Đòn đánh hiểm dưới băng Bắc Cực của tàu ngầm Nga
Với khả năng phá lớp băng dày 1,2m và phóng tên lửa R-39 xa hàng ngàn km, tàu ngầm Akula sở hữu cách đánh khiến đối thủ của Nga khiếp sợ.
Theo PopularMechanics, đòn đánh này được Hải quân Nga thực hiện vào tháng 8/1995, tuy nhiên phải đến tháng 10/2016 Moskva mới chính thức công bố đoạn video này. Chiếc tàu ngầm thực hiện cú đánh này là Severstal thuộc Dự án 941 được Liên Xô đóng từ những năm 1980 với tổng cộng 6 chiếc.
Severstal thuộc lớp Akula (NATO định danh là Typhoon). Loại tàu ngầm này được thiết kế để mang theo tên lửa đạn đạo R-39 Sineva (SS-N-20 theo phân loại của NATO). Tên lửa này có tầm bắn lên tới 8.000 km và có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân. Mỗi tàu Akula mang được 20 quả R-39 Sineva.
Tàu ngầm Akula.
Với khả năng phá băng cực tốt của lớp tàu ngầm này, vì vậy Liên Xô trước kia và Hải quân Nga hiện nay đã lợi dụng lớp băng dày ở Bắc Cực để ngụy trang, tránh được sự theo dõi của các tàu ngầm đối phương.
Và từ dưới lớp băng dày này, tàu Akula với lớp vỏ vững chắc có thể bất ngờ phá tan lớp băng dày nổi lên và tung ra cú đánh bất ngờ bằng cách phóng tên lửa R-39 Sineva có tầm bắn hàng ngàn km khiến đối phương khó có thể trở tay.
Cùng với tàu ngầm Akula, hiện nay tàu ngầm lớp Borei của Nga cũng có khả năng mật phục và phá băng với độ dày cực ấn tượng. Hải quân Nga tiết lộ, tàu lớp Borei có thể dễ dàng phá tan lớp băng dày từ 1 đến 1,2m khi nổi lên.
Để làm được điều này, Nga đã gia cường thân tàu ngầm giúp nó vượt qua lớp băng dày ở Bắc Cực mà không bị hư hại thân tàu. Tờ Izvestia dẫn nguồn tin Quân đội Nga cho biết, việc nổi lên mặt nước nhanh có thể rất cần khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, hoặc để cứu đội tàu trong trường hợp tai nạn.
Một đại diện của Hạm đội Biển Bắc Nga cho biết: “Để có thể xuyên phá được lớp băng dày một cách an toàn, tàu ngầm Nga được trang bị hệ thống có thể phân tích lớp băng, nổi lên mặt nước và kết cấu để phá lớp băng phủ trên mặt nước một cách nhanh nhất.
Video đang HOT
Việc nhanh chóng tiếp xúc với lớp băng và chắc chắn phá hủy được nó một cách an toàn cho thân tàu cần để đảm bảo việc sử dụng các phương tiện chiến đấu, giành lấy các mục đích chiến thuật, đảm bảo thông tin liên lạc, tiếp xúc được với không khí của khí quyển và như vậy, cứu đội tàu (trong trường hợp tai nạn)”, vị đại diện này cho biết và nhấn mạnh thêm rằng: Các phương tiện phá băng hiện có trên tàu ngầm Mỹ không cho phép nổi lên mặt băng đủ nhanh mà không làm hư hại thân tàu, bởi hầu hết các tàu ngầm Mỹ đều không được gia cường phần thân đúng mức để có thể thực hiện những cú trồi lên mặt băng dày và nhanh như tàu Nga.
Được biết, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei thứ 3 Vladimir Monomakh hạ thủy năm 2006, nhận nhiệm vụ năm 2014, mang theo thủy thủ đoàn 130 người, độ sâu hoạt động thông thường 380 m, độ sâu tối đa 400-450 m, có tốc độ chạy nổi mặt nước 27,7 km/h, tốc độ ngầm 48-53,7 km/h.
Theo Mỹ Đức
Đất Việt
Điểm danh các chiến hạm Nga trong "thời đại Putin"
Kể từ khi ông Putin trở thành Tổng thống Nga, quốc gia này đã đầu tư mạnh mẽ vào quân sự, một loạt các dự án đóng tàu chiến được ấp ủ từ lâu của Moscow lần lượt bên chế trong vòng 15 năm qua.
Vào những năm 1990, hải quân Nga trải qua thời kì khó khăn hậu Liên-xô sụp đổ. Tuy nhiên, đến những năm 2000, mọi thứ dần thay đổi khi hải quân Nga bắt đầu tiếp nhận các tàu chiến mới. Hãng tin Sputnik mới đây đã điểm danh các chiến hạm đáng chú ý nhất mà hải quân Nga mới nhận kể từ khi ông Putin lên nắm quyền.
Tàu hộ tống lớp Gepard
Đầu tiên là tàu hộ tống Tatarstan lớp Gepard, thuộc Dự án 1161K. Được chế tạo ở xưởng đóng tàu Zelenodolsk, Tatarstan hiện nay đang là một phần không thể thiếu của hạm đội Caspi. Chiếc tàu này được khởi đóng từ năm 1991 nhưng phải tạm ngừng vào năm 1995 do thiếu vốn. Tuy nhiên, đến năm 2003, chiếc tàu đã được hoàn thành và trang bị nhiều hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, 2 tổ hợp tên lửa chống hạm Kh-35, 4 ống phóng ngư lôi, tên lửa phòng không Osa-M, một hệ thống pháo chống ngầm RBU-6000 cùng một loạt súng máy đa nhiệm.
Sau Tatartan, chiếc tàu Dagestan cũng thuộc lớp Gepard cũng đã được biên chế vào năm 2012 và gia nhập hạm đội Caspi.
Tàu ngầm lớp Borei
Tiếp đến là sự xuất hiện của K-535 Yuri Dolgorukiy, chiếc tàu đầu tiên của lớp tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Borei. Được khởi đóng từ năm 1996, chiếc tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 này đã chính thức được hạ thủy và gia nhập hạm đội phương Bắc vào năm 2008. Chiếc tàu được trang bị 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava thế hệ mới, cũng như 6 tên lửa hành trình RPK-2 Vyuga được sử dụng để tiêu diệt tàu ngầm địch.
Theo sau đó là tàu ngầm lớp Borei thứ 2 có tên K-550 Alexander Nevsky, vốn khởi đóng từ năm 2004 cũng đã hoàn thành vào năm 2010 để trở thành một phần của hạm đội Thái Bình Dương. Trong khi chiếc tàu lớp Borei thứ 3 là Vladimir Monomakh bắt đầu chế tạo từ năm 2006 cũng đã hoàn thiện vào năm 2013 và gia nhập hạm đội phương Bắc.
Tàu ngầm lớp Yasen
Nga cũng đã biên chế chiếc tàu ngầm lớp Yasen đầu tiên có tên K-329 Severodvinsk vào năm 2010. Chiến hạm này khởi đóng từ năm 1993 nhưng chỉ được hoàn thành sau gần 2 thập kỉ do thiếu ngân sách. Nó được trang bị 10 ống phóng ngư lôi 553mm, tên lửa chống hạm P-800 Oniks, tên lửa hành trình Kh-101/102 cũng như Kalibr. Hiện nay chiếc tàu đang phục vụ dưới biên chế hạm đội phương Bắc.
Tàu hộ vệ lớp Buyan-M
Grad Sviyazhsk và Uglich thuộc lớp Buyan-M là những chiếc tàu hộ vệ mới nhất gia nhập hải quân Nga. Được hạ thủy lần lượt vào tháng 3 và 4.2013, những chiến hạm này giờ đang phục phụ trong hạm đội Caspi và trở nên vô cùng nổi tiếng sau khi phóng các tên lửa hành trình Kalibr đi tấn công khủng bố ở Syria vào năm 2015.
Mặc dù có kích cỡ nhỏ nhưng nó được trang bị một hệ thống tên lửa bắn loạt Grad, 2 ống phóng tên lửa Kalibr, 2 hệ thống phòng không Komar, một hệ thống súng phóng lựu DP-65 cũng như súng máy đa năng. Một chiếc Buyan-M khác là Velikiy Ustyug cũng mới gia nhập hạm đội Caspi vào năm 2014.
Tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Grigorovich
Tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Grigorovich thuộc Dự án 11356, được xây dựng tại xưởng đóng tàu Yantar, vùng Kaliningrad, đã gia nhập hạm đội biển Đen vào tháng 3.2014.
Chiếc tàu có lượng giãn nước 3.600 tấn, dài 124m và có tầm hoạt động 4.850 hải lí. Nó được tranng bị pháo hạm A-190 Arsenal 100mm, hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng có khả năng khai hỏa tên lửa chống hạm Kalibr và Oniks, hệ thống phòng không 3S90M Shtil-1, tổ hợp vũ khí tầm gần Kashtan. 2 ống phóng ngư lôi 533mm và một hệ thống rocket chống ngầm RBU-6000 213mm. Chiếc tàu này còn có thể mang theo một trực thăng chống ngầm/cảnh báo sớm Ka-27 hoặc Ka-31.
Đến năm 2013 và 2015, Nga tiếp tục biên chế 2 tàu cùng loại có tên Đô đốc Essen và Đô đốc Makarov vào hạm đội biển Đen.
Tàu phá băng Ilya Muromets
Cuối cùng là chiếc tàu phá băng mới nhất của hải quân Nga Ilya Muromets, thuộc Dự án 21180, đã được hạ thủy vào tháng 6.2016. Ilya Muromets dài 85m, rộng gần 20 m có độ giãn nước 6.000 tấn, có thể hoạt động 60 ngày trên biển với tầm hoạt động tối đa 14.000km. Nó được trang bị một hệ thống đẩy đặc biệt, cho phép tiến tới và lui về sau.
Khi hoàn thành, nó sẽ được biên chế vào hạm đội biển Bắc của hải quân Nga, với nhiệm vụ hỗ trợ triển khai quân và hộ tống các tàu vận tải đưa hàng hậu cần đến các căn cứ và sân bay ở vùng Bắc Cực thuộc Nga.
Theo Danviet
Su-34 ném bom phá băng, "giải cứu" vùng ngập lụt tại Nga Máy bay Su-34 của Nga được mệnh danh là "Vũ khí hòa bình" sau khi chính quyền trưng dụng các chiến đấu cơ này để phá băng ở khu vực Vologda đang bị ngập lụt nghiêm trọng Lực lượng không quân Nga đã được triển khai tới khu vực Vologda sau khi tuyết tan gây ngập lụt trên phần lớn lãnh thổ đất...