Đổi vị ngày Tết với 4 món chay
Dù chỉ gói gọn trong rau, củ, đậu nhưng cơm chiên, cà ri… lại chế biến theo cách sáng tạo và rất chay tịnh.
Nhiều người quan niệm ăn chay ngày Tết không chỉ đem lại sự thanh tịnh, thư thái mà còn giúp kiểm soát cân nặng do ít chất béo và lành mạnh. Không chỉ bó buộc trong đậu hũ hay rau xào, ăn chay ngày nay rất phong phú và độc đáo. Tham khảo công thức làm 4 món chay dưới đây để đổi vị cho cả nhà trong những ngày Tết.
Cơm chiên diêm mạch ngũ sắc
Món cơm chiên đầy đủ sắc màu và kích thích vị giác nhờ được chế biến từ những nguyên liệu tươi ngon. Ảnh: Ecomil Vietnam
Món ăn mang màu sắc bắt mắt cùng sự kết hợp nhiều tầng lớp hương vị như ngọt từ bắp, bùi ở gạo lứt và chua của trái cây. Cơm chiên diêm mạch ngũ sắc là món ăn khởi đầu cho một năm mới tràn ngập sắc màu và niềm vui.
Nguyên liệu:
- Diêm mạch: 40 gram
- Cà rốt: 20 gram
- Bắp Mỹ: 10 gram
- Bí ngòi xanh: 30 gram
- Thanh long đỏ: 40 gram
- Cơm lứt: 150 gram
- Dầu olive: 5 ml
- Hạt nêm chay
- Tiêu đen
Sơ chế:
- Cà rốt, bí ngòi, thanh long đỏ rửa sạch và thái lựu nhỏ.
- Diêm mạch rửa sạch ngâm 15 phút trong nước rồi để ráo.
- Cơm để ra tô trộn đều với dầu olive.
- Bắp hạt rửa sạch để ráo.
Chế biến:
- Diêm mạch luộc với ít muối trong 10 phút, xả nước lạnh và để ráo.
- Làm nóng chảo, bỏ dầu olive vào rồi xào cà rốt, bí ngòi, bắp hạt, diêm mạch.
- Bỏ cơm lứt vào đảo đều lửa lớn trong 3 phút. Nêm nếm theo khẩu vị.
- Bắt cơm ra khỏi bếp, cho thanh long đỏ vào trộn đều và thưởng thức.
Video đang HOT
Màu xanh của lá ngò rí quyện với các nguyên liệu cho món cà ri xanh bắt mắt, thơm ngon. Ảnh: Ecomil Vietnam
Món cà ri với màu xanh đậm chất thiên nhiên là điểm nhấn bàn tiệc ngày Tết. Màu xanh này thanh khiết từ lá ngò quyện sánh với các nguyên liệu khác tạo thành một hỗn hợp bắt mắt. Cà ri xanh còn mang hương vị đặc trưng của lá chanh cho mùi vị rất thơm. Món ăn phù hợp dùng chung với bánh mì hay cơm trắng.
Nguyên liệu:
- Sả: 5 gram
- Ớt hiểm xanh: 2 gram
- Hành tím: 50 gram
- Lá chanh thái: 2 gram
- Ngò rí: 5 gram
- Rau quế: 5 gram
- Dầu olive: 5 ml
- Cà rốt: 30 gram
- Bí ngòi: 50 gram
- Bông cải xanh: 50 gram
- Bắp non: 50 gram
- Củ sen: 30 gram
- Khoai tây: 30 gram
- Khoai lang: 50 gram
- Sữa dừa: 200-300 ml
Chế biến:
- Cho xả bằm, ớt hiểm, hành tím, lá chanh thái, ngò rí, rau quế, dầu olive vào máy xay nhuyễn.
- Bắt chảo nóng, thêm dầu vào và cho hỗn hợp trên vào, thêm 1 muỗng cà phê bột cà ri xào thơm nhỏ lửa trong 3 phút.
- Sau đó đổ 300 ml sữa dừa và 200 ml nước hầm rau củ vào, đun sôi và vặn nhỏ lửa.
- Củ sen cắt lát. Khoai tây, khoai lang, bí ngòi, cà rốt cắt hình móng heo.
- Bông cải, bắp non cắt nhỏ.
- Bỏ khoai tây, khoai lang và cà rốt vào nồi, nấu cho đến khi mềm rồi cho các nguyên liệu còn lại vào đun thêm 3 phút rồi tắt bếp.
- Ăn cùng cơm hoặc bánh mì.
Rau củ chiên tempura hạnh nhân
Bạn sẽ không lo ngấy mỡ, tăng cân ngày Tết với món rau củ chiên tempura hạnh nhân. Ảnh: Ecomil Vietnam
Rau củ chiên tempura hạnh nhân có lớp bột chiên bên ngoài màu vàng tươi, giòn tan, mà lại đủ mỏng để nhìn thấy rõ nguyên liệu chính bên trong.
Nguyên liệu:
- Bắp non: 30 gram
- Củ sen: 50 gram
- Tần ô: 30 gram
- Bí ngòi: 50 gram
- Cà rốt: 50 gram
- Bông bí: 10 gram
- Bột hạnh nhân hữu cơ
- Bột tempura
Sơ chế:
- Bắp non rửa sạch để ráo.
- Củ sen bào vỏ và cắt lát mỏng.
- Tần ô bỏ lá già, rửa sạch để ráo.
- Bí ngòi và cà rốt rửa sạch, bỏ ruột, cắt thanh dài 3 cm.
- Bông bí rửa sạch, bỏ nhuỵ, để ráo.
Cách nhúng bột:
- Bột tempura pha tỷ lệ 1:1 với nước và chút đá lạnh. Bột pha xong có độ bám vừa phải.
- Nhúng rau củ vào 1 lớp thật mỏng bột Tempura đã pha. Sau đó lăn qua một lớp bột hạnh nhân, và cuối cùng 1 lớp mỏng tempura nữa.
Chế biến:
- Đặt chảo lên bếp, nhỏ lửa rồi đổ dầu ngập chảo.
- Nhúng rau củ đã lăn đủ 3 lớp bột rồi chiên từ 1-3 phút để rau củ vừa chín giòn.
- Vớt ra thấm dầu và thưởng thức.
Bánh tart hạnh nhân lá dứa là một trong những món tráng miệng rất bắt vị. Ảnh: Ecomil Vietnam
Những chiếc bánh nhỏ xinh, màu xanh bắt mắt, vỏ bánh giòn tan thơm bùi mùi hạnh nhân, nhân bánh thì mềm dẻo với vị ngọt của lá dứa.
Nguyên liệu:
- Vỏ bánh tart làm sẵn
- Bơ 1 kg
- Bột mì 1,5 kg
- Đường 450 gram
- Sữa hạnh nhân: 300 ml
- Bột hạnh nhân: 200 gram
Nhân bánh:
- 150 gram bột kem
- 300 gram sữa hạnh nhân
- 100 gram nước cốt lá dứa
Phần nhân bánh:
- Sữa hạnh nhân để lạnh.
- Cho bột và 150 ml sữa vào cối đánh. Tiếp tục cho sữa từ từ vào đến hết.
- Đánh liên tục 10-13 phút.
- Khi kem mịn, bông thì tiếp tục cho cốt lá dứa vào đến hết.
- Trộn đều, đổ lên vỏ bánh tart.
- Nướng nhiệt độ 180 độ trong vòng 18-20 phút là xong.
Nghệ thuật chế biến món chay của Tây Ninh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia
Ngày 12/01/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định số 75, công nhận Nghệ thuật chế biến món chay của Tây Ninh là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Nhắc đến ẩm thực Tây Ninh, người ta nghĩ ngay đến bánh tráng phơi sương, bánh canh Trảng Bàng hay muối ớt tôm... Tuy nhiên, ẩm thực chay Tây Ninh cũng không kém phần hấp dẫn.
Ẩm thực chay Tây Ninh. Ảnh: Phước Lạc Viên
Món chay Tây Ninh xuất hiện ở hầu hết các gia đình của người dân vùng đất Thánh này. Có người thì ăn chay vào mùng 1 và rằm hàng tháng, có người thì ăn chay theo đạo Cao Đài là thập trai tức 10 ngày chay hoặc chay trường. Tuy nhiên, dễ nhận thấy ở món chay của người Tây Ninh là các món ăn đa dạng, ngon không kém những món chế biến từ thịt cá, dinh dưỡng thì khỏi bàn cãi còn phần trang trí thì vô cùng bắt mắt.
Do đó, để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa thuần chay bản địa, nên ngày 12/01/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định số 75, công nhận Nghệ thuật chế biến món chay của Tây Ninh là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Món chay Tây Ninh tươi tắn nhiều sắc màu và đa dạng về nguyên liệu thể hiện sự trù phú, giàu có của vùng đất thánh; hương vị đậm đà thể hiện sự phóng khoáng, chân tình, hiếu khách của người Nam Bộ; cũng không thiếu sự tinh tế, tỉ mỉ ở những món sang trọng như cơm hạt sen, lẩu mắm chay, chả giò - bì cuốn chay, món nướng lá lốt, bắp cải cuộn, gỏi thập cẩm chay, cà ri chay... Dịp Tết Nguyên Đán, mâm cỗ chay càng thể hiện sự thành tâm của con cháu đối với gia tiên, cầu mong cho gia đình bình an, hạnh phúc.
Ảnh: Phước Lạc Viên
Hơn thế, từ những món chay dân dã, người dân Tây Ninh đã nâng tầm món chay thành những đặc sản tinh tế, phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực của du khách trong các nhà hàng chuyên biệt, cao cấp.
Tiệm cơm chay gần 100 năm tuổi ở Sài Gòn Quán cơm chay nằm ngay khu trung tâm thành phố, nhiều năm không đổi hương vị, là điểm dừng chân yêu thích của người ưa đồ ăn thanh đạm. Không gian bên trong quán chay Tín Nghĩa cũ kỹ, phía trước là tấm biển hiệu kiểu chữ xưa quen thuộc và hương vị không đổi dù đã trải qua gần trăm năm, khiến...