Đồn Biên phòng Non Nước bảo vệ bình yên biên giới biển
Những năm qua, Đồn Biên phòng (ĐBP) Non Nước, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Đà Nẵng đã góp phần cùng chính quyền địa phương, hội, đoàn thể bài trừ tệ nạn xã hội, ngăn chặn các loại tội phạm, xây dựng khu dân cư – tuyến biển bình yên trên địa bàn biên phòng quận Ngũ Hành Sơn.
Cán bộ, chiến sĩ ĐBP Non Nước sửa nhà giúp gia đình anh Nhân.
Nhiều hoạt động giúp các hộ nghèo
Thượng tá Hồ Sỹ Hậu – Đồn trưởng ĐBP Non Nước tâm niệm một điều, muốn nhân dân giúp BĐBP thì BĐBP phải giúp dân trước để dân hiểu, dân tin. Vì vậy, thời gian qua, ĐBP Non Nước đã có nhiều hoạt động giúp các hộ nghèo, nâng bước các học sinh nghèo đến trường.
Đầu tháng 9/2019, ĐBP Non Nước đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) phường Mỹ An, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Silver Shore… tổ chức khởi công, sửa chữa nhà cho gia đình anh Hà Văn Nhân (SN 1981) và chị Huỳnh Thị Bích Tuyền (SN 1981, ở tổ 19, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn).
Vượt qua quãng đường mưa gió, chúng tôi đến nhà anh Nhân. Chị Tuyền cho biết, anh Nhân làm nghề thợ hồ, bị tai nạn giao thông, vỡ xương má phải, phải mổ 3 lần, vết thương vẫn chưa ổn định phải mổ tiếp. Còn chị làm thuê, buôn bán vặt. Hai vợ chồng đang nuôi 2 con đang trong độ tuổi đi học. Tai nạn đã làm gia đình chị khánh kiệt, anh Nhân bị mất sức lao động, gia đình thuộc hộ nghèo của thành phố.
Trước khi được BĐBP sửa chữa lại, do nằm gần biển nên mái tôn, cửa sắt của nhà bị mục nát, nhà cửa dột tứ tung, tường thấm nước loang lổ. Chả đợi đến khi có bão mà mỗi lần mưa, cả hai vợ chồng chị Tuyền lại lo vá víu mái nhà.
ADVERTISEMENT
Gia đình chị Tuyền được Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Silver Shore hỗ trợ 30 triệu đồng để mua vật liệu, còn Ủy ban MTTQ phường Mỹ An hỗ trợ 20 triệu đồng để sửa bếp, nhà vệ sinh. ĐBP Non Nước cử cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ toàn bộ công xây dựng trong quá trình sửa chữa như: Xây nhà vệ sinh, sửa cửa chính, mái tôn, xà gồ, mái trước, sơn mới… hết hơn 70 công. Giờ gia đình chị Tuyền có một ngôi nhà khang trang, sạch đẹp.
Năm 2019, thực hiện chương trình “Nâng bước em tới trường” và mô hình “Con nuôi đồn biên phòng”, ĐBP Non Nước đã đóng góp, xin tài trợ, hỗ trợ, nhận đỡ đầu 2 em Cao Thịnh Phát (trú tại tổ 42, phường Mỹ An), và Thái Gia Bảo (SN 2007, trú tại tổ 72, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, hiện là học sinh Trường THCS Huỳnh Bá Chánh).
Em Cao Thịnh Phát học lớp 2, Trường Tiểu học Lê Lai, mồ côi cha, mẹ bỏ đi không có liên lạc, hiện ở với ông bà nội đã già yếu, thuộc diện hộ nghèo. Em Thái Gia Bảo học lớp 7 Trường THCS Huỳnh Bá Chánh. Bố mẹ li hôn, Bảo ở với ông bà nội cũng thuộc hộ nghèo của thành phố.
Video đang HOT
Mặc dù có hoàn cảnh khó khăn nhưng các em luôn cố gắng đạt thành tích cao trong học tập, được thầy cô giáo yêu quý. Mỗi tháng, mỗi em sẽ được hỗ trợ 500 nghìn đồng.
Nỗ lực trong đấu tranh phòng chống tội phạm
Tin yêu BĐBP, nhân dân trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn đã cung cấp nhiều nguồn tin đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh biên giới biển, các điểm nóng ở khu dân cư cho đồn. Từ đầu năm 2019 đến nay, ĐBP Non Nước đã phát hiện khởi tố 4 vụ án về tàng trữ, mua bán chất ma túy, hàng giả.
Mô tô nước của ĐBP Non Nước hoạt động hiệu quả trên biển.
Địa bàn ven biển các phường Mỹ An, Hòa Hải và Khuê Mỹ là nơi có nhiều dự án kinh tế, khách sạn, nhà hàng… phát triển, kéo theo khách lưu trú đông cùng với nhiều hệ lụy về các loại tội phạm trà trộn. Tại địa bàn phường Mỹ An đã có một số người nước ngoài đến thuê nhà dân nghỉ trọ, tổ chức đánh bạc qua mạng, thuê quán kinh doanh karaoke quá khuya.
Là vụ việc liên quan đến người nước ngoài, nên BĐBP đề nghị lên Công an thành phố quản lý, giải quyết. Đồng thời, phối hợp với Đội 8394 tuần tra cùng tiến hành các biện pháp tuyên truyền, vận động, trả lại bình yên trong khu dân cư.
ĐBP Non Nước nằm ở khu vực bãi ngang nên trước đây, mỗi lần tuần tra trên biển hay có vụ việc gì, Đồn phải huy động cán bộ, chiến sĩ khiêng xuồng máy ra biển rất vất vả. Nay Đồn được UBND TP. Đà Nẵng cấp 2 chiếc mô tô nước. Phương tiện này chỉ cần 12 người khiêng, sử dụng hiệu quả trong việc cứu hộ cứu nạn và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Khi sóng biển lớn, xuồng không hoạt động được thì mô tô nước vẫn chạy tốt.
Tại vùng biển khu vực quận Ngũ Hành Sơn do Đồn phụ trách, hải sản nhiều nên nhiều tàu cá loại nhỏ từ 60CV trở xuống của tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng đã hành nghề kéo lưới bằng hình thức giã cào, hành nghề không có giấy phép và giấy phép quá hạn, khai thác sai vùng quy định.
Thực hiện các văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND TP. Đà Nẵng, những năm qua ĐBP Non Nước đã xử lý nhiều vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Từ tháng 6 đến nay, Đồn đã xử phạt vi phạm hành chính 3 vụ tiêu biểu: Ông Văn Quốc Hoàng (SN 1979, ở tổ 20 phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) bị xử phạt 3 triệu đồng vì khai thác hải sản không có giấy phép; Ngư dân Nguyễn Thanh (SN 1969, ở tổ 22 phường Thọ Quang) sử dụng giấy phép khai thác thủy sản quá hạn, khai thác sai nội dung trong giấy phép, khai thác sai vùng quy định bị phạt tiền 4 triệu đồng và trường hợp ông Lê Diện (SN 1954, ở xã Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam) kéo lưới giã cào tại vùng biển ven bờ thuộc phường Hòa Hải, bị xử phạt 12 triệu đồng.
Về cứu hộ cứu nạn, 17 giờ chiều 31/7, nhóm 6 em học sinh lớp 10, Trường THPT Phan Thành Tài, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng rủ nhau ra khu vực bãi biển Tân Trà để tắm biển.Trong lúc tắm biển, nhóm học sinh trên bất ngờ bị sóng lớn đánh và cuốn trôi ra xa.
Lực lượng cứu hộ phát hiện vụ việc nên nhanh chóng bơi ra ứng cứu và đưa vào bờ được 4 em học sinh. Riêng 2 học sinh Lâm Thành Đạt và Đoàn Thanh Cường chưa kịp được ứng cứu đã bị sóng cuốn chìm và mất tích.
Nhận được tin báo, ĐBP Non Nước đã sử dụng 1 xuồng và 2 mô tô nước cùng với lực lượng chức năng quận Ngũ Hành Sơn phối hợp cùng ngư dân dùng thuyền thúng để tìm kiếm nạn nhân. Do sóng lớn và thời tiết có mưa nên việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. Đến chiều 1/8, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân cách vị trí mất tích khoảng 5 km.
Lam Hạnh
Theo baophapluat
Thị trấn Italia cho không nhà, thưởng tiền cho cư dân mới
Một thị trấn ở Italia đang cho đi miễn phí các ngôi nhà tại đây, trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm thu hút người đến ở. Tuy nhiên, việc này cũng đi kèm với những điều kiện.
Thị trấn Cammarata nằm bên vách núi, với khung cảnh tuyệt đẹp của núi Etna, những buổi hoàng hôn lộng lẫy trên đảo Sicily ở Địa Trung Hải và thấm đẫm lịch sử.
Thị trấn Cammarata nằm bên vách núi
Với dân số tụt giảm và nhiều ngôi nhà để trống, Thị trưởng Vincenzo Giambrone đã khởi động chương trình đầy tham vọng nhằm cứu sống quê nhà, một trung tâm văn hoá lịch sử lâu đời.
Ông đang thuyết phục chủ của các ngôi nhà bị bỏ hoang giao lại chìa khóa cho các cư dân mới, những người sẵn sàng tu sửa lại các ngôi nhà và định cư lâu dài tại đây.
Các cặp đôi sinh con sau khi chuyển đến thậm chí sẽ nhận được thêm một khoản tiền thưởng.
Ưu tiên được giành cho các cặp đôi trẻ có con nhỏ
Người mua phải nộp một bản đề xuất tu sửa nhà, trả khoản đặt cọc trị giá 5.000 Euro (gần 130 triệu đồng) và cam kết sửa lại ngôi nhà trong vòng ba năm.
Khoản đặt cọc sẽ được trả lại khi việc tu sửa hoàn tất, và toà nhà được chuyển thành nhà ở cho gia đình hoặc một địa điểm kinh doanh như nhà nghỉ, nhà hàng hoặc cửa tiệm. Ưu tiên đang được giành cho các cặp đôi trẻ có con nhỏ.
Dân số thị trấn đang tụt giảm nghiêm trọng
Các cặp đôi chuyển đến thị trấn và sinh con sau đó sẽ nhận được khoản tiền thưởng 1.000 Euro tiền mặt.
Ông Giambrone nói với CNN rằng, ông quyết tâm đưa thị trấn nằm ở độ cao 975m so với mặt nước biển này một lần nữa trở thành một nơi tràn đầy sức sống.
Ông nói: "Tôi không thể đứng nhìn trung tâm lịch sử tuyệt đẹp này trở nên trống rỗng và biến thành một đống đổ nát. Nó khiến tôi rất đau lòng".
Thị trấn có hơn 100 ngôi nhà bỏ trống sẵn sàng chào đón các cư dân mới đến ở
Có hơn 100 ngôi nhà bị bỏ hoang trong thị trấn, có nguy cơ đổ sụp bất cứ lúc nào.
Sicily, hòn đảo lớn nhất ở Địa Trung Hải, có mùa hè khô nóng và mùa đông ẩm ướt không quá lạnh, chỉ có tuyết ở những khu vực cao hơn.
Một số thị trấn nằm trên hòn đảo thuộc Italia này đã rao bán nhà với giá chỉ 1 Euro - với điều kiện là người mua phải tự bỏ tiền ra tu sửa chúng. Các thị trấn Sambuca hay Zungoli đã khởi động các chương trình tương tự để thu hút người đến ở và nguồn đầu tư.
Anh Thư
Theo vietnamnet.vn
Chung tay hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em vùng biên được đến trường Những năm qua, cùng với việc hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, thông qua chương trình "Nâng bước em tới trường", tập thể cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Thành phố (TP) Đà Nẵng còn là điểm tựa cho những học sinh vùng biên có hoàn cảnh khó khăn nuôi dưỡng...