Đốn củi ba năm thiêu một giờ
Ngày đầu về Sài Gòn, trong khi tôi nhìn gì cũng lạ lẫm, ngơ ngác; có phần sợ sệt thì anh không giấu nổi sự hứng khởi trước cảnh vật phồn hoa. Linh tính cho tôi những dự cảm không lành.
ảnh minh họa
Quả thật, chỉ một năm sau, tôi buộc lòng phải viết đơn ly hôn bởi anh không còn là người chồng của 17 năm chung sống nơi quê nghèo hẻo lánh. Trớ trêu, đó lại là lúc anh “thành thật”: “Còn sống thêm bao ngày nữa đâu!”.
Bước ngoặt
Tôi và anh cùng lớn lên ở một xã nghèo thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Chơi thân từ nhỏ, lại có chung hoàn cảnh nghèo khó nên chuyện chúng tôi yêu nhau, gia đình hai bên rất ủng hộ. Năm 1996, sau đám cưới, anh ra chợ huyện mở một tiệm cắt tóc. Phần tôi ai thuê gì làm nấy, khi hái chè lúc làm vườn; rảnh rỗi, tôi gom mua trong làng mớ củi ngo, giò phong lan theo anh ra chợ ngồi bán lại. Ba đứa con lần lượt chào đời, kinh tế tuy chật vật nhưng cuộc sống của chúng tôi cứ thế trôi đi yên bình…
Cô em chồng tôi sau nhiều năm bôn ba lên xuống giữa TP.HCM – Lâm Đồng buôn bán quần áo, cây cảnh đã mua được ngôi nhà ở Q.Tân Phú. Cô đón mẹ chồng tôi xuống sống chung. Cuối năm 2012, mẹ bị tai biến, nằm một chỗ, cô nhờ tôi xuống chăm sóc bà. Ngày tôi chuẩn bị về Sài Gòn thì anh tỏ vẻ trầm tư; tôi hỏi, anh bộc bạch: “Ở đây làm mãi cũng nghèo, hai vợ chồng cùng về dưới đó rồi tính cách làm ăn. Nhà cửa có sẵn, sợ gì khó sống!”. Với tôi, đây là việc chưa bao giờ nghĩ đến, bởi từ nhỏ tôi không nghĩ sẽ phải sống ở đâu ngoài mảnh đất quê mình. Anh động viên mãi, viện dẫn nhiều người trong làng về thành phố làm ăn, cuộc sống đều khá giả, “phất lên” nên cuối cùng tôi cũng xiêu lòng.
Video đang HOT
Chuyến về thành phố này, với vợ chồng tôi là lần đầu “bước ra khỏi làng nhìn trời cao đất rộng”. Trái ngược với những hoang mang, lo lắng của tôi, anh tỏ ra vô cùng háo hức. Anh càng tin quyết định của mình đúng khi chỉ vài ngày sau, anh tìm được việc trong một tiệm cắt tóc.
Nỗi đau
Tôi đã tròn mắt ngạc nhiên, không giấu nổi vui mừng khi tháng đầu anh mang lương về bằng nửa năm thu nhập ngày còn sống ở quê. Không lâu sau, anh đề nghị: “Phải mua xe mới để người ta không khinh”. Thương anh, tôi gom tiền dành dụm cả đời mua một chiếc xe mới. Từ lúc có xe, anh trở nên ăn diện, chải chuốt nhiều hơn. Anh bảo việc nhiều nên thường xuyên về trễ; tiền bạc cũng không đưa tôi như trước bởi anh cho rằng, khoản chợ búa, cơm nước, thuốc thang cho mẹ đã có em gái lo; tiền anh làm cứ gửi tiết kiệm để mai mốt con chuyển về Sài Gòn ăn học.
Một buổi tối đi siêu thị gần nhà, tôi bất ngờ thấy anh đang cùng một cô gái đẩy xe mua sắm. Nép mình theo dõi, tôi ngỡ ngàng, đứng như trời trồng bởi cứ chốc chốc, cô gái lại dựa đầu vào vai anh làm nũng, khoe món hàng mình chọn được. Không biết phải làm gì, tôi ôm mặt khóc rồi lặng lẽ bỏ về. Tối đó, tôi hỏi chuyện thì rất bất ngờ, anh giận dữ lao đến tát tôi tội dám… theo dõi chồng. Cái tát đầu tiên sau bao nhiêu năm chung sống vẫn không khiến tôi đau đớn, bẽ bàng bằng anh buông lời sỉ nhục tôi là hạng đàn bà quê mùa, già nua, tay chân nứt nẻ, vóc dáng thô kệch…
Tôi nhờ em chồng tìm hiểu, mới biết cô gái kia là đồng nghiệp chung chỗ làm của anh. Em chồng “an ủi”: “Kệ đi chị ơi, mấy cô đó có ngày biết ảnh nghèo là bỏ thôi mà! Ba bữa chứ mấy! Ảnh sẽ lại quay về với chị”. Tôi mếu máo, chỉ biết im lặng làm tròn bổn phận dâu con, chờ ngày người ta bỏ rơi chồng mình. Vì tôi còn biết làm gì hơn? Nhưng, trái với suy nghĩ, dự đoán của tôi lẫn em chồng, cuộc tình của họ kéo dài đến bảy tháng; kết thúc bằng cái ngày anh đưa cô gái về quỳ thụp dưới chân tôi, xin giúp họ trả khoản nợ gần 100 triệu đồng vay nóng mà nếu không trả, cả hai sẽ không yên ổn.
Tôi bắt cô gái hứa buông anh, bắt anh không được dan díu với cô gái. Đợi họ đồng ý, tôi xin em chồng ra tay giúp đỡ; hứa sẽ về bán tất cả vườn, nhà để gửi trả cho cô vì nghĩ còn người là còn của. Nào ngờ họ dùng khoản tiền ấy… đi du lịch với nhau, sau khi bán thêm chiếc xe tôi từng mua cho anh. Em chồng thấy thế cũng bất nhẫn, bày tôi viết đơn ly hôn để dọa anh. Tôi không dọa. Sau nhiều ngày suy ngẫm, nhận ra anh thay đổi quá nhiều, không còn là người chồng như trước; tôi nghĩ mình không còn gì để phải tiếp tục níu kéo. Ngờ đâu, lá đơn ly hôn tôi trao tay cũng là lúc anh “thành thật”: “Đi khám đi, biết đâu sống nay chết mai mà ly hôn”. Anh chìa tờ xét nghiệm có dấu cộng dương tính HIV. Tôi choáng váng, liểng xiểng…
Mười mấy năm chồng vợ ấm êm, mà chỉ sau một năm, tất cả tan tành. Câu tục ngữ “đốn củi ba năm thiêu một giờ” sao quá đúng với cuộc hôn nhân của tôi.
Theo PNO
Thương cái nhẹ dạ đàn bà
Nàng đẹp lắm, có mà đi thi ít cũng hoa hậu cấp quận chứ chẳng chơi. Thế nhưng nàng lại quá... nhẹ dạ. Nói thế là bởi nhan sắc đôi khi là vũ khí, nhưng nhan sắc đôi khi cũng là chỗ yếu của đàn bà.
Nàng đẹp, nên nhiều người tấn công ngay từ thời còn rất trẻ. Cái người tấn công nàng đầu tiên chẳng đáng bén gót cho nàng thế mà nàng đã đổ gục ngay lập tức.
Thế là 19 tuổi nàng đã đi lấy chồng vì nhẹ dạ tin vào cái vóc dáng to cao lực lưỡng, vào cái điệu bộ ngang tàng khí phách của hắn và vào những lời đường mật ngọt ngào của hắn.
Lấy được nàng dễ quá, nàng lại thơ ngây, mỏng manh hoài, hắn bắt đầu lượn trong khi nàng sinh một rồi hai con. Rồi cứ thế nàng vò võ nuôi con, cày cục đi làm kiếm tiền. Còn hắn tiếp tục lượn khắp mọi bông hoa nào mà hắn tình cờ gặp trên đời.
28 tuổi, nàng sa vào lưới tình của một người đàn ông đã có vợ. Không phải vì nàng lẳng lơ lăng loàn gì mà chỉ vì nàng quá buồn, quá cô đơn. Nên khi kẻ kia vừa buông lời thương xót nhan sắc đơn côi là nàng nghĩ mình đã tìm được người tri kỷ.
Bắt đầu từ đó, nàng như người tay ướt, nắm vội hết cuộc tình này đến cuộc tình khác mà vẫn cứ trượt khỏi những bấu víu của mình. Vẫn chỉ là những lời ngọt ngào, những món quà sâu sắc, những bông hoa cuối ngày lễ sắp tàn làm điểm tựa cho nàng treo trái tim khao khát yêu thương của mình.
Những thất hứa, vội vàng, qua quýt của họ, nàng đều tìm cách đề thanh minh, bào chữa và giữ gìn. Cái nàng nhận bao giờ cũng ít ỏi và mong manh, thế nhưng với nàng thà có còn hơn không. Nàng chắt lưỡi hoài rồi bỏ qua mọi lời khuyên nhủ, răn dạy, thậm chí mắng mỏ của bạn bè.
Chồng nàng vẫn chẳng thèm để ý đến nàng, vẫn bay lượn ngoài bầu trời tự do của mình. Nàng thì lấp vấp trong khoảng trống dại khờ và nhẹ dạ. Hết cuộc tình này đến cuộc tình khác thoảng qua như gió và tắt ngúm sau những đe dọa, réo gọi, dằn xóc.
Nàng lại lơ phơ đi tìm những lời hứa khác, lấy sự dịu dàng, hiền hậu và nhan sắc của mình làm vui cho những lời than thân trách phận của những gã mà chỉ cần một cuộc điện thoại mang ký hiệu "vợ" là cun cút bỏ chạy về mặc cho nàng ngơ ngẩn bào chữa, thanh minh cho những cuộc tình.
45 tuổi, chồng nàng cuối cùng bị một người đàn ông khác bứt ra khỏi nàng gọn gàng. Nàng ký tờ đơn ly dị mà chưa kịp hiểu mình được hay mất, có hay không.
Ở cái tuổi được xem là chín chắn, nàng trở thành tình nhân chính thức của một người đàn ông rất yêu thương vợ mình nhưng cũng vô cùng yêu quý nàng. Nàng lại bào chữa: "Đàn ông thế mới là đàn ông. Anh ấy làm sao bỏ vợ khi chị ấy quá yêu anh và sống nhờ vào anh".
Bạn bè giờ không nghe nàng tâm sự, chẳng tin những lời kể lể của nàng về người đàn ông tội nghiệp đó nữa. Chỉ có nàng vẫn mang những nụ cười cuối cùng của mình để mua vui cho một kẻ tham lam mà vẫn tin là mình được yêu.
Bạn bè lên án, cười chê, trách móc nàng, rồi áy náy buông câu: "Cả đời nhẹ dạ, thật tội!".
Theo VNE
Nhỏ nhen như... đàn bà Có thể vì chị là đàn bà nên có kiểu tính của đàn bà: không muốn hao tốn cho những bữa nhậu. Nhưng, người biết chuyện lại nói chị nhỏ nhen, đời ai sống được hai lần. Anh đã cho chị viên mãn một đời làm vợ, sao với niềm vui nho nhỏ của chồng, chị lại không nới tay chấp nhận? Anh...