Đôi vợ chồng dành một năm để biến ngôi nhà hoang 400 năm tuổi ở vùng quê yên bình thành không gian đáng sống
Ngôi nhà hoang tàn, xập xệ với nội thất, cửa bị mối mọt đã được sửa chữa nhờ tình yêu với thiên nhiên của cặp vợ chồng người Đức.
Họ là những người rất yêu đất nước Trung Quốc, đã cùng nhau rong ruổi trên rất nhiều địa danh, vùng quê đẹp ở quốc gia này và quyết định dừng chân sinh sống ở miền quê sau khi cải tạo ngôi nhà 400 năm tuổi bị bỏ hoang.
Vào mùa hè năm 2014, vợ chồng chị Mario đã từ Đức sang du lịch ở đất nước Trung Quốc. Trên con đường khám phá đất nước tuyệt đẹp với nhiều danh lam thắng cảnh này, họ quyết định dừng lại ở một ngôi là nhỏ thuộc Quế Lâm.
Sau nhiều ngày sinh sống tại đây, họ đã bắt gặp một buổi sáng sau cơn mưa. Tình cờ được ngắm nhìn những đám mây bồng bềnh bao phủ ngôi làng, vợ chồng họ quyết định ở lại đây để trải nghiệp một cuộc sống thực sự yên bình.
Khung cảnh yên bình của một vùng quê thuộc tỉnh Quế Lâm.
Bức tranh thiên nhiên lãng mạn.
Ngôi làng đẹp như chốn thiên đường.
Những đám mây bồng bềnh bao quanh làng là cảnh tượng vợ chồng người Đức được ngắm nhìn và quyết định ở lại.
Ngôi nhà cổ 400 năm tuổi sau khi cải tạo.
Ngôi làng này không chỉ có phong cảnh thanh bình, thiên nhiên trù phú mà còn có những ngôi nhà với những bức tường màu xám lát gạch màu đen, cửa gỗ chạm khắc, từng bước rêu phong khiến vợ chồng chị bất ngờ như lạc vào cõi thiên đường.
Sau nhiều ngày khám phá, họ chú ý nhiều đến ngôi nhà cũ đã bị bỏ hoang hơn 20 năm. Nơi này được biết đã xây dựng cách đây 400 năm với kiến trúc kiên cố. Đến thời điểm hiện tại, căn nhà đã bị bỏ hoang. Gần như toàn bộ gỗ bên trong và các cánh cửa đều bị hỏng vì mối mọt. Họ đã phải đặt ra câu hỏi, tại sao những giá trị tốt đẹp như vậy lại bị lãng quên, bị bỏ rơi. Và họ quyết định bắt tay vào việc sửa chữa.
Lối đi vào làng.
Căn nhà rêu phong, mối mọt.
Cổng vào đậm phong cách Trung Hoa.
Hai vợ chồng đã quyết định thuê lại căn nhà từ chính quyền địa phương và cố gắng khôi phục lại hình dạng ban đầu. Ở thời điểm bắt đầu sửa chữa, chồng chị Mario vẫn còn công việc ở Đức với vai trò là Giám đốc điều hành của 100 công ty mỹ phẩm hàng đầu. Chị cũng đang làm trong ngành thiết kế. Nhưng vì quá yêu ngôi nhà cũ với những giá trị tinh thần to lớn mà họ ở lại, bỏ dở công việc để tập trung cải tạo.
Chồng chị Mario tự tay sửa chữa ngôi nhà.
Video đang HOT
Không gian thay đổi đầy ấn tượng.
Vợ chồng chị cải tạo mất khoảng nửa năm.
Tất cả các hạng mục đều được thi công lại.
Khung cảnh hoang tàn.
Mục nát.
Ngôi nhà trong quá trình sửa chữa.
Sau khi hoàn thiện.
Căn nhà đẹp bình yên và vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống.
Nét chạm trổ từ xưa vẫn còn dấu ấn.
Họ chủ yếu thuê công nhân địa phương để sửa chữa dưới sự giám sát liên tục. Ngôi nhà đã được hiện lên từng ngày, đầy sức sống và tràn ngập không khí ấm áp. Hai vợ chồng đã mất nửa năm để hoàn thiện. Căn nhà mơ ước đã hiện lên đậm chất phương Đông với gỗ gạch và những gam màu giản dị.
Ngôi nhà ở thời điểm hiện tại.
Không gian bên trong vô cùng ấm cúng.
Khoảng sân nhỏ với bậc thềm đá thân quen.
Anh đã nhờ người dân địa phương cải tạo theo sự chỉ dẫn của mình.
Ngôi nhà yên bình khi về đêm.
Chị Mario thảnh thơi đọc sách, thưởng trà.
Góc đọc sách bên trong.
Khu vực ăn uống.
Phòng ngủ đậm chất nghỉ dưỡng.
Khoảng sân có thể ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên xung quanh.
Điều đặc biệt ở đây, không chỉ là nét hoài cổ của kiến trúc xưa mà còn là nơi đậm sắc màu độc đáo của nét chạm trổ từ nội thất, hệ thống cửa. Không gian sau khi hoàn thiện đã được nhiều người biết đến và ghé thăm. Sau 2 năm sinh sống ở đây, vợ chồng chị đã về Đức để tiếp tục cuộc sống và công việc. Những gì họ làm được người dân địa phương luôn nhớ tới, những người đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của người Trung Quốc.
Nguồn ảnh: Jieman, Sohu
Theo afamily
Tôi sẽ chỉ sinh con khi thế giới này hết trẻ mồ côi
Làm mẹ của đứa con do mình sinh ra, sẽ hạnh phúc lắm. Tôi hiểu điều ấy, song còn quá nhiều đứa trẻ mồ côi, cần bàn tay chăm sóc của nguời mẹ. Vì thế, tôi nguyện chỉ sinh con khi thế giới này hết trẻ mồ côi.
Đó là chia sẻ của chị Giang Thị Kim Yến với nickname "Bình Yên (Vegan)" người gần đây đang nổi tiếng trên mạng xã hội vì phong trào Trashpackers "Nguời nhặt rác" và những phong trào cộng đồng đầy ý nghĩa khác liên quan đến thuần chay, bảo vệ thiên nhiên, động vật, và chăm sóc trẻ mồ côi.
Một người nhặt rác, rồi sẽ có triệu người nhặt rác
Tôi gặp Kim Yến, trong một buổi sáng tinh mơ phía bên hồ Tuyền Lâm, TP. Đà Lạt. Cô đang ngồi trước của một chiếc lều của các "phượt thủ" mà ngày hôm qua đã nhóm lửa và làm cháy rụi một khoảnh cỏ sát hồ. Cô đợi mọi người thức dậy để hỏi họ xem, vì sao lại nỡ gây hại với thiên nhiên đến thế? Mọi người trong đoàn phượt có vẻ vô cùng ngạc nhiên và khó chịu trước cô gái nhỏ nhắn, nhưng đầy quyết liệt, đang chất vấn và chia sẻ cho họ những bài học về tình yêu thiên nhiên giữa thành phố ngàn hoa Đà Lạt.
"Tôi không thể đem đến tặng bạn một bông hoa nơi tôi là du khách, tôi có thể giúp bạn làm sạch hơn nơi bạn đang sống".
Ai cũng tưởng rằng, đó là cô gái sinh ra ở Đà Lạt. Song, thực tế Kim Yến là người thị trấn Lộc Ninh, Bình Phước. Và cô không chỉ đi nhặt rác ở Đà Lạt. Cô nhặt rác ở tất cả mọi nơi mà mình có dịp đến. Hiện cô đang ở Nha Trang cùng những nguời bạn quốc tế để nhặt rác tại địa phương này.
Nhóm của Yến và những em học sinh đang nhặt rác tại Nha Trang, Khánh Hòa
Theo Giang Thị Kim Yến, cảm hứng về việc nhặt rác của cô đến từ một chuyến đi Brunei, ở đây cô được một anh bạn người Hà Lan chia sẻ về cách anh bảo vệ môi trường những nơi anh từng đến, bằng cách nhặt rác giúp họ. Nhận thấy, điều này thực sự cần thiết cho Việt Nam, cho người Việt, Kim Yến đã nhanh chóng đưa nó vào áp dụng, và nhân rộng phong trào này, vì một ước mơ xóa sổ tên Việt Nam ra khỏi những quốc gia xả rác nhiều nhất thế giới.
Với quan niệm: "Nếu tôi không thể đem đến tặng bạn một bông hoa nơi tôi là du khách, tôi có thể giúp bạn làm sạch hơn nơi bạn đang sống", Kim Yến đã có những chuyến đi nhặt rác trải dài khắp Việt Nam và một số nước cùng nhóm bạn.
Nhóm bạn của Yến đang nhặt rác ở Đà Lạt dịp tết Nguyên đán vừa qua
Bất cứ nơi nào cô tới, gặp rác cô sẽ nhặt. Dù phía sau hành động nhặt rác của cô có không ít những tiếng xì xào. Họ bàng quang bước qua và cho rằng, hành động của cô chỉ như là muối bỏ bể. Song, với Kim Yến, có một người làm rồi sẽ có 10 người làm, có 10 người rồi cũng sẽ có triệu người. Và Việt Nam một ngày nào đó sẽ trở thành một đất nước văn minh, lịch sự, sạch bong không còn cảnh rác thải ngập tràn khắp nơi.
Yêu không đồng nghĩa với lấy chồng và sinh con
Dù đã bước qua "tuổi băm", song Kim Yến không đặt nặng chuyện lấy chồng và sinh con, mà nguyện rằng, cô sẽ chỉ sinh con khi nào thế giới này hết những đứa trẻ mồ côi.
Yến yêu động vật và là người thuần chay
Là một cô gái có xu hướng độc lập, thuần chay, Yến thích sự tự do, du lịch, dành nhiều tình yêu thương dành cho thiên nhiên, con nguời và động vật. Đến nay, cô gái này đã đi du lịch gần 30 nước trên thế giới.
Ở đâu, cô cũng nhìn thấy rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn, những đứa trẻ thiếu hơi ấm tình mẹ. Vì thế, mong muốn của cô là được san sẻ tình yêu thương của mình dành cho những đứa trẻ mồ côi mà cô có dịp gặp.
Cô đi nhiều nước và kết nối với nhiều người bạn cùng thuần chay như mình
Với cô, người phụ nữ hạnh phúc là người phụ nữ được làm những điều mình thích, được đi nơi mình thích, đuợc yêu bằng tình yêu rộng lớn bao la, chứ không chỉ gói gọn trong tình yêu gia đình, hay tình yêu trai gái.
"Yến vẫn tin vào một tình yêu, nhưng điều đó không có nghĩa là phải lấy chồng và sinh con. Thực tế, người ta hoàn toàn có thể sống tốt, sống hạnh phúc và vui vẻ mà không nhất thiết phải kết hôn", Kim Yến chia sẻ
Cô sẽ chỉ sinh con khi nào thế giới này hết những đứa trẻ mồ côi.
Trong sức lực có hạn của mình, cô chỉ có thể dành tiền cho thuê một căn nhà ở Đà Nẵng để làm kinh phí giúp một số đứa trẻ nhỏ ở Lộc Ninh, Bình Phước quê hương cô. Song tình yêu thương, những món quà nhỏ cô đều luôn dành dụm để trao cho những trẻ nhỏ cô vô tình bắt gặp.
"Mọi trẻ em đều được bình đẳng và yêu thương. Tôi thấy tình thương của mình cũng chưa đủ cho những đứa trẻ kém may mắn mà tôi gặp, nên đó là lí do tôi cho rằng, không nhất thiết phải có một đứa con do chính mình đẻ ra", Kim Yến nói.
Khánh Mai
Theo phunuonline.com.vn
Nhiều người liên quan vụ hạ sát nữ sinh giao gà dịp Tết? Căn cứ dấu vết thu thập, Phó giám đốc Công an tỉnh Điện Biên nói cơ quan điều tra nghi ngờ có nhiều người liên quan vụ án giết, cướp tài sản của nữ sinh đi giao gà chiều 30 Tết. Ngày 13/2, Công an tỉnh Điện Biên phối hợp với Cục cảnh sát hình sự và các đơn vị nghiệp vụ của...