Dồn ép thị trường xách tay, Apple đạt tăng trưởng mạnh tại Việt Nam
Thị phần của Apple trên thị trường smartphone tại Việt Nam liên tục tăng trưởng, trong bối cảnh không khí tại các cửa hàng xách tay khá đìu hiu.
Thị trường iPhone xách tay bị thu hẹp
Anh Dũng, chủ một cửa hàng iPhone xách tay tại quận 10 (TP.HCM), cho hay sức mua iPhone đang giảm còn khoảng 60-70% so với vài tháng trước. Điều này do tâm lý ngóng chờ sản phẩm mới của Apple dự kiến được tung ra ngày 7/9 sắp tới.
Tuy vậy, những người trong ngành cho rằng, đà giảm của thị trường xách tay, sẽ còn tiếp tục kéo dài. Những biện pháp của Apple và các nhà bán lẻ chính thức đang dồn thị trường iPhone tiểu ngạch vào thế chân tường.
Dễ thấy nhất là giá sản phẩm chính hãng đang ngang bằng, thậm chí có thời điểm rẻ hơn iPhone xách tay. Điều này tạo động lực rõ ràng nhất để người dùng quay lưng với những sản phẩm không được phân phối chính thức tại Việt Nam.
Song song đó, nguồn hàng xách tay đang bị siết chặt hơn trước, dẫn đến nguồn cung không đầy đủ. Anh T., sở hữu một đầu mối bán sỉ iPhone xách tay tại TP.HCM, vẫn không quên đợt mở bán iPhone 13 năm ngoái, khi nguồn hàng từ Hồng Kông bị chặn đứng không thể nhập về Việt Nam. Kể từ đó, công việc nhập hàng không còn suôn sẻ như trước.
Khi thị trường chính hãng bắt đầu có tiềm năng hơn, những ông lớn như Thế Giới Di Động, FPT Shop đang đẩy cực mạnh hệ thống TopZone hay F.Studio. Kèm với đó là sự ra đời của tên tuổi mới như ShopDunk.
Video đang HOT
iPhone tăng trưởng nhờ nhiều hoạt động đồng bộ giữa Apple và các nhà bán lẻ. (Ảnh: Hải Đăng)
Tiếp đến, những chuỗi quy mô vừa tại TP.HCM như Di Động Việt, Minh Tuấn Mobile cũng đã gia nhập thị trường chính hãng từ vài năm trước. Mới đây nhất, 24H Store cũng đã được chứng nhận AAR (nhà bán lẻ được uỷ quyền của Apple).
Một số tên tuổi khác cũng đang trong quá trình thương thảo với hãng Mỹ để “lên” AAR. Điều này khiến thị trường xách tay thiếu đi những hệ thống lớn để cạnh tranh.
Để tăng thêm lợi thế cho các đại lý chính thức của mình, có thông tin cho hay, năm nay Apple sẽ mở bán iPhone tại Việt Nam sớm hơn trước, sau khoảng 3 tuần so với ngày mở bán tại Mỹ. Điều này sẽ khiến các cửa hàng xách tay mất đi lợi thế nhập hàng về sớm để bán.
Việt Nam dần trở thành thị trường quan trọng của Apple
Các hành động đồng bộ từ nhiều phía đã mang lại lợi thế lớn cho iPhone chính hãng tại Việt Nam.
Số liệu của Counterpoint cho thấy, quý 2/2022, Apple tăng trưởng tới 115% so với cùng kỳ, một trong những mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Theo số liệu, lượng iPhone nhập về Việt Nam trong quý 2/2022 chiếm 15,4% toàn thị trường, đứng thứ 3 sau Samsung và Oppo. Các quý liền trước đó, Apple chiếm 10-11% thị phần. Chỉ mới đầu năm ngoái, sản lượng iPhone chỉ chiếm 5-7% tại Việt Nam.
Nhà phân tích Akash Jatwala (Counterpoint) đánh giá Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường lớn của Apple tại Đông Nam Á.
“Apple gần đây liên tục giảm giá các mẫu iPhone đời cũ tại Việt Nam, khiến chúng nằm trong top rẻ nhất thế giới”, ông Akash nhận định.
Trước đó, báo cáo quý 3/2022 (theo năm tài chính của Apple) cho hay, Việt Nam nằm trong số các quốc gia tăng trưởng mạnh toàn cầu, với mức tăng hai con số.
Apple hưởng lợi từ tâm lý ưa chuộng sản phẩm cao cấp của người dân Việt Nam. Số liệu của Counterpoint cho thấy thị trường smartphone nói chung giảm 1% so với trước, nhưng nhóm sản phẩm đắt tiền lại tăng mạnh.
“Nhóm giá cao cấp (> 400 USD) đã tăng khoảng 75% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào dòng iPhone 11, iPhone 13 Pro Max và Galaxy S”, nhà phân tích Akash chia sẻ.
Trong quý tới, chuyên gia nhận định thị trường chung sẽ khởi sắc do rơi vào dịp Tết nguyên đán và sự ra mắt của dòng iPhone tiếp theo của Apple.
iPhone bán gấp đôi tại Việt Nam bất chấp thị trường smartphone đi lùi
Trong khi các thương hiệu smartphone khác gần như không tăng trưởng hoặc đều sụt giảm, iPhone của Apple lại thắng lớn.
Đây là số liệu mới nhất của hãng nghiên cứu Counterpoint Research về thị trường smartphone Việt Nam quý II. Theo đó, doanh số smartphone nước ta giảm 1% so với cùng kỳ năm 2021 xuống 3,2 triệu máy. Counterpoint nhận định kết quả phản ánh tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, áp lực lạm phát vừa phải và người dùng tăng cường chi tiêu khi thị trường hồi phục.
Theo Counterpoint, người Việt chủ yếu mua smartphone qua các kênh offline. Vì thế, các nhà sản xuất đẩy mạnh cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.
Biến động doanh số của các thương hiệu smartphone tại Việt Nam từ quý II/2021 đến quý II/2022. (Ảnh: Counterpoint)
Có sự phân hóa giữa các phân khúc smartphone. Nếu nhu cầu thiết bị bình dân gần như không đổi, phân khúc smartphone cao cấp (trên 400 USD) lại ghi nhận tăng trưởng mạnh, dẫn đầu là iPhone 11, iPhone 13 Pro Max và Galaxy S.
Trong số các hãng smartphone, Apple nổi lên như một hiện tượng với mức tăng trưởng lên tới 115% theo năm, hãng đang tăng cường hiện diện tại Việt Nam thông qua các nhà phân phối chính hãng, giúp mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. Counterpoint nhận định Việt Nam là một trong các thị trường lớn của "táo khuyết" tại Đông Nam Á.
Samsung tăng trưởng 3% do vật lộn với hàng tồn kho và cắt giảm sản lượng. Nhờ các thiết bị từ giá rẻ tới tầm trung dòng A và M, công ty Hàn Quốc vẫn duy trì được thị phần của mình. Dòng S cao cấp nằm trong số các máy bán chạy nhất trong quý II.
Oppo là thương hiệu di động Trung Quốc duy nhất tăng trưởng dương với mức tăng 25%. Các mẫu máy tầm trung của Oppo được người dùng đón nhận. Song, Xiaomi, vivo và realme đều đi lùi do lượng hàng tồn kho lớn.
6 tháng còn lại, Counterpoint dự đoán nhu cầu nội địa sẽ hồi phục trong quý IV do Apple ra mắt iPhone mới và cận Tết.
Thương hiệu POCO và chiến lược "bài trừ" hàng xách tay của Xiaomi tại Việt Nam Mặc dù tuyên bố không liên quan, nhưng POCO đã và đang trở thành một thương hiệu chiến lược giúp Xiaomi hạn chế các mặt hàng xách tay tại thị trường Việt Nam. Xiaomi ra mắt robot hình người CyberOne Xiaomi ra mắt đồng hồ Watch S1 Pro và tai nghe Buds 4 Pro Xiaomi Pad 5 Pro 12.4 inch ra mắt: Snapdragon...