Đội tuyển U23 Việt Nam: Quyết ghi dấu ấn tại đấu trường châu lục
Nằm ở bảng đấu được cho là dễ thở, đội tuyển U23 Việt Nam đặt mục tiêu cao, quyết tâm vượt qua vòng loại để giành vé dự vòng chung kết U23 châu Á năm 2022.
Ngay từ lúc này, những người có trách nhiệm đã lên kế hoạch, chuẩn bị thật kỹ, nhằm giúp đội tuyển đạt được mục tiêu đã đề ra, quyết tâm tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu lục.
Một buổi tập luyện của đội tuyển U23 Việt Nam, tháng 6-2021. Ảnh: Bùi Lượng
Tận dụng tốt thời cơ
Theo kết quả bốc thăm trực tuyến vòng loại U23 châu Á năm 2022, do Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) tổ chức vào ngày 9-7 vừa qua, đội tuyển U23 Việt Nam nằm ở bảng I, với các đội Myanmar, Hồng Kông (Trung Quốc) và Đài Loan (Trung Quốc). Đây là bảng đấu tương đối dễ, nên huấn luyện viên Park Hang-seo và các học trò có nhiều cơ hội giành ngôi nhất bảng, qua đó lọt vào vòng chung kết U23 châu Á 2022.
Theo bình luận viên bóng đá Vũ Quang Huy, căn cứ thành tích trong quá khứ, đội tuyển U23 Việt Nam được xếp vào nhóm hạt giống số một khu vực phía Đông nên tránh được 4 đội mạnh: Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và Triều Tiên, khi tham gia bốc thăm. “Không được phép chủ quan, nhưng rõ ràng là, chiếc vé nhất bảng I khó thoát khỏi tay thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo”, bình luận viên Vũ Quang Huy dự đoán.
Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Lê Hoài Anh cho biết, tham dự vòng loại U23 châu Á có 42 đội tuyển, trong đó có 23 đội tuyển thuộc khu vực phía Tây (Tây Á, Nam Á, Trung Á) được chia thành 6 bảng và 19 đội tuyển thuộc khu vực phía Đông (Đông Á và Đông Nam Á) được chia thành 5 bảng. Các đội thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm, xếp hạng. 11 đội nhất bảng và 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ dự vòng chung kết tại Uzbekistan, từ ngày 1-6 đến 19-6-2022.
Dù rơi vào bảng đấu “dễ thở”, song huấn luyện viên Park Hang-seo vẫn bày tỏ lo ngại. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên đội tuyển U23 Việt Nam mới chỉ có 2 đợt tập trung trong nước vào cuối năm 2020 và giữa năm 2021, chưa có cơ hội ra nước ngoài tập huấn. Hơn nữa, việc Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 31 được chuyển sang năm 2022, khiến ban huấn luyện sẽ phải có những điều chỉnh trong kế hoạch tập luyện, thi đấu cho đội tuyển U23 Việt Nam.
Video đang HOT
Chuẩn bị thật kỹ lưỡng
Theo kế hoạch, vòng loại U23 châu Á năm 2022 được tổ chức từ ngày 23 đến ngày 31-10 tới và bảng đấu của đội tuyển U23 Việt Nam sẽ diễn ra tại Đài Loan (Trung Quốc).
Phó Chủ tịch Thường trực VFF Trần Quốc Tuấn cho biết, mục tiêu của đội tuyển U23 Việt Nam là vượt qua vòng loại để góp mặt tại vòng chung kết giải U23 châu Á năm 2022. Hướng tới mục tiêu này, kế hoạch chuẩn bị của đội tuyển U23 Việt Nam đã được kích hoạt từ rất sớm. Dự kiến, từ nay cho đến khi bước vào vòng loại U23 châu Á năm 2022, đội tuyển U23 Việt Nam sẽ có thêm 2 đợt tập huấn cả trong nước và nước ngoài. “Liên đoàn Bóng đá Việt Nam sẽ cùng với huấn luyện viên Park Hang-seo và các bộ phận chuyên môn tiếp tục bàn thảo để xây dựng kế hoạch chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho đội tuyển U23 Việt Nam trước khi tham dự vòng loại U23 châu Á 2022″, ông Trần Quốc Tuấn khẳng định.
Chia sẻ về mục tiêu của đội tuyển U23 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á năm 2022, tiền vệ Nguyễn Hai Long cho rằng, thành tích chói sáng của lứa đàn anh tại đội tuyển U23 Việt Nam ở vòng chung kết U23 châu Á năm 2018 đã tạo ra áp lực đối với lứa U23 hiện nay. Song, bản thân anh và các đồng đội sẽ quyết tâm, biến áp lực thành động lực để phấn đấu đạt kết quả cao nhất.
Còn huấn luyện viên Park Hang-seo cho hay, lực lượng U23 Việt Nam tham dự vòng loại U23 châu Á năm 2022 là lứa cầu thủ sinh năm 1999 trở về sau. Một số gương mặt đáng chú ý, như: Bùi Hoàng Việt Anh, Nguyễn Hai Long, Lê Văn Xuân, Nguyễn Thanh Bình, Đoàn Văn Hậu… vừa có tên trong danh sách đội tuyển quốc gia dự vòng loại thứ 2 World Cup 2022, được giới chuyên môn đánh giá cao sẽ đóng vai trò quyết định trong việc chinh phục tấm vé dự vòng chung kết.
“Ngoài ra, đội còn có sự góp mặt của một số gương mặt mới, nhưng đã được rèn giũa từ các câu lạc bộ đến các đội tuyển trẻ, như: Thủ môn Trần Liêm Điều, Trịnh Xuân Hoàng; các hậu vệ Trần Văn Đạt, Nguyễn Duy Kiên, Mai Sỹ Hoàng, Cao Trần Hoàng Hùng. Những cầu thủ khác, như: Nguyễn Hữu Thắng, Dụng Quang Nho, Nhâm Mạnh Dũng… cũng đảm đương được các vị trí theo ý đồ chiến thuật của tôi”, huấn luyện viên Park Hang-seo chia sẻ.
Hy vọng, với quyết tâm của ban huấn luyện và các cầu thủ, cùng sự chuẩn bị chu đáo của VFF, đội tuyển U23 Việt Nam sẽ giành được kết quả tốt nhất, đạt mục tiêu góp mặt vào vòng chung kết U23 châu Á năm 2022, qua đó tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu lục.
U23 Việt Nam cần tận dụng điều gì tại vòng loại U23 châu Á 2022?
Đội tuyển U23 Việt Nam được đánh giá cao và không khó đứng đầu bảng I tại vòng loại U23 châu Á 2022 trước đối thủ Myanmar, Hong Kong và Đài Loan.
(Ảnh: PV/Vietnam )
Những lá thăm may rủi giúp đội tuyển Việt Nam nằm ở bảng đấu dễ tại vòng loại U23 châu Á nhờ tránh được đối thủ mạnh như Nhật Bản.
Thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo chỉ phải chạm trán Myanmar, Hong Kong và Đài Loan (Trung Quốc) tại bảng I.
Cả ba đối thủ này đều không được đánh giá cao. U23 Hong Kong và Đài Loan luôn chỉ sắm vai "lót đường" tại vòng loại U23 châu Á các kỳ và chưa một lần giành quyền đi tiếp.
Những lần chạm trán trong quá khứ cũng cho thấy hai đối thủ này không gây nhiều khó chịu cho U23 Việt Nam. Cũng như cấp độ đội tuyển quốc gia, lứa trẻ của hai đội tuyển này không quá mạnh và không đáng lo.
U23 Myanamar được đánh giá cao hơn chút khi từng thể hiện rất tại SEA Games 30 khi vào tới bán kết và chỉ chịu thua U23 Malaysia. Trong quá khứ, họ từng là một trong những đội trẻ hàng đầu Đông Nam Á và từng khiến Việt Nam gặp khó. Song đây cũng không mang tới nhiều nỗi lo lớn cho U23 Việt Nam trong việc giành ngôi đầu bảng I và đi tiếp.
U23 Việt Nam sẽ dễ dàng giành ngôi nhất bảng tại vòng loại U23 châu Á 2022. (Ảnh: PV/Vietnam )
Nói vậy không phải U23 Việt Nam có quyền chủ quan mà cần xác định rõ cơ hội tại vòng loại U23 châu Á để đặt ra những mục tiêu cụ thể khác bên cạnh tấm vé đi tiếp.
Giống với đội tuyển Việt Nam, cấp độ U23 dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo cần phải thay đổi, nâng cấp và cải thiện rất nhiều sau tấm huy chương vàng SEA Games 30.
Còn nhớ, thất bại tại giải U23 châu Á 2020 cho thấy rằng U23 Việt Nam còn cần nhiều điều phải hoàn thiện và cần có thêm chiều sâu từ nhiều lớp cầu thủ kế cận kể từ sau lứa Quang Hải, Công Phương từng tạo kỳ tích tại Thường Châu.
Trong lứa cầu thủ dự vòng loại tới, U23 Việt Nam vắng bóng hoàn toàn những cầu thủ đã từng tạo nên kỳ tích tại U23 châu Á 2018. Những cầu thủ mới sẽ xuất hiện và lần đầu được đặt dưới áp lực tại sân chơi châu lục.
Vòng loại U23 châu Á 2022 là cơ hội để huấn luyện viên người Hàn Quốc mạnh dạn thử nghiệm nhiều hơn những phương án mới khi các đối thủ không quá mạnh.
Đây là giải đấu chính thức duy nhất của U23 Việt Nam trong năm nay sau khi SEA Games 31 bị hoãn lại.
Vì thế, đoàn quân huấn luyện viên Park Hang-seo cần tận dụng tối đa sân chơi này để mang lại những thành quả nhiều hơn chỉ là tấm vé đi tiếp đơn thuần./.
VFF đặt mục tiêu vượt qua vòng loại U23 châu Á 2022 cho U23 Việt Nam
Phó chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), ông Trần Quốc Tuấn khẳng định mục tiêu của U23 Việt Nam là phải vượt qua vòng loại U23 châu Á 2022 tại Uzbekistan.
Trong khi đó, VFF cũng đặt mục tiêu U23 Việt Nam tiến sân nhất có thể tại sân chơi này và mong muốn kỳ tích tại U23 châu Á 2018 tại Thường Châu được lặp lại.
Bóng đá - một tình yêu cháy bỏng Tình yêu bóng đá của Đoàn Nguyên Đức là hoàn toàn tự nguyện, trong sáng, không so đo, tính toán và luôn quyết tâm đồng hành cùng mọi người để bóng đá nước nhà không thua kém các nước trong khu vực. Đối với niềm đam mê cá nhân làm bóng đá, ông Đức đã thực hiện được mơ ước xây dựng một...