Đơn giản, minh bạch hóa thủ tục tiếp cận hỗ trợ tín dụng
Bộ Công thương vừa tiếp tục gửi văn bản đề xuất đẩy mạnh thêm các giải pháp hỗ trợ đặc thù về tín dụng, tài chính.
Bộ Công thương đề xuất Chính phủ sử dụng công cụ tái cấp vốn với tỷ lệ chiết khấu phù hợp
Cụ thể, để cân bằng lợi ích của 2 nhóm ngân hàng thương mại và doanh nghiệp (DN), Bộ Công thương đề xuất Chính phủ sử dụng công cụ tái cấp vốn với tỷ lệ chiết khấu phù hợp, để trực tiếp chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay với các DN; đơn giản hóa và minh bạch hóa các thủ tục để DN dễ tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng của Nhà nước. Mức giảm lãi suất bằng 30% so với mức lãi suất hiện nay trong thời hạn 12-24 tháng. Đồng thời điều chỉnh thời gian cơ cấu nợ không vượt quá 18 tháng hoặc 24 tháng để DN có thời gian phục hồi sản xuất, thay vì 12 tháng như quy định hiện nay. Trong đó, hướng đến đơn giản hóa hồ sơ chứng minh của các DN về mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng như nguồn trả nợ và điều kiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Riêng với ngành dệt may, ngân hàng cần có giải pháp hỗ trợ giảm tỷ lệ ký quỹ, giảm phí thanh toán quốc tế đối với DN nhập khẩu nguyên liệu; hỗ trợ kéo dài thời gian vay vốn lưu động lên 11 tháng, bao gồm cả phần đang vay, do nguyên phụ liệu về chậm và khách hàng cũng chậm trả, giãn tiến độ giao hàng. Với ngành ô tô, xem xét thống nhất phương án sửa đổi quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô, khuyến khích gia tăng tỷ lệ giá trị nội địa đối với sản phẩm ô tô sản xuất trong nước.
Trong dài hạn, Chính phủ cần ban hành chính sách tín dụng ưu đãi cho các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển theo định hướng của Đảng và Chính phủ, với cơ chế sử dụng nguồn vốn thương mại lãi suất thấp do ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất (khoảng 3%/năm) trong một thời hạn nhất định, để tạo điều kiện cho các DN phục hồi sản xuất. Cần sớm thông qua Nghị quyết về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, thống nhất nguồn lực từ Trung ương đến địa phương tập trung đầu tư, phát triển các dự án công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ và một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng (như thép cán nóng, sản xuất vải, dệt nhuộm hoàn tất vải, vật liệu mới…) để khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện nhập khẩu.
Video đang HOT
VĂN DIỆU
Chuẩn bị tốt để đón đầu
Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, sự hỗ trợ nguồn vốn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi suất... của các ngân hàng là nguồn tiếp sức rất lớn giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Nhìn thấu những bất lợi các doanh nghiệp phải đối mặt, ngày 4-3-2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Thực hiện chỉ thị này, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/ 2020/TT-NHNN quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời, nhiều ngân hàng thương mại sẵn sàng chia sẻ để hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh việc cơ cấu lại các khoản nợ với số tiền lên đến cả chục nghìn tỷ đồng, các ngân hàng còn đăng ký cung ứng tổng số vốn 285.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn mặt bằng chung 0,5%-1% dành cho doanh nghiệp. Và thực tế, các ngân hàng đã cho 47.000 khách hàng vay gần 80.000 tỷ đồng (30% gói tín dụng).
Tuy nhiên, sự hỗ trợ của ngân hàng còn chưa đến được với không ít doanh nghiệp. Một bộ phận doanh nghiệp chưa có nhu cầu vay vốn bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ do thiếu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn... Hay nói cách khác, có vay được tiền, cũng khó mở rộng được sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, một bộ phận doanh nghiệp có ý định vay vốn lại vấp phải những ràng buộc, điều kiện từ phía ngân hàng như phương án kinh doanh hiệu quả, tài sản thế chấp...
Thực tế cho thấy có sự bất cập khi ngân hàng không thiếu tiền cho vay, nhưng thiếu kênh vay; còn doanh nghiệp đang rất cần sự trợ giúp, nhưng sức hấp thụ kém nên chưa dám mạo hiểm vay dù lãi suất rất hấp dẫn. Với tình cảnh đó, việc hỗ trợ để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh rất có ý nghĩa lúc này.
Theo đó, các cấp, các ngành tiếp tục bám sát diễn biến của dịch, dự báo sát thực tiễn để khuyến cáo doanh nghiệp ứng phó kịp thời. Đồng thời có giải pháp tiếp tục cụ thể hóa những yêu cầu, nhiệm vụ đề ra tại Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng trong việc hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp có mối quan hệ khăng khít, "đôi bên cùng có lợi". Xét về khía cạnh nào đó, việc ngân hàng "cứu" doanh nghiệp trong lúc này cũng là chính là tự cứu mình. Thông điệp hỗ trợ doanh nghiệp của ngành Ngân hàng trong thời gian qua đã nhanh chóng biến thành những hành động rất thiết thực, từ việc cơ cấu lại các khoản nợ đến hỗ trợ tín dụng. Song, những thiệt hại do ảnh hưởng của Covid-19 với doanh nghiệp sẽ còn lâu dài. Do đó, những chính sách hỗ trợ này rất cần được thay đổi linh hoạt, phù hợp với diễn biến của dịch.
Ngành Ngân hàng cần sớm gặp gỡ, đối thoại với đại diện cộng đồng doanh nghiệp để tìm ra giải pháp khắc phục những bất cập hiện nay. Các ngân hàng thương mại xây dựng chính sách, cơ chế hỗ trợ đúng chủ thể, không cào bằng và có chọn lọc. Đặc biệt, cần quan tâm đến doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi là đối tượng chiếm số lượng lớn, "sức khỏe" lại yếu khó có khả năng chống chọi với khủng hoảng lớn.
Đến thời điểm này, ngành Ngân hàng vẫn khẳng định hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh sau khi dịch Covid-19 lắng xuống. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động đánh giá tình hình, tìm hướng đi phù hợp, tận dụng hiệu quả sự hỗ trợ này...
Sau dịch bệnh, nền kinh tế sẽ phát triển bật lên như chiếc lò xo bị nén lâu ngày. Vậy nên, ngành Ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp cần tích cực hỗ trợ nhau chuẩn bị tốt để đón đầu thời điểm đó, sớm phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Minh Thúy
Nhiều ngành xuất khẩu chủ lực 'liêu xiêu' vì dịch COVID-19 Hàng loạt ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu chủ lực với hàng chục tỷ USD mỗi năm như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, thủy sản... đang hết sức khó khăn bởi tác động của dịch COVID-19. Sản xuất cầm chừng, đơn hàng sụt giảm Theo báo cáo của Bộ Công Thương cập nhật đánh giá tình hình, tác động của...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Triệu tập 4 đối tượng trong vụ cố ý gây thương tích bé trai 2 tuổi
Pháp luật
20:53:12 02/04/2025
Chính quyền quân sự Myanmar phân bổ khoảng 240 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ
Thế giới
20:50:03 02/04/2025
Đề nghị kỷ luật cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh
Tin nổi bật
20:49:44 02/04/2025
Diễn viên Thanh Lan kiên cường chiến đấu với ung thư
Tv show
20:36:41 02/04/2025
Con gái xinh như hoa hậu của diễn viên Hồng Diễm
Sao việt
20:15:34 02/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 21: Đại ngầm theo đuổi An
Phim việt
20:09:53 02/04/2025
Thông tin không ngờ về đời tư của Sulli giờ mới được hé lộ
Sao châu á
20:02:01 02/04/2025
Chủ đề được bàn luận: 6 người đàn ông đẹp nhất thế giới, Châu Á được gọi tên duy nhất người này
Sao âu mỹ
19:58:33 02/04/2025
Dân mạng đua nhau chia sẻ clip em bé 1 tháng tuổi "lườm bố cháy mặt"
Netizen
19:39:09 02/04/2025
Uống cà phê giúp bạn sống thọ hơn?
Sức khỏe
19:17:35 02/04/2025