Đơn giản và rẻ tiền, nhưng thiếu hụt bộ phận này đang hủy diệt xe xăng, buộc các nhà sản xuất ô tô chuyển sang xe điện
Việc thiếu hụt lớp bọc dây điện, một bộ phận rẻ tiền nhưng lại rất cần thiết cho sản xuất ô tô, đang buộc các hãng xe đẩy nhanh hơn quá trình chuyển sang xe điện.
Lớp bọc dây điện, một bộ phận bằng nhựa rẻ tiền giúp cố định các sợi dây điện với nhau – một bộ phận rất đơn giản – lại đang trở thành đòn trừng phạt không ngờ tới của ngành công nghiệp ô tô. Thậm chí một số người đang dự đoán rằng, sự thiếu hụt bộ phận này có thể kéo đổ đế chế của các ô tô dùng động cơ đốt trong.
Nguồn cung nhiều linh kiện ô tô đang lâm vào cảnh thiếu hụt do cuộc khủng hoảng ở Ukraine, vốn là nơi chiếm phần lớn sản lượng của thế giới, khi lớp bọc dây điện ở đây được trang bị cho hàng trăm nghìn chiếc ô tô trên thế giới mỗi năm.
Được làm từ nhựa, dây cáp vào cao su cùng với lao động giá rẻ, trong khi những bộ phận công nghệ thấp và lợi nhuận thấp này không ra lệnh được các vi mạch và động cơ xe, nhưng sẽ không thể chế tạo được ô tô nếu thiếu chúng.
Theo nhiều nguồn tin của Reuters, nguồn cung hạn chế của phụ tùng này đang thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô truyền thống tăng tốc kế hoạch chuyển đổi sang loại lớp bọc dây điện mới, nhẹ hơn, do máy móc sản xuất và được thiết kế dành cho xe điện.
Trả lời phỏng vấn của Reuters, CEO của Nissan, Makoto Uchida cho biết việc gián đoạn nguồn cung đã thúc giục công ty đàm phán với các nhà cung cấp để từ bỏ loại lớp bọc dây điện rẻ tiền truyền thống.
Cho dù vậy, trong ngắn hạn, các nhà sản xuất ô tô và những nhà cung cấp phụ tùng sẽ chuyển việc sản xuất lớp bọc dây điện này sang các quốc gia có lao động giá rẻ khác. Theo một nguồn tin của Reuters, hãng Mercedes-Benz đã phải tìm đến Mexico để bù đắp thiếu hụt nguồn cung về lớp bọc dây điện. Nhiều nhà cung cấp của Nhật đang bổ sung dự trữ từ Ma-rốc, còn những hãng khác phải tìm đến dây chuyền sản xuất ở nhiều nước khác, như Tunisia, Ba Lan, Romania hay Serbia.
Hiện tại xe chạy xăng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số xe mới trên toàn cầu. Theo dữ liệu của JATO Dynamics, cho dù doanh số xe điện đã tăng gấp đôi so với năm ngoái, lên mức 4 triệu xe, nhưng vẫn chỉ chiếm 6% doanh số ô tô toàn cầu.
Cảm hứng từ mô hình của Tesla
Video đang HOT
Trung bình trong mỗi chiếc xe chạy xăng, các lớp bọc dây điện này giúp bao bọc cho khoảng 5km dây điện, giúp kết nối mọi thứ từ ghế sưởi cho tới cửa sổ. Các phụ tùng này cần nhiều lao động để sản xuất và gần như được sản xuất riêng cho mỗi mẫu xe, do vậy việc chuyển đổi nguồn cung khó có thể thực hiện nhanh chóng.
Công nhân tại một nhà máy sản xuất lớp bọc dây điện ở Mexico
Adrian Hallmark, CEO của Bentley, cho biết hãng xe hạng sang của Anh này lo ngại, việc thiếu hụt các phụ tùng rẻ tiền và đơn giản này sẽ làm giảm 30%-40% sản lượng xe của hãng trong năm nay. Việc tìm được nguồn cung thay thế rất phức tạp khi bản thân các lớp bọc dây cáp thông thường này có đến 10 bộ phận đến từ 10 nhà cung cấp khác nhau ở Ukraine.
Những vấn đề về nguồn cung đã hướng Bentley vào việc tập trung đầu tư phát triển một lớp bọc dây cáp đơn giản hơn dành cho xe điện. Lấy cảm hứng từ những xe điện của Tesla, các lớp bọc dây cáp thế hệ mới có thể được sản xuất từng phần trong một dây chuyền tự động và có trọng lượng nhẹ hơn – một yếu tố quan trọng giúp giảm trọng lượng của xe điện cũng như mở rộng phạm vi hoạt động.
Thế nhưng loại lớp bọc dây cáp mới này sẽ dành cho xe điện của các hãng, thay vì xe xăng truyền thống.
Nhiều giám đốc điều hành và chuyên gia được Reuters phỏng vấn cho biết, khi các loại xe dùng động cơ đốt trong đang phải đối mặt với lệnh cấm trong tương lai ở Trung Quốc và châu Âu, chúng sẽ không còn đủ thời gian để thiết kế lại toàn bộ nhằm tương thích với loại lớp bọc dây cáp thế hệ mới.
Một công nhân đang gắn dây điện vào chiếc SUV của BMW
Thế hệ lớp bọc dây điện mới
Trong khi đó, các nhà cung cấp lớp bọc dây điện thế hệ mới bắt đầu chuyển dịch để đón đầu xu hướng mới trong ngành ô tô. Leonim, một nhà cung cấp phụ tùng, cho biết họ đang tập trung phát triển một loại lớp bọc dây cáp mới dạng modul, sẽ được chia thành 6 đến 8 phần, đủ ngắn để tự động hóa quá trình lắp ráp và giảm độ phức tạp.
BMW cũng đang tìm kiếm các loại lớp bọc dây cáp mới dạng module, cần ít chất bán dẫn và dây cáp hơn, giúp tiết kiệm không gian và nhẹ hơn.
CelLink, một startup ở California, đã phát triển một loại “lớp bọc dẻo” hoàn toàn tự động, phẳng và dễ dàng lắp đặt. Nhờ đó, startup này đã huy động được 250 triệu USD vào đầu năm nay từ các công ty như BMW cùng các nhà cung cấp phụ tùng cho ngành ô tô như Lear Corp và Robert Bosch.
Thay vì các dây bọc và dây dẫn thông thường, bản mạch điện của CelLink được làm mỏng và dán thẳng vào khung xe, giúp tiết kiệm không gian và trọng lượng
CEO của CelLink, Kevin Coakley không cho biết tên cụ thể khách hàng, nhưng cho biết, sản phẩm lớp bọc dây mới của họ đã được lắp đặt trên gần một triệu xe điện. Theo nhiều chuyên gia, hiện tại mới chỉ có Tesla mới có quy mô như vậy, nhưng công ty này từ chối trả lời các yêu cầu bình luận.
Trong khi thời gian sản xuất (từ lúc đặt hàng cho đến khi hoàn thiện sản phẩm) đối với loại lớp bọc dây truyền thống có thể lên tới 26 tuần, Coakley cho biết, công ty của ông có thể xuất xưởng loại lớp bọc thế hệ mới trong vòng 2 tuần.
Theo Dan Ratliff, người đứng đầu hãng đầu tư mạo hiểm Fontinalis Partners, tốc độ nhanh chóng này chính là điều các nhà sản xuất ô tô truyền thống tìm kiếm khi chuyển sang sản xuất xe điện. Trong hàng thập kỷ vừa qua, cả ngành công nghiệp ô tô đã gần như không nghĩ đến một bộ phận như lớp bọc dây điện, nhưng Tesla đã thay đổi tất cả.
Subaru đầu tư 1,93 tỷ đô la sản xuất xe điện
Subaru có kế hoạch khởi động một dây chuyền sản xuất xe điện vào năm 2025 với số vốn đầu tư lên tới 1,93 tỷ USD.
Tin từ Kyodo News ngày 13/5/2022, công ty Subaru đặt tham vọng xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện (EV) tại Nhật Bản vào cuối năm 2025.
Solterra là chiếc xe điện được sản xuất với tư cách sản phẩm của Subaru
Theo hãng xe thể thao Nhật Bản, một dây chuyền sản xuất chỉ dành cho xe điện ở nhà máy mới sẽ vận hành từ năm 2025.
Động thái này là công bố đầu tiên của một hãng xe Nhật, trong khi các nhà sản xuất ô tô khác của Nhật Bản dù có thâm niên lâu hơn Subaru nhưng vẫn chưa chính thức công bố kế hoạch sản xuất xe điện hàng loạt.
Giám đốc điều hành của Subaru là ông Tomomi Nakamura cho biết: "Thị trường xe điện đã thay đổi rất nhanh trong vài năm qua, chúng tôi không muốn lỡ cơ hội"
Theo lời vị CEO của Subaru, họ có kế hoạch đầu tư 250 tỷ Yên (1,93 tỷ USD) cho đến 2025 để xe điện Subaru lăn bánh trên đường.
Ông Nakamura cho biết, các xe được sản xuất trong nhà máy mới sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng từ chối xác nhận liệu Subaru có hợp tác lâu dài để sản xuất ô tô điện cùng Toyota hay không.
Thông báo trên được đưa ra cùng ngày Subaru nhận đơn đặt hàng cho chiếc xe điện đầu tiên mang tên Solterra, được phát triển cùng với Toyota tại Nhật Bản.
Hai hãng xe Nhật đang cùng phát triển một mẫu xe điện dùng chung nền tảng khung gầm, chỉ khác nhau tên gọi.
Cuộc khủng hoảng Ukraine có thể khiến nhiều hãng xe điện phá sản Chuỗi cung ứng nguyên vật liệu gây ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất xe điện, có thể khiến giá xe tăng 2.000 USD, và đẩy các công ty khởi nghiệp đến bờ vực phá sản. Ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng Ukraine làm giảm khả năng tiếp cận với các kim loại quan trọng trong sản xuất pin, các công ty...