Đòn bẩy hạ tầng kích thị trường BĐS khu Nam TP.HCM “vượt mặt” khu Đông
Với chiến lược hướng ra biển được quy hoạch gần đây, TPHCM đang dành cho khu Nam một nguồn lực tài chính khá lớn để đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối.
Mới đây, Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Phong tại Hội nghị sơ kết thực hiện thí điểm thành lập Ban quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Nam (Ban quản lý Khu Nam). Theo đó, chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong giao Sở Giao thông – Vận tải về việc đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông tại khu Nam Thành phố phù hợp với yêu cầu phát triển, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố.
Trong 10 năm trở lại đây, hạ tầng khu vực phía Nam Sài Gòn ngày càng hoàn thiện với loạt công trình giao thông được đầu tư nâng cấp tạo nên sự đồng bộ, kết nối cho khu vực. Trong năm 2018, khu vực phía Nam Sài Gòn tiếp nhận kinh phí đầu tư lên đến hơn 115 nghìn tỷ đồng, để phát triển loạt dự án như: Hệ thống hầm chui – cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ; mở rộng đường Huỳnh Tấn Phát lên 30m; mở rộng đường trục Bắc – Nam đoạn từ Hoàng Diệu đến Nguyễn Văn Linh; mở rộng quốc lộ 50 thành 6 làn xe và dự án đường song hành quốc lộ 50; dự án tuyến Metro số 4 (Thạnh Xuân – Nguyễn Hữu Thọ – Khu đô thị Hiệp Phước) có kinh phí đầu tư hơn 97.000 tỷ đồng…Đặc biệt, dự án xây Cầu Thủ Thiêm 4 sẽ kết nối quận 7 – quận 2.
Cầu thủ thiêm 4 được xây dựng sẽ kết nối quận 2 và quận 7 tạo đà phát triển cho BĐS khu Nam Sài Gòn.
Bên cạnh đó, để tạo nên sự kết nối mạnh mẽ giữa khu Quận 7 đến các đô thị thuộc Cần Giuộc, Nhà Bè, TP.HCM cũng đã phê duyệt chủ trương mở rộng tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ từ 4 lên 6 – 8 làn xe, mở rộng thêm 15m đường Lê Văn Lương và khởi công xây dựng cầu Rạch Đỉa có tổng kinh phí 470 tỷ đồng, cầu Long Kiểng 436 tỷ đồng, cầu Rạch Dơi 602 tỷ đồng và cầu Rạch Tôm. Đáng chú ý, dự án cao tốc Bến Lức – TP.HCM – Long thành dự kiến đưa vào sử dụng đầu năm 2020 và tuyến vành đai 3 kết nối liên vùng Long An – TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai khi hoàn thành sẽ tạo nên chuỗi kết nối nhanh giữa khu vực phía Nam thành phố và các tỉnh phía Đông TP.HCM.
Chính từ sự phát triển vượt bậc của khu Nam thời gian gần đây, TPHCM đã chọn cả khu Nam (quận 7, Bình Chánh, Nhà Bè, và Cần Giờ) trong tương lai sẽ trở thành một vùng kinh tế trọng điểm. Theo tầm nhìn đến năm 2025, khu đô thị phía Nam Sài Gòn sẽ trở thành một trong bốn khu đô thị vệ tinh của TP.HCM, giúp thành phố phát triển kinh tế, xã hội và giảm bớt áp lực dân số cho khu vực trung tâm.
Có thể thấy nếu xét về hướng mở quy hoạch trong tương lai, lấy khu Đông và khu Nam để so sánh, thì rõ ràng khu Đông đang có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, với chiến lược hướng ra biển được quy hoạch gần đây, quan niệm này đang dần thay đổi bởi vì TPHCM đang dành cho khu Nam TPHCM một nguồn lực tài chính khá lớn để đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối.
Theo báo cáo thị trường Quý 1 của Công ty DKRA Việt Nam, bắt đầu từ năm 2017 nhiều doanh nghiệp bất động sản đã dồn lực về khu Nam gom quỹ đất lớn chuẩn bị kế hoạch phát triển dự án mới. Với tiềm năng phát triển lớn nhưng thời gian qua khu Nam Sài Gòn cũng đang cùng chung tình trạng với các khu vực khác tại Sài Gòn khi các dự án đủ điều kiện ra mắt thị trường không nhiều. Theo ghi nhận từ đầu năm 2018 đến nay tại Quận 7 chỉ có vài dự án mới được chủ đầu tư tung ra thị trường.
Video đang HOT
Nhiều dự án tại khu Nam ghi nhận giao dịch cao trong thời gian gần đây.
Chính sự khan hiếm này thu hút dòng tiền đầu tư đổ vào và đẩy mặt bằng giá căn hộ một số dự án tăng 20 – 30% chỉ trong vòng một năm qua như Saigon Mia, Riviera Point, The Golden Star… Một số dự án của các chủ đầu tư uy tín như Phú Mỹ Hưng Midtown, Q7 Saigon Riverside Complex của Hưng Thịnh và Green Star của Hưng Lộc Phát với tổng cộng khoảng 5.000 căn hộ vừa mở bán đã ghi nhận tốc độ thanh khoản cao.
Hay mới đây, hai dự án của Sunshine Group với quy mô lớn cũng tạo sức nóng trên thị trường BĐS khu Nam. Đầu tiên là dự án Sunshine City với quy mô 9 block cao tầng nằm ngay tại trung tâm quận 7. Được biết, ngay trong lễ công bố chính thức dự án vào đầu năm nay, 500 căn hộ đầu tiên đã được khách hàng đăng ký.
Được biết, trong quý 3 này, cũng tại khu Nam Sài Gòn, Sunshine Group sẽ tiếp tục ra mẳ Sunshine Diamond River toạ lạc tại quận 7 – TP. HCM, ngay sát sông Sài Gòn. Đây là quần thể đô thị sinh thái mang phong cách resort 4.0 đầu tiên tại Việt Nam với 8 tòa tháp được phối trí theo mô hình compound khép kín. Được biết, ngoài các tiện ích độc đáo như công viên bốn mùa, công viên nước; đường dạo bộ trên không, vườn treo; bể bơi tiêu chuẩn resort…điểm khác biệt của Sunshine Diamond River còn nằm ở sự áp dụng ứng dụng 4.0.
Đánh giá về tiềm năng bất động sản của khu Nam, các chuyên gia cho biết xu hướng bùng nổ nguồn cung tại khu vực này sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh trong một vài năm tới, nhất là mảng văn phòng cho thuê. Một phần do khu Nam đang được TP.HCM chú trọng đầu tư nhiều dự án giao thông khá lớn kết nối toàn vùng với khu trung tâm, phần khác nơi đây được thụ hưởng sự phát triển sẵn có của khu đô thị Phú Mỹ Hưng như mảng xanh, tiện ích ngoại khu, nhiều tuyến đại lộ lớn…
Nam Anh
Theo Nhịp sống kinh tế
Thị trường BĐS Long Thành nhộn nhịp nhờ sân bay, cao tốc
Thông tin Cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng khiến thị trường BĐS Long Thành nhộn nhịp hơn hẳn. Tuy nhiên, Long Thành thu hút giới đầu tư địa ốc không chỉ nhờ dự án sân bay, mà còn vì nhiều lực hấp dẫn khác
Hưởng lợi từ nhiều yếu tố đòn bẩy, kích thích BĐS nhộn nhịp
Bên cạnh dự án sân bay Long Thành đang được đẩy nhanh các thủ tục như thu hồi đất, tái định cư, giải phóng mặt bằng, kế hoạch khởi công chính thức vào năm 2020 thì thị trường nơi đây còn đón hàng loạt công trình phát triển giao thông kết nối với TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Có thể kể đến các tuyến đường tỉnh hay vành đai 3, vành đai 4 và 5, tuyến cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây; Bến Lức - Long Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Liên Khương, Dầu Giây - Phan Thiết cũng như các tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ Thiêm - Long Thành. Yếu tố hạ tầng đã và đang dần hoàn thiện được xem là yếu tố thúc đẩy thị trường BĐS nơi đây nhộn nhịp theo. Rất nhiều NĐT địa ốc đã nhìn thấy tiềm năng sẵn có của thị trường này và tìm kiếm cơ hội đầu tư thời gian gần đây.
Đất nền vẫn là phân khúc hấp dẫn giới đầu tư địa ốc tại thị trường Long Thành. Ảnh: H.V
Bên cạnh đó, hệ thống cảng biển như Cát Lái, Cái Mép - Thị Vải hay khai thác lợi thế đường sông như xây dựng bến tàu khách trên sông Đồng Nai, bến tàu khách Gò Dầu trên sông Thị Vải là những lợi thế nổi bật về giao thông đường thủy ở Long Thành. Những công trình này không chỉ giúp việc đi lại, lưu thông hàng hóa thuận tiện hơn, thúc đẩy kinh tế Long Thành nói riêng và Đồng Nai nói chung phát triển mà còn tạo ra đòn bẩy cho thị trường BĐS tăng trưởng.
Ngoài ra, bên cạnh khoảng cách đi lại giữa Long Thành với Tp.HCM ngày càng được rút ngắn do giao thông ngày càng thuận lợi thì lợi thế tiếp giáp với các quận của TP như Q.9, Q.2 cũng khiến khu vực này được kì vọng sẽ trở thành khu đô thị công nghệ mới, ăn theo Tp.HCM. Vì thế, theo các NĐT, "bỏ tiền" vào BĐS ở thời điểm này dễ sinh lợi trong khoảng thời gian ngắn.
Song song đó, Long Thành đang duy trì vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp (tỉ trọng 68%) và thúc đẩy nền kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ. Mục tiêu hoàn chỉnh hệ thống giao thông hiện đại nhằm trở thành trung tâm dịch vụ, công nghiệp vào năm 2020 và là đô thị loại 3 vào năm 2025. Điều này sẽ tạo tiền đề quan trọng cho sự thay đổi tích cực bộ mặt đô thị của Long Thành, kì vọng tác động rõ nét đến thị trường BĐS khu vực.
Với lợi thế sẵn có, nhiều doanh nghiệp địa ốc tìm kiếm cơ hội tại thị trường nơi đây với các dự án quy mô
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thái Huy, Phó TGĐ công ty CP Yeshouse nhận định: "Với vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cùng sự phát triển đồng bộ của hệ thống đường bộ - đường sắt - đường thủy - hàng không và mục tiêu định hướng kinh tế rõ ràng, Long Thành được xem là khu đô thị vệ tinh phát triển vượt trội của Tp.HCM thời gian qua. Chính những lợi thế sẵn có đang tạo nên nền tảng để khu vực này quy hoạch đô thị công nghiệp, dịch vụ thu hút lượng lớn đầu tư trong và ngoài nước đổ về. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho thị trường BĐS nơi đây sôi động trong thời gian qua".
Doanh nghiệp BĐS đổ bộ đầu tư dự án, tỉ lệ giao dịch cao
Theo ghi nhận, mặt bằng giá đất nền còn mềm cùng với sự đồng bộ về hạ tầng đã khiến thị trường Long Thành hấp lực doanh nghiệp địa ốc. Đặc biệt, các cụm công nghiệp thu hút nhân sự chất lượng cao từ trong và ngoài nước đến định cư khiến nhiều doanh nghiệp lớn liên tục rót vốn vào đây để đầu tư, phát triển dự án nhà ở, khu đô thị và các cơ sở thương mại. Giá BĐS vì thế cũng gia tăng ở mức trung bình 15-25%/năm.
Theo tìm hiểu được biết, thị trường Long Thành trong quý 2/2019 đón nhiều doanh nghiệp địa ốc đến đầu tư, giao dịch đất nền diễn ra sôi động ở khu vực này, tỉ lệ hấp thụ của các dự án đạt ở mức cao khoảng 80%. Đặc biệt, một số các dự án "mới tinh" dù mới manh nha thông tin ra thị trường nhưng tỉ lệ giữ chỗ khá cao. Trong đó, thu hút lượng lớn NĐT Tp.HCM "xuống tiền".
Dự án mới bung thị trường Long Thành, tỉ lệ giao dịch đạt cao, từ 80% trở lên ở lần mở bán đầu tiên. Ảnh: H.V
Thực tế thị trường này vào trung tuần tháng 7/2019 cho thấy, vào các ngày cuối tuần, lượng khách hàng đi xem đất, tìm hiểu dự án khá đông đúc và thường đi theo đoàn. Đặc biệt, ở các dự án mới có mức giá dao động từ 6-8 triệu đồng/m2 thu hút mạnh sự quan tâm của giới đầu tư địa ốc và hầu như bán sạch trong lần giới thiệu đầu tiên.
Chẳng hạn, dự án Long Thành Airport City triển khai giai đoạn 1,2 đều được bán hết 100%. Bên cạnh đó, khu dân cư Cát Linh, dự án The Light Garden Long Thành, Eco Town Long Thành cũng đang được giới thiệu ra thị trường và tỉ lệ giữ chỗ đạt khá cao. Một số dự án "mới tinh"như Long Phát Residence, Phước Bình Residence cũng được đông đảo NĐT quan tâm.
Các chuyên gia cho rằng, BĐS Long Thành đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ tăng trưởng và mức giá còn thấp. Do đó, giá trị BĐS nơi đây còn tiếp tục ra tăng, đặc biệt với sự phát triển ngày càng đồng bộ của hạ tầng giao thông, công trình trọng điểm quốc gia "thành phố sân bay" thì nơi đây được dự báo sẽ trở thành cực tăng trưởng đối trọng của khu Đông Tp.HCM và phát triển vượt trội trong vòng 5- 10 năm tới.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Buộc các dự án ở Thủ Thiêm nộp lại tiền trục lợi từ đất UBND TPHCM đang đề xuất thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hồi số tiền hàng chục nghìn tỷ đồng bị "thất thoát" trong dự án khu đô thị mới (ĐTM) Thủ Thiêm, trong đó đáng chú ý là sẽ yêu cầu các dự án hoàn trả ngân sách khoản tiền chênh lệch địa tô mà chủ đầu tư đã hưởng lợi từ...