Đón bình minh ở Thượng Phùng
Một ngày mặt trời lên muộn, chúng tôi đã có những trải nghiệm khó quên ở Thượng Phùng – một xã biên giới của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Tôi thức dậy lúc sáng sớm sau một đêm khó ngủ tại Đồn Biên phòng Săm Pun bởi tiếng xe ô tô ầm ì chạy suốt đêm. “Ở vùng biên heo hút này sao nhiều xe hàng thế?” – tôi đem băn khoăn đó, hỏi những người lính biên phòng trong tuần trà chào buổi sáng. “Tiếng gió đó nhà báo ơi. Đặc sản ở đây là gió mà”. “Trời, gió rít khủng khiếp thế sao” – tôi thốt lên. Một cán bộ biên phòng tiếp lời: “Ở đây, gió làm cho cây không lớn nổi ấy chứ”. Gió, sương muối, đất đai khô cằn là một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả canh tác của người dân không cao. Đây cũng là thách thức mà chính quyền địa phương đang tìm cách hóa giải. Trong đó, Đồn Biên phòng Săm Pun với vai trò làm tham mưu cho xã cũng đang tìm mọi nguồn lực, xây dựng các mô hình giúp dân xóa đói, giảm nghèo.
Cán bộ Đồn Biên phòng Săm Pun tới thăm người dân trên địa bàn
Sương tan cũng là lúc người dân kéo tới tập trung ở sân đồn biên phòng. Những gương mặt sạm nắng gió không giấu được sự háo hức. Hỏi ra mới biết, họ tập trung ở đây để chờ sang Trung Quốc làm việc. Trước đây, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bà con trong vùng thường vượt biên sang Trung Quốc làm thuê. Thậm chí còn có các đường dây đưa người đi nước ngoài trái phép. Tình trạng người lao động bị quỵt tiền công, bị trấn lột khi trở về nhà thường xuyên xảy ra. Điều đó khiến cho an ninh trật tự ở Thượng Phùng diễn biến phức tạp, việc quản lý, kiểm soát người qua lại biên giới gặp nhiều khó khăn.
Trước thực trạng đó, năm 2016, Đồn Biên phòng Săm Pun đã tham mưu cho lãnh đạo huyện Mèo Vạc xây dựng cơ chế hợp tác xuất khẩu lao động với huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Với sự bảo hộ của chính quyền hai bên, người dân sẽ được tạo điều kiện thuận lợi sang làm việc tại huyện Phú Ninh; đồng thời các công ty, doanh nghiệp của huyện Phú Ninh cũng được tạo điều kiện để tuyển công dân Mèo Vạc sang làm việc. Người lao động được đảm bảo trả tiền công đúng với công sức bỏ ra và được hưởng bảo hiểm y tế. Người dân từ 18 đến 55 tuổi có sức khỏe tốt muốn xuất khẩu lao động chỉ cần đăng ký với xã.
Video đang HOT
Khi người lao động được xét duyệt, UBND huyện Mèo Vạc sẽ hỗ trợ làm giấy thông hành, bố trí xe đưa người lao động tới bàn giao cho phía đối tác tại cửa khẩu Săm Pun. Việc thực hiện thỏa thuận đưa lao động sang biên giới làm việc hợp pháp đã góp phần làm giảm tình trạng lao động tự do vượt biên trái phép, giúp người lao động an tâm hơn khi làm việc.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Chảo Đức Sơn, thôn Lùng Vần Chải, xã Thượng Phùng phấn khởi: “Chính quyền có chủ trương đưa người dân sang Trung Quốc lao động thế này, tôi thấy rất tốt. Vợ tôi đã đăng ký đi đợt trước với mức lượng 9 triệu đồng/tháng, được miễn phí chỗ ngủ và 2 bữa ăn”. Thực tế, trong nhiều năm qua, Thượng Phùng vẫn là xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang. Cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông còn rất hạn chế, hầu hết chỉ đi được xe máy vào mùa nắng. Với tinh thần chia sẻ “Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, từ đầu năm 2018, phòng Tham mưu BĐBP Hà Giang đã nhận giúp đỡ xã Thượng Phùng xóa đói, giảm nghèo, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện tốt chương trình, Phòng Tham mưu đã tổ chức phát động cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị kết hợp sự ủng hộ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tham gia đóng góp xây dựng được quỹ vốn 250 triệu đồng. Từ nguồn vốn này, đơn vị đã triển khai hỗ trợ 10 hộ nghèo mỗi hộ 1 con bò và 15 triệu đồng tiền vốn để mua lợn giống, thức ăn chăn nuôi và sửa chữa chuồng trại. Thông qua đó đã giúp nhân dân trên địa bàn có điều kiện để chăn nuôi, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, giảm tỷ lệ hộ nghèo một cách bền vững. Đến nay 100% thôn, bản ở xã Thượng Phùng có nhà văn hóa, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng dân cư trong thôn. Trong ngày khai giảng năm học mới Phòng Tham mưu BĐBP Hà Giang tổ chức vận động quyên góp các nhà hảo tâm tặng 10 suất quà trị giá hơn 10 triệu đồng cho các cháu học sinh nghèo. Ngoài ra, Phòng Tham mưu phối hợp với Đồn Biên phòng Săm Pun còn đề xuất với chính quyền xã Thượng Phùng căn cứ vào quỹ đất hiện có của xã thực hiện việc hỗ trợ cấp đất theo quy định của pháp luật cho các hộ nghèo trên địa bàn an cư lạc nghiệp.
Ngọc Lan
Theo Congthuong
Gần 300 người ở xã vùng cao Quảng Nam bị cô lập do sạt lở
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua khiến tuyến đường từ thôn Atu 2 đi Atu 1 (xã Ch'Ơm (H.Tây Giang, Quảng Nam) bị sạt lở tại 7 điểm, gây cô lập gần 60 hộ dân với gần 300 nhân khẩu.
Nhiều nhà dân ở xã Ch'Ơm có nguy cơ bị sạt lở sau mưa lũ . Ảnh: Nam Thịnh
* Chưa tìm thấy 3 ngư dân mất tích trên biển
Chiều 6.9, ông Bríu Hồ, Chủ tịch UBND xã Ch'Ơm (H.Tây Giang, Quảng Nam), cho biết do đợt mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua khiến tuyến đường từ thôn Atu 2 đi Atu 1 bị sạt lở tại 7 điểm, trong đó điểm sạt lở nặng nhất dài hơn 30 m, gây cô lập hoàn toàn đường lên Atu 1 nơi đang có gần 60 hộ dân với gần 300 nhân khẩu đang sinh sống.
Cũng theo ông Bríu Hồ, hiện trên địa bàn xã có hàng chục hộ đồng bào Cơ Tu ở các điểm tái định cư đang đứng trước nguy cơ sạt lở cao từ taluy dương và taluy âm. Trước tình trạng trên, chính quyền địa phương đã vận động người dân sơ tán đến các địa điểm phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản trong suốt thời gian diễn ra mưa lũ; đồng thời khuyến cáo người dân không nên tự ý đến gần những điểm sạt lở để tránh nguy hiểm.
Ngoài ra, theo Phòng NN-PTNT H.Tây Giang, tính đến ngày 5.9, ngoài 5 hộ dân ở xã A Xan phải di dời khẩn cấp do sạt lở taluy âm, khoảng 15 hộ ở xã Lăng cũng đang đứng trước nguy cơ sạt lở cao về nhà ở. Các tuyến đường từ A Xan đi lên các xã Ga Ry, Ch'Ơm sạt lở nghiêm trọng, giao thông bị ách tắc.
Chiều cùng ngày (6.9), ông Nguyễn Tấn Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Tam Hải (H.Núi Thành, Quảng Nam), cho biết 3 ngư dân ở địa phương gồm ông Nguyễn Tấn Vân (56 tuổi), Lê Văn Phường (46 tuổi), Trần Văn Cảm (55 tuổi), mất tích trên biển Trường Sa do chìm tàu QNa-91928 TS, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm thấy.
Công tác tìm kiếm vẫn đang được lực lượng chức năng triển khai. Theo thông báo của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, tàu kiểm ngư 420 đã chở 41 ngư dân được ứng cứu vào cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), dự kiến cập cảng ngày 8.9. Trước đó, khoảng 8 giờ ngày 2.9, tàu QNa-91928 TS do ngư dân Bùi Văn Quốc (xã Tam Hải) làm thuyền trưởng cùng 43 ngư dân đang trên đường vào bãi Thuyền Chài (quần đảo Trường Sa) tránh trú gió thì bị sóng đánh chìm. Đến 14 giờ 30 chiều 3.9, có 41 ngư dân được cứu, 3 người mất tích.
Tại Hà Tĩnh, báo cáo của UBND tỉnh cho biết mưa lũ xảy những ngày qua đã làm 5 người chết; 64 xã, phường, thị trấn với 5.567 hộ bị ngập lụt; hơn 300 trường học với gần 50.000 học sinh chưa thể đến trường do lũ; hàng ngàn héc ta lúa, rau màu, cây ăn quả bị ngập, hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế bị hư hỏng nặng.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu UBND các huyện, TP, thị xã tổ chức cứu trợ, hỗ trợ người dân vùng lũ, không để người nào thiếu lương thực, nước uống; dọn dẹp vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, xử lý nước sạch; cấp thuốc điều trị, khám chữa bệnh và không để dịch bệnh bùng phát. Đặc biệt, Sở GD-ĐT kiểm tra và phối hợp với các địa phương sửa chữa các trường học bị hư hỏng, hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh vùng lũ.
Theo Danviet
Thông tin mới vụ 4 sinh viên tử vong khi lao xe máy vào dải phân cách Cơ quan chức năng TP Thái Nguyên (Thái Nguyên) cho biết không khởi tố vụ 5 sinh viên đi xe máy đâm vào dải phân cách làm 4 người tử vong xảy ra trên địa bàn vừa qua. Hiện trường vụ tai nạn. Trưa 26/8, một lãnh đạo công an TP Thái Nguyên cho biết, cơ quan điều tra công an TP Thái...