Đồn đoán về sự biến mất bí ẩn của nhà lãnh đạo Triều Tiên
Theo Chosun Ilbo/ Yonhap, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un một lần nữa không xuất hiện trước công chúng suốt nửa tháng trời, trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ đình trệ, và các quan chức cấp cao Hàn Quốc chuẩn bị thăm Bình Nhưỡng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Nguồn: Kyodo)
Đây là lần thứ ba ông Kim Jong-un biến mất khỏi công chúng trong năm nay. Truyền thông nhà nước Triều Tiên không đưa tin gì về các hoạt động của ông Kim Jong-un kể từ ngày 20/8, thời điểm ông tham dự lễ tang cựu Bộ trưởng Bộ các lực lượng vũ trang nhân dân Kim Yong-chun.
Trước đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã tiến hành một loạt hoạt động công khai, tới thăm 30 cơ sở kinh tế hồi cuối tháng 6 tới cuối tháng 8, hối thúc các quan chức chính phủ và đảng giúp đẩy nhanh động lực phát triển kinh tế của đất nước.
Việc biến mất này tạo cảm giác ông Kim Jong-un đang né tránh khi cộng đồng quốc tế thắt chặt trừng phạt, dù thực tế có thể ông chỉ đang nghỉ ngơi.
Video đang HOT
Giới quan sát nhận định, việc nhà lãnh đạo Triều Tiên biến mất lâu ngày đã thu hút sự quan tâm của dư luận, trong bối cảnh nước này sắp tổ chức sự kiện chào mừng 70 năm Quốc khánh Triều Tiên (9/9), đồng thời dấy lên đồn đoán rằng ông dường như đang tập trung vào các chiến lược ngoại giao đối ngoại.
Theo giới quan sát, có khả năng ông Kim Jong-un sẽ phát biểu trong cuộc duyệt binh mừng ngày kỷ niệm Quốc khánh ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Dự kiến, cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong sẽ dẫn đầu phái đoàn gồm 5 người, tới Bình Nhưỡng vào ngày mai 5/9. Người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc Kim Eui-kyeom cho biết: “Hiện tại chúng tôi không thể chắc chắn liệu các quan chức Hàn Quốc có thể gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên hay không”.
Theo vietnamplus
Triều Tiên tuyên bố "phớt lờ" cho tới khi Nhật Bản dừng tập trận quân sự
Triều Tiên sẽ tiếp tục "phớt lờ" Nhật Bản, trừ khi Tokyo ngăn chặn hành vi thù địch đối với láng giềng, trong đó có các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn cũng như những nỗ lực nhằm tăng cường sự năng lực quân đội.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters.
Thông tin do truyền thông Triều Tiên công bố hôm 25.6 trong bối cảnh Nhật Bản đang hướng đến khả năng về một hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Thủ tướng Shinzo Abe, trong đó, hy vọng sẽ giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc từ những thập kỷ trước.
"Nếu Nhật Bản không điều chỉnh tham vọng liên quan tới hòa bình và an ninh, họ nên nhận ra rằng, kết cục mà ở đó Nhật Bản sẽ bị "phớt lờ" là không thể tránh khỏi", truyền thông nhà nước Triều Tiên cảnh báo.
"Nhật Bản nên dừng các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn và việc tăng năng lực quân sự nhằm tấn công (Triều Tiên), loại bỏ chính sách thù địch chống lại chúng tôi, tuyệt giao với quá khứ và thể hiện sự chân thành hướng tới hòa bình", tuyên bố nhấn mạnh.
Năm 2002, Triều Tiên thừa nhận đã bắt cóc 13 công dân Nhật Bản trong thập niên 1970 và 1980, và 5 người đã trở về nhà.
Ông Shinzo Abe cam kết sẽ tiếp tục đấu tranh cho tới khi những công dân bị bắt cóc khác được trở về. Đây cũng là nội dung nhà lãnh đạo Nhật Bản hối thúc Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa vào hội nghị thượng đỉnh 12.6 tại Singapore với ông Kim Jong-un.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) không đề cập đến những công dân bị bắt cóc trong bản tin ngày 25.6 nhưng khiển trách chính phủ ông Shinzo Abe không dừng các cuộc diễn tập sơ tán sớm hơn.
Nhật Bản bắt đầu các cuộc diễn tập sơ tán dân sự vào năm ngoái khi Triều Tiên bắt đầu các cuộc thử tên lửa gần và bay qua lãnh thổ Nhật Bản. Tuần trước, Tokyo tuyên bố dừng các cuộc tập trận sau hội nghị thượng đỉnh Singapore.
Ông Shinzo Abe gọi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là bước đầu tiên hướng tới phi hạt nhân hóa trong khi các quan chức chính phủ Nhật Bản cho rằng, Mỹ - Nhật cần duy trì lập trường từ trước tới nay với Triều Tiên cho đến khi Bình Nhưỡng có nỗ lực cụ thể.
HẠ ANH
Theo Laodong
"Hiện là thời điểm quan trọng để lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên" Theo THX, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 3/9 cho rằng hiện là thời điểm rất quan trọng để thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, giải thích lý do ông cử các đặc phái viên tới Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (thứ 2, trái) tại cuộc họp nội các ở thủ đô Seoul ngày 28/8. (Ảnh:...