Độn cằm V Line là gì? Độn cằm có đau và nguy hiểm không?
Độn cằm là một trong những phương pháp thẩm mỹ giúp tối ưu khắc phục tình trạng cằm lẹm ngắn ….để mang đến dáng cằm V line đẹp cân đối. Dưới đây là tổng hợp toàn bộ những điều cần biết về độn cằm xu hướng được nhiều chị em lựa chọn.
Độn cằm là gì?
Phẫu thuật độn cằm hay tạo hình cằm chính là biện pháp tác động vào vùng cằm, tạo dáng cằm đẹp, cân xứng với gương mặt, khắc phục những khuyết điểm của cằm. Độn cằm có thể chỉnh sửa một cách triệt để các khiếm khuyết không mong muốn của cằm, trong đó có cằm ngắn, cằm lẹm…
Cằm V line là gì?
Cằm V line là khuôn dáng cằm có hai góc xương hàm giao nhau tại đỉnh cằm tạo hình chữ V cân đối. Người sở hữu cằm V line giúp gương mặt trở nên xinh đẹp, thanh tú hơn rất nhiều. Cằm V Line đang là xu hướng được nhiều chị em Việt ưa chọn. Người sở hữu dáng cằm Vline là người có số mệnh may mắn và thành công trong sự nghiệp.
Khuôn mặt V line là gì?
Một khuôn mặt V line phải đảm bảo các yếu tố cằm Vline thon gọn, khuôn mặt thanh mảnh, không quá mập và chiều dài mặt hợp lý. Để đánh giá khuôn mặt Vline bạn cần phải dựa trên các yếu tố sau:
Góc thẳng: Các vùng trên gương mặt phải đạt tỉ lệ 1/3: Phần 1 từ chân tóc tới đỉnh của chân mày, phần 2 từ đỉnh chân mày tới nhân trung, phần 3 từ nhân trung tới đỉnh cằm.
Góc nghiêng: 3 điểm đỉnh (cằm, môi, mũi) tạo thành một đường thẳng.
Trên thực tế, cấu trúc xương hàm phần lớn người Việt có dáng cằm V line rất ít. Chính vì vậy phẫu thuật độn cằm Vline đang là xu hướng phổ biến hiện nay.
Các phương pháp độn cằm Vline
Hiện nay có 2 phương pháp độn cằm Vline chính đó là:
Độn cằm sụn nhân tạo
Độn cằm sụn nhân tạo là giải pháp tạo hình lại vùng cằm theo dáng mong muốn bằng cách đặt chất liệu độn vào khắc phục khuyết điểm vùng cằm tạo tổng thể khuôn mặt cân đối theo hình mặt V line.
Phương pháp thực hiện, bác sĩ thẩm mỹ sẽ tạo một đường mổ phía bên trong niêm mạc, đi qua vùng môi dưới từ 2 – 3 cm, khu vực trước xương cằm.
Sau đó, dùng các dụng cụ y tế chuyên dụng bóc tách niêm mạc, tạo khoảng trống vùng cằm để đưa chất liệu độn vào và chỉnh hình cân đối theo đúng tỉ lệ dáng cằm V line.
Độn cằm tự thân ( Trượt cằm)
Độn cằm tự thân hay còn gọi là trượt cằm là phương pháp tạo hình dáng cằm can thiệp bằng chính phần xương cằm của cơ thể.
Với phương pháp này, bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng cắt tách xương, đẩy toàn bộ khối cằm ra phía trước hoặc phía sau nhằm thay đổi hình dáng cằm V line.
Đối tượng áp dụng cho phẫu thuật độn cằm
Những đối tượng áp dụng phẫu thuật độn cằm bao gồm cả nam nữ muốn có nhu cầu thay đổi dáng cằm thêm thẩm mỹ. Khi độn cằm sẽ khắc phục được các khuyết điểm như cằm ngắn, cằm lẹm, cằm lệch, mất cân đối 2 bên.
Quy trình phẫu thuật độn cằm V-Line
- Bước 1: Bác sĩ sẽ khám, tư vấn và đo kích thước vùng cằm.
- Bước 2: Bác sĩ tạo dáng miếng độn cằm và vẽ vùng bóc tách trên cằm.
- Bước 3: Sát trùng vùng mổ, gây tê tại chỗ, đường rạch nằm nhỏ ở niêm mạc môi dưới, bóc tách khoang đặt miếng độn.
Video đang HOT
- Bước 4: Đặt miếng độn cằm, cân đối cho vừa với khuôn mặt, tạo dáng chữ V ở vùng cằm.
- Bước 5: Khâu vết mổ, băng ép giảm sưng.
Phương pháp chăm sóc sau phẫu thuật độn cằm:
- Sau mổ 10 – 15 phút có thể ra về, uống thuốc theo toa bác sĩ.
- Vùng cằm sưng nề trong 3 ngày đầu, giảm sưng sau 5 – 7 ngày.
- Tháo băng ép vùng cằm vào ngày thứ 3.
- Vết thương vùng niêm mạc môi được khâu bằng chỉ tiêu nên không cần cắt chỉ.
Kinh nghiệm độn cằm V line và lưu ý khác
Dưới đây là những kinh nghiệm thực tế về phương pháp tạo hình cằm V line sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về quá trình phẫu thuật độn cằm:
1. Độn cằm bao lâu thì lành và đẹp?
Vết khâu trong niêm mạc khô, lành lại sau 7 – 10 ngày. Một số trường hợp thời gian lành kéo dài tới 2 tuần cũng là điều bình thường. Sau 3 – 4 tuần, chỉ khâu sẽ tự tiêu mà không cần cắt chỉ và tới bệnh viện tháo băng theo lịch hẹn của bác sĩ.
2. Phẫu thuật độn cằm có đau và nguy hiểm không?
Dưới kỹ thuật và tay nghề lâu năm, bác sĩ chỉ can thiệp vùng niêm mạc dưới cằm để đặt chất liệu độn, không xâm lấn sâu vào vùng cấu trúc xương hàm.
Do đó, chức năng nhai, dây thần kinh cảm giác, … không có bất kỳ ảnh hưởng. Đặc biệt vết rạch rất nhỏ chỉ từ 2 – 3 cm nên nguy hiểm được hạn chế tối đa.
Tuy nhiên trên thực tế thì vẫn còn tồn tại những rủi ro khi thực hiện nhưng điều này vẫn trong tầm kiểm soát.
Sau khi thực hiện phẫu thuật độn cằm cần có sự giám sát và hỗ trợ của các giáo sư đầu ngành thẩm mỹ.
3. Độn cằm có được vĩnh viễn không?
Phẫu thuật độn cằm hiệu quả duy trì được từ 10 – 20 năm. Tuy nhiên, độn cằm độn cằm kéo dài được bao lâu còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan như:
Cơ địa: Mức độ thích ứng của miếng độ với cơ thể mỗi người khác nhau nên sẽ ảnh hưởng tới thời gian duy trì là ngắn hay dài.
Chất lượng miếng độn: quyết định nhiều tới độn cằm giữ được bao lâu. Chắc chắn, chất liệu cao cấp sẽ đem lại hiệu quả lâu dài hơn những chất liệu độn kém chất lượng.
Trình độ bác sĩ: Tay nghề bác sĩ yếu kém không chỉ làm độn cằm không được vĩnh viễn mà còn tăng nguy cơ biến chứng.
4. Độn cằm hết hô được không?
Xét về mặt kỹ thuật thì độn cằm chỉ tác động đến vùng cằm không can thiệp tới vùng xương hàm nên không thể khắc phục tình trạng hô. Để hết hô bạn nên áp dụng các phương pháp khác như niềng răng…
Ưu điểm và nhược điểm của độn cằm
Những ưu điểm của phẫu thuật độn cằm gồm:
Khiến gương mặt cân đối hài hòa.
Cải thiện ngoại hình giúp bạn thêm tự tin.
Bạn có thể muốn đảo ngược phẫu thuật nếu không hài lòng với kết quả.
Độn cằm là một phẫu thuật khá dễ dàng, có thể được thực hiện tại các cơ sở ngoại trú. Nó thường mất khoảng 2 giờ để hoàn thành. Bạn có thể tháo chỉ và băng gạc trong vòng một tuần sau phẫu thuật.
Phẫu thuật hầu như không để lại sẹo vì vết cắt có thể được ẩn bên trong miệng.
Nhược điểm của phẫu thuật độn cằm
Các tác dụng phụ: bạn sẽ bị tê ở cằm, thâm tím hoặc sưng ở vùng điều trị trong một vài tuần sau khi làm thủ thuật.
Những rủi ro và biến chứng như làm hư răng liền kề trong quá trình phẫu thuật. Hoặc có thể bị nhiễm trùng từ bên trong miệng.
Thời gian phục hồi lâu: sau phẫu thuật, bạn phải ở lại bệnh viện ít nhất 1 đêm. và nghỉ khoảng 1 tuần tại nhà trước khi đi làm và hoạt động bình thường. Tổng thời gian phục hồi thường kéo dài khoảng 6 tuần, thậm chí vài tháng.
Bạn sẽ cần phải trả một khoản tiền lớn, do đó có thể phải đối mặt với rủi ro tài chính.
Lưu ý chăm sóc sau độn cằm
Muốn sau độn cằm nhanh lành và kết quả đẹp lâu dài, khách hàng cần lưu ý về vệ sinh và chế độ ăn uống.
- Giảm đau sưng sau phẫu thuật
Đau sưng sau độn cằm là là tình trạng không tránh khỏi. Để giảm đau sưng bạn có thể sử dụng các phương pháp như chườm lạnh, chườm ấm và hỏi lại để được bác sĩ tư vấn đúng cách.
- Vệ sinh vết khâu
Vết thương nằm phía trong khoang miệng nên vấn đề vệ sinh cần hết sức lưu ý. Hàng ngày, bạn cần khử khuẩn bằng sản phẩm vệ sinh y tế chuyên dụng và thay băng thường xuyên.
- Độn cằm xong nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
Khi thực hiện độn cằm bạn nên ăn thực phẩm mềm dạng lỏng như sữa, cháo loãng, súp, uống nhiều nước ép hoa quả.
- Hạn chế vận động mạnh
Các hoạt động thể thao nên tạm ngừng trong thời gian này bởi những vận động mạnh của cơ thể sẽ khiến miếng độn cằm chưa ổn định bị lệch lạc.
Những lưu ý quan trọng khi thực hiện độn cằm:
- Để mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao và hạn chế rủi ro phát sinh, nên lựa chọn cơ sở thực hiện uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản.
- Theo dõi và thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe sau khi độn cằm. Tuân thủ biện pháp chăm sóc được bác sĩ tư vấn.
- Cần ngưng sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,… trước và sau khi phẫu thuật độn cằm khoảng 2 tuần.
- Tái khám theo lịch hẹn để được bác sĩ đánh giá tình trạng phục hồi.
- Nếu xuất hiện các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, sốt cao, đau đầu, cằm đau nhức, mưng mủ,…cần gặp ngay bác sĩ.
Chuyên gia chia sẻ tips chăm sóc da sau phẫu thuật thẩm mỹ
Theo Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ, mặc dù thời gian phục hồi khuôn mặt có thể khác nhau giữa các bệnh nhân, nhưng các phương pháp chăm sóc có sẵn sẽ giúp giảm thời gian đó.
Bằng cách làm theo các mẹo dưới đây, bạn có thể giảm nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ.
Trong bài viết này, chúng ta bàn về vấn đề hệ vi sinh của cơ thể, từ đó hiểu hơn về một khía cạnh chăm sóc da vẫn còn nằm trong "vùng bí mật".
1. Làm sạch và dưỡng ẩm
Phẫu thuật thẩm mỹ liên quan đến vùng mặt có thể là phẫu thuật căng da mặt, độn cằm hoặc phẫu thuật môi. Nghỉ ngơi là việc hết sức quan trọng trong 24 giờ sau khi nâng cấp. Khuôn mặt được băng bó của bạn có thể bị chảy máu nhẹ, điều này là bình thường. Nhớ chú ý đến phản ứng của khuôn mặt sau khi phẫu thuật.
Sau 24 giờ, bạn có thể tháo băng và sẽ cảm thấy đau xung quanh vết mổ. Rửa những vết mổ này bằng xà phòng và nước 3 lần một ngày để tránh vi khuẩn và nhiễm trùng. Hãy nhẹ nhàng khi rửa mặt và sử dụng chất tẩy rửa kháng khuẩn nhẹ để tránh vi khuẩn tích tụ.
Nên rửa mặt nhẹ nhàng sau khi phẫu thuật thẩm mỹ (ảnh minh họa)
Bác sĩ phẫu thuật của bạn cũng có thể cung cấp cho bạn một loại thuốc mỡ kháng sinh để sử dụng. Sau đó, dưỡng ẩm để giảm sẹo. Nếu da của bạn và các vết mổ không được khô, bằng cách làm sạch và dưỡng ẩm, bạn có thể giữ cho da mặt sạch sẽ và được chăm sóc.
2. Trang điểm
Sưng có thể xảy ra 2 hoặc 3 ngày sau khi phẫu thuật. Mặc dù điều này là bình thường, nhưng nhiều bệnh nhân muốn che vết sưng bằng cách trang điểm hoặc tiếp tục thói quen làm đẹp hàng ngày của họ sau khi phẫu thuật thẩm mỹ.
Tuy nhiên, sau phẫu thuật bạn có thể sẽ không ra khỏi nhà trong 1 hoặc 2 tuần, nên đừng vội trang điểm ngay lập tức. Thay vào đó, hãy dành khoảng 1 tuần để khuôn mặt được phục hồi. Mặc dù vậy, nếu vẫn muốn trang điểm, bạn cần chắc chắn rằng bạn không có vết thương hở trước khi trang điểm. Và trang điểm với mỹ phẩm khoáng cũng là một lựa chọn dành cho bạn. Đây là loại mỹ phẩm có nguồn gốc từ các khoáng chất hoàn toàn tự nhiên, không hương liệu, không chất bảo quản, không hóa chất nên rất lành tính cho da, kiềm da tốt, giúp bảo vệ da bạn khỏi tia tử ngoại và các tác nhân ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, vẫn cung cấp độ che phủ mà bạn đang tìm kiếm. Nếu da bạn ửng đỏ, hãy sử dụng lớp nền màu xanh lá cây để cân bằng. Bạn có thể có được vẻ ngoài tự nhiên trong khi vẫn che được vết sưng tấy hoặc bầm tím.
Trang điểm với mỹ phẩm khoáng cũng là một lựa chọn phù hợp hậu 'dao kéo'.
Đừng quên tẩy trang mỗi tối. Làm sạch và dưỡng ẩm cũng nên là một phần trong thói quen hàng ngày của bạn. Bạn thậm chí có thể không cảm thấy cần phải trang điểm.
3. Tránh ánh nắng mặt trời sau phẫu thuật thẩm mỹ
Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho làn da của bạn trong thời gian phục hồi cơ mặt. Mặc dù tiếp xúc thông thường không có hại nhưng bạn vẫn nên tránh ánh nắng mặt trời quá mức trong ít nhất một tháng. Các mẹo chăm sóc da hàng ngày sẽ nhắc nhở bạn rằng mặc dù việc hấp thụ vitamin D là rất quan trọng, nhưng bất cứ thứ gì dư thừa đều nguy hiểm.
Tuyệt đối tránh ánh nắng mặt trời sau phẫu thuật.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trên các vết mổ có thể làm cho các khu vực này trở nên sẫm màu hơn. Nó cũng có thể kéo dài thời gian phục hồi của bạn. Vì vậy, hãy luôn nhớ sử dụng kem chống nắng để bảo vệ những vùng da này khỏi ánh nắng mặt trời. SPF 30 cung cấp sự bảo vệ vừa đủ mà không làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn. Nhớ mang theo mũ và kính râm để có thêm sự bảo vệ.
4. Giảm thiểu sưng và chảy máu
Tình trạng sưng và bầm tím sau khi căng da mặt có xu hướng trở nên tồi tệ hơn trước khi quá trình chữa lành bắt đầu. Điều tồi tệ nhất thường xảy ra trong những ngày đầu tiên sau khi bạn phẫu thuật thẩm mỹ.
Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng và bầm tím. Ngoài ra, chườm lạnh xung quanh khu vực phẫu thuật cũng có thể giúp giảm sự đổi màu. Bạn có thể giảm thiểu sưng và bầm tím bằng cách kê cao đầu. Sử dụng nhiều gối khi ngủ để giữ đầu thẳng và thoải mái.
Bạn sẽ thấy tình trạng sưng tấy tồi tệ nhất vào buổi sáng, đặc biệt là xung quanh hàm. Hãy nhớ rằng, điều này là bình thường. Để giảm thiểu sưng thêm, bạn cũng có thể tránh cúi xuống, tránh nâng nặng, tránh va đập bất cứ thứ gì vào mặt và cổ.
Chảy máu nhẹ là bình thường, điều này thường xảy ra do huyết áp tăng lên do cúi, nâng, ho, hắt hơi hoặc căng thẳng. Hãy giữ hoạt động ở mức tối thiểu, đặc biệt là trong 10 ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật.
Các loại thuốc như aspirin và các loại thảo mộc như tỏi, nhân sâm và bạch quả cũng có thể gây chảy máu, vì vậy bạn nên tránh sử dụng. Mức độ sưng phù mà bệnh nhân gặp phải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu cơn đau do sưng không thuyên giảm bằng thuốc giảm đau, hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn.
Sau thủ thuật thẩm mỹ, tình trạng sưng tồi tệ nhất thường diễn ra vào buổi sáng.
5. Tránh sẹo sau phẫu thuật thẩm mỹ
Nhóm tuổi từ 35 đến 50 là nhóm phổ biến nhất để thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ. Không giống như thế hệ trẻ, các nhóm tuổi trưởng thành hơn biết tầm quan trọng của việc bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo phục hồi hoàn toàn.
Không nên tác động lên bất kỳ lớp da nào bị bong tróc. Điều này có thể gây nhiễm trùng hoặc để lại sẹo. Thay vào đó, hãy sử dụng bơ ca cao, vitamin E hoặc gel trị sẹo trong 6 tuần sau khi phẫu thuật. Nhẹ nhàng xoa bóp thuốc mỡ vào vết sẹo sẽ giúp da mềm mại hơn.
Da bị khô cũng có thể gây ra sẹo. Nếu xảy ra hiện tượng này, bạn hãy bôi thuốc mỡ kháng sinh. Kem giữ ẩm cũng có thể giúp giữ nước cho da. Vết sẹo của bạn thường có màu hồng đậm sau khi cắt bỏ vết khâu. Tuy nhiên, theo thời gian, màu hồng sẽ nhạt dần và chuyển thành màu trắng.
Tại sao gương mặt thường phù lên sau PTTM, có nguy hiểm không? Có những trường hợp là phản ứng bình thường của cơ thể nhưng cũng có không ít chị em gặp biến chứng thẩm mỹ. Công nghệ thẩm mỹ ngày càng phát triển, nhu cầu làm đẹp của con người cũng ngày càng cao, việc can thiệp dao kéo để sở hữu những đặc điểm ngoại hình như mong muốn đã không còn quá...