tay chân hơi yếu nên không thể leo lên cây rung hay bẻ cành như những người khác, mà tôi chỉ chọn những cây chín rụng để nhặt quả bay. Do thường xuyên vào rừng nên từng ngóc ngách trong rừng tôi nhớ rõ. Khu nào ươi có nhiều quả, tôi đều nhớ, việc này cũng khá thuận lợi so với những người mới hoặc ít vào rừng. Trung bình mỗi ngày tôi nhặt được trên dưới 5 kg ươi bay, với giá cả như hiện nay thì cho thu nhập hơn 2 triệu đồng/ngày”, ông Đoàn chia sẻ.
Cây ươi bị đốn hạ giữa rừng. Ảnh Lê Bình
Đốn hạ vô tội vạ
Trong những ngày ươi vào vụ, ở khu chợ Đồng Nai (thuộc xã Đồng Nai, H.Bù Đăng), cứ vào buổi sáng sớm lại nhộn nhịp hẳn lên bởi đoàn người săn ươi. Xe gắn máy xếp hàng dài dọc hai bên đường, chủ yếu của những người chuẩn bị lương thực cho ngày mới vào rừng săn ươi.
Cây ươi “chảy máu”
Chúng tôi có mặt tại rừng phòng hộ Bù Đăng để ghi nhận “bãi chiến trường” mà những người săn ươi để lại. Trên con đường thảm nhựa từ UBND xã Đồng Nai, chúng tôi qua chốt kiểm lâm địa bàn xã Đồng Nai – Phước Sơn (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), rồi theo con đường đất dài khoảng 2 km là đến khu vực rừng đệm. Ngay bìa rừng có vô số lối mòn để vào rừng săn ươi. Chạy theo một lối mòn khoảng 300 m, chúng tôi bắt gặp rất nhiều cây ươi cổ thụ còn nguyên vẹn do những cây này không có quả. Đến một khu vực khá rậm rạp, chúng tôi phải dừng xe, lội bộ theo dấu vết mà những người săn ươi để lại.
Ươi xanh được khai thác theo cách cắt tỉa cành hoặc đốn hạ nguyên cây. Ảnh Lê Bình
Đi bộ khoảng 100 m, chúng tôi phát hiện trước mặt có một cây ươi cổ thụ cao khoảng 40 m, đường kính gần hai người ôm, phía dưới cành to, cành nhỏ nằm la liệt. Cành và lá bị tỉa, chặt trụi, chỉ còn mỗi thân cây đứng trơ trọi giữa rừng, xung quanh cây còn nguyên hai hàng đinh 10, đóng từ gốc lên đến ngọn để người săn ươi trèo lên chặt cành. Theo một người săn ươi, đặc tính của cây ươi chỉ mọc thẳng đứng, da cây nhẵn, trơn trượt không có chỗ bám để leo. Chính vì thế, người săn ươi đóng đinh hoặc cột cành ngang thân từng đoạn để làm bàn đạp leo lên tới ngọn.
Một cây ươi bị đốn hạ có đường kính hơn 70 cm, thân cao khoảng 30 m. Ảnh Lê Bình
Tiếp tục đi vào rừng, chúng tôi phát hiện có nhiều cây ươi khác không những bị chặt cành mà còn bị đốn hạ nằm ngổn ngang. Cứ mỗi cây ươi bị đốn hạ thì kéo theo hàng chục cây ươi con cùng nhiều cây rừng khác gãy đổ. Việc làm này không chỉ tàn sát cây ươi mà còn phá vỡ hệ sinh thái của rừng tự nhiên.
Cây ươi cổ thụ hơn 100 năm tuổi bị cắt trụi cành. Ảnh Lê Bình
Lần khác, cũng xuất phát từ chốt kiểm lâm địa bàn xã Đồng Nai – Phước Sơn, chúng tôi theo tuyến đường đất vào khu vực trảng cỏ Bù Lạch, đi vào rừng phòng hộ. Theo lối mòn còn có nhiều vết xe qua lại khoảng 1 km, chúng tôi ghi nhận có 3 cây ươi bị đốn hạ, cây nào thân cũng to lớn gần 1 người ôm, cao gần 30 m, xung quanh có khá nhiều quả ươi còn sót lại. Điều khiến chúng tôi bàng hoàng chính là các vết cắt trên thân cây ươi, có cây thì dùng dao hoặc rìu để chặt, nhưng có cây thì dùng cả cưa máy đốn hạ, nhìn những vết cắt ngọt lịm còn nguyên trên gốc, thân cây mà không khỏi xót xa… ( còn tiếp)
Ươi là loài cây thân gỗ, được xếp vào nhóm 7, có nhiều ở các cánh rừng, khu rừng từ duyên hải miền Trung, đến Tây nguyên và một số tỉnh khu vực Đông Nam bộ, trong đó nhiều nhất là Bình Phước. Quả ươi được lấy làm nguyên liệu chế biến dược liệu và thực phẩm, có rất nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các loại bệnh như gai cột sống, chảy máu cam, viêm họng và đặc biệt là trị bệnh mụn nhọt do nóng trong người…
Hiện trên thị trường, quả ươi được bán với giá từ 320.000 (ươi xanh) – 450.000 đồng/kg (ươi bay tự nhiên), tùy loại. Anh Q., một đầu nậu thu mua quả ươi tại H.Bù Đăng, cho hay: “Gia đình tôi làm nghề buôn bán nông sản nhiều năm qua, thu mua điều, tiêu, cà phê, quả ươi… Năm nay giá nông sản tăng hơn so với năm trước, trong đó có cả quả ươi và đặc biệt là ươi bay. Mọi năm, quả ươi bay có giá dao động từ 380.000 – 400.000 đồng/kg, nhưng năm nay lên đến 450.000 đồng/kg. Còn quả ươi xanh phơi khô thì giá thấp hơn, vào khoảng 350.000 đồng/kg”.
Theo anh Q., cách để nhận biết quả ươi bay và ươi hái xanh rất đơn giản. Quả ươi bay là ươi già và chín tự nhiên, quả khô có màu da nâu như gỗ và sáng bóng, trên đầu quả ươi còn dính cuống và lá ươi khô. Còn quả ươi hái xanh là quả được tuốt trên cành nên phần cuống và lá không còn, khi phơi khô, quả ươi hái có da không căng bóng và sáng như ươi bay, chất lượng ươi hái kém xa so với ươi bay nên giá rẻ hơn.
Đang làm rõ vụ giám đốc sở bị cấp dưới dùng lời lẽ không hay trên mạng xã hội
Sau khi viết đơn tố cáo cấp trên, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Krông Năng (Đắk Lắk) tiếp tục lên mạng dùng lời lẽ không hay, gọi giám đốc sở bằng 'thằng' vì "rất bức xúc".
Hôm nay (2/12), ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đắk Lắk cho biết, đã gửi thông tin bị cấp dưới viết những lời lẽ không hay trên mạng xã hội sang Công an tỉnh để đề nghị làm rõ.
Trước đó, ông Nguyễn Hoài Dương bị ông Trần Xuân Phước, Giám đốc Ban quản lý Rừng phòng hộ Krông Năng làm đơn tố cáo về việc luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ sai quy định.
Trong khi cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh nội dung tố cáo này, sáng 1/12, trên tài khoản Zalo của ông Trần Xuân Phước đăng một giấy mời của Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk. Nội dung mời ông Phước lên làm việc để làm rõ một số phản ánh về đạo đức, lối sống và thực thi công vụ đối với ông này.
Cùng với việc đăng tải giấy mời, tài khoản Zalo của ông Phước viết kèm dòng trạng thái: "Tôi không sợ thằng Nguyễn Hoài Dương vì đã làm tôi mất hết tất cả".
Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk, nơi ông Phước từng công tác.
Theo tìm hiểu, nguồn cơn sự việc này bắt đầu từ lúc ông Dương ký quyết định luân chuyển ông Phước từ Giám đốc Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk về làm Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Krông Năng vào ngày 28/8. Việc luân chuyển này theo ông Phước là không đúng luật.
Ông Trần Xuân Phước cho biết, khi nhận nhiệm vụ tại đơn vị mới, ông nhiều lần gửi báo cáo nhưng Sở không giải quyết, gây ức chế, bức xúc nên mới hành xử như vậy.
"Sau khi tôi làm đơn tố cáo ông Dương luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ không đúng, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy và Sở Nội Vụ Đắk Lắk đã mời tôi lên làm việc", ông Phước cho hay.
Người bị tố cáo phản hồi gì?
Ông Nguyễn Hoài Dương cho rằng hết sức bất ngờ việc bị ông Phước nói những lời này và đề nghị Tỉnh ủy Đắk Lắk "làm rõ trắng đen".
"Tôi đã yêu cầu làm rõ việc này để tránh dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của bản thân", ông Dương cho hay.
Ông Đỗ Tuấn Hưng, Trưởng phòng Tổ chức Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk cho rằng, việc luân chuyển ông Trần Xuân Phước là đúng quy định.
Liên quan tới vụ việc, ông Đỗ Tuấn Hưng, Trưởng phòng Tổ chức Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết, việc luân chuyển ông Phước là đúng quy định, quy trình.
"Ông Phước có nhiều vi phạm, khiến đối tác bức xúc, không chuẩn mực trong việc ứng xử đối với cán bộ, nhân viên tại Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk và đã có đơn thư phản ánh. Chính vì vậy, Sở đã quyết định điều chuyển ông Phước về làm Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Krông Năng. Việc này là đúng thẩm quyền", ông Hưng thông tin thêm.
100 cây thông trong rừng ở Lâm Đồng bị đầu độc, cây chết lá không thể cứu Cơ quan chức năng xác định khoảng 100 cây thông trong rừng, ở cạnh khu dân cư huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) bị kẻ gian đầu độc bằng hóa chất làm chết lá, ngả sang màu vàng, không thể cứu. Rừng thông ở Lâm Đồng bị đầu độc. Ảnh: N.X. Ngày 5/10, Hạt kiểm lâm huyện Lâm Hà phối hợp với Công an...