Đối tượng nào dễ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Bất cứ ai đã có quan hệ tình dục đều có nguy cơ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục ( LTTD) là những bệnh gây tổn thương chủ yếu ở đường sinh sản (âm đạo, tử cung, vòi trứng và buồng trứng ở nữ; dương vật, tinh hoàn ở nam).
Hiện có khoảng 20 bệnh LTTD. Các bệnh thường gặp là: lậu, giang mai, Chlamydia, sùi mào gà, hạ cam mềm, viêm âm đạo, mụn rộp sinh dục, viêm gan siêu vi B, HIV/AIDS.
Một số bệnh LTTD có thể điều trị được như: lậu, giang mai, Chlamydia, sùi mào gà , hạ cam mềm, viêm âm đạo. Có bệnh không điều trị được hoặc trị không khỏi hẳn như: HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, mụn rộp sinh dục…
Mầm bệnh cư trú ở dịch nhờn sinh dục, các vết sưng, vết loét, trong máu…, sau đó lây truyền qua các vết trầy xước trong khi quan hệ tình dục (giang mai, hạ cam mềm), vi khuẩn bám dính vào niêm mạc sinh dục (lậu, sùi mào gà, trùng roi, nấm).
Đối tượng nào dễ nhiễm các bệnh LTTD?
Phụ nữ cũng có nguy cơ nhiều hơn nam bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. (Ảnh minh họa: Internet)
Bất cứ ai đã có quan hệ tình dục đều có nguy cơ nhiễm bệnh LTTD: Những người có quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn. Người có nhiều bạn tình, người hành nghề mại dâm. Người sử dụng ma túy, đặc biệt là thuốc lắc (ectasy). Vị thành niên và thanh niên trẻ từ 15 – 25 tuổi.
Phụ nữ cũng có nguy cơ nhiều hơn nam bị nhiễm các bệnh LTTD, nhất là phụ nữ trẻ vì tần suất quan hệ tình dục nhiều và mạnh bạo hơn nên dễ gây tổn thương cho niêm mạc âm đạo, mở đường cho các bệnh LTTD, nhiễm khuẩn và cả HIV/AIDS xâm nhập.
Đa số bệnh LTTD là tiềm ẩn, phụ nữ thường mắc nhiều hơn nam giới nhưng khó phát hiện hơn, do đó rất nguy hiểm vì không biết mắc bệnh khi nào nên không đi khám bệnh; không biết để phòng ngừa cho người khác nên dễ lây lan ra cộng đồng.
Video đang HOT
Người bệnh thường có tâm lý e ngại, tự ti mặc cảm, muốn che giấu, khi có dấu hiệu bệnh không muốn đi khám mà tự đi mua thuốc uống nên bệnh không hết hẳn. Các bệnh chữa trị được ngày càng ít đi trong khi các bệnh khó trị hoặc không trị khỏi ngày càng nhiều hơn.
Cần làm gì để phòng bệnh?
Để phòng bệnh, nên có đời sống tình dục lành mạnh, một vợ một chồng, dùng bao cao su để phòng lây nhiễm bệnh. Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ. Thăm khám phụ khoa định kỳ, 2 lần/năm để phát hiện bệnh sớm.
Phụ nữ cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và làm những test (xét nghiệm) trong những tình huống sau: Đã có nhiều bạn tình hay bạn tình của mình là người đã có nhiều người tình. Đã từng có quan hệ tình dục với người đã bị bệnh LTTD (bằng chứng là đã có test dương tính với một bệnh LTTD nào đó). Nếu có tiền sử hay bị bệnh LTTD tái diễn thì cũng cần định kỳ làm test phát hiện.
BS. Hoàng Quyên
Theo Suckhoedoisong.vn
Mua hàng thanh lý trên mạng, cảnh báo căn bệnh nguy hiểm
Sau khi mua hàng thanh lý của một mẹ trên mạng xã hội, chị H. đau đớn khi phát hiện người phụ nữ đó bị sùi mào gà và đã chữa trước đó vài tháng.
Chồng đòi ly hôn
Chị Nguyễn Thanh H. trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội tâm sự về bài học ham mua đồ trên mạng của mình. Chị H. cho biết cách mấy tháng, chị Hà có mua một chiếc váy của một mẹ khác thanh lý. Chị H nghĩ cũ người mới ta nên mua ít đồ của bà mẹ đó về mặc.
Một thời gian sau, chị phát hiện mình bị các mụn có li ti ở cơ quan sinh dục. Cùng thời điểm đó chồng chị cũng bị những mụn cóc này hành hạ.
Ảnh minh hoạ.
Anh đi khám bác sĩ bảo sùi mào gà. Chồng chị không lăng nhăng bên ngoài nên anh nghi ngờ vợ mắc bệnh từ người tình nên mang bệnh truyền nhiễm về cho anh. Chị H như chết điếng khi bị chồng nghi ngờ lại mắc thêm căn bệnh xã hội khó nói này.
Chị tìm đến bác sĩ để laser trị sùi mào gà. Đau đớn vì chữa bệnh, chị H. còn mệt mỏi do chồng nghi ngờ. Ngày nào anh cũng chì chiết chị không chung thủy rồi đay nghiến cái lỗi này của chị với con cái.
Khi đến bác sĩ, chị H. tâm sự nỗi khổ khó nói của mình. Chị không có quan hệ bất chính bên ngoài, chồng chị cũng thế. Chị được bác sĩ giải thích nguyên nhân lây sùi mào gà không phải chỉ đơn thuần là quan hệ tình dục ngoài luồng với người khác mà nó có thể lây qua đồ vật, mặc chung đồ với người nhiễm vi rút này. Nếu quần áo có vi rút gặp da xước thì vi rút vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể.
Chị H. nghĩ đi nghĩ lại, chợt nhớ ra chị có mua ít đồ thanh lý của một bà mẹ khác trên mạng. Chị H nhắn tin hỏi lại người bán hàng thì nhận được thông tin người đó cũng từng bị sùi mào gà nhưng chữa xong rồi và không biết chung đồ cũng có nguy cơ lây bệnh.
Chị H xót xa không biết giải thích với chồng như nào. Chị chụp lại tin nhắn gửi chồng nhưng anh vẫn nói chị đặt điều chứ mặc chung đồ thì lây làm sao được.
Sùi mào gà vì thuê đồ tắm
Chia sẻ kinh nghiệm chữa sùi mào gà của mình, chị Hoàng Thị L. 29 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, tháng 5 năm ngoái chị cùng gia đình đi biển Cửa Lò chơi. Vì chị quên quần áo tắm ở nhà nên 3 ngày này chị thuê đồ tắm.
Về nhà 3 tuần sau chị thấy vùng kín ngứa và khó chịu, khí hư nhiều, hôi. Chị lấy muối pha loãng rửa vùng kín thấy đỡ hơn nhưng được vài hôm lại ngứa.
Chị L. đến bác sĩ khám. Bác sĩ cho biết chị bị viêm âm đạo và dương tính với vi rút HPV. Qua kiểm tra, ở vùng kín còn xuất hiện nhiều u nhú màu hồng.
Qua kết quả test, bác sĩ chẩn đoán sùi mào gà và khuyên chị L. nên đốt điện. Chị kể, đốt điện rất đau, cảm giác thịt cháy khẹt lẹt khiến chị sợ hãi vô cùng. Sợ nhất là chị không biết đối diện với chồng như thế nào vì nói bị sùi mào gà chắc anh sẽ không tin và nghi ngờ chị ngoại tình.
Đau đớn vì mỗi lần đến điều trị đốt thì các nốt mới lại mọc lên. Chị L. phải đốt triệt để tới 4 lần. Hai tháng chị tìm mọi cách từ chối chồng nhưng cuối cùng chị đành nói thật chị bị lây sùi mào gà, có thể do thuê quần áo bơi.
Trái với lo sợ của chị, chồng chị rất bình tĩnh nói chị nên kiên trì điều trị và đây chỉ là bệnh ngoài da. Nhờ đó chị L yên tâm điều trị hơn và đến nay đã qua 6 tháng bệnh chưa tái phát.
Theo bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung, hầu như tuần nào bà cũng gặp 3 - 4 bệnh nhân bị sùi mào gà, trong đó có nhiều người bệnh như trường hợp của chị H và chị L bị lây khi sử dụng chung đồ vật với người khác.
Tác nhân gây bệnh là do virus HPV, thuộc loại papova virus có DNA. Người ta tìm thấy HPV trong nhân của các tế bào biểu mô bị nhiễm và cho rằng nó có liên quan tới loạn sản và ung thư sinh dục.
Đường lây của sùi mào gà phổ biến nhất là quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc tiếp xúc sinh dục.
Ở những người có hệ miễn dịch kém, nguy cơ nhiễm sùi mào gà cũng rất cao do sùi mào gà có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ của người bệnh trên quần áo, chăn màn, thậm chí là nhà vệ sinh, trong bồn cầu.
Ngoài ra, sùi mào gà cũng có thể lây lan qua tiếp xúc vết thương hở, tiếp xúc trực tiếp của da và niêm mạc. Hoặc trong trường hợp mẹ mang thai bị mắc bệnh, khi sinh nở qua đường âm đạo cũng có thể lây truyền sang con.
Thời gian ủ bệnh tùy từng người nhưng chủ yếu kéo dài từ 2-9 tháng, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những sùi nhỏ mềm, cao lên như những nhú gai, đường kính khoảng 1-2 mm; hoặc những đĩa bẹt tròn nhỏ bề mặt ráp, màu hồng.
Về sau, chúng phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể đến vài cm, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.
Để phòng bệnh, bác sĩ Dung cho biết đó là quan hệ tình dục an toàn và hạn chế mua quần áo cũ không rõ nguồn gốc xuất xứ vì có thể mang mầm bệnh lậu, sùi mào gà và các bệnh ngoài da khác.
Theo Khánh Ngọc/Infonet.vn
Phát hiện này có thể sẽ cứu nguy cho người mắc bệnh lậu và bệnh tình dục khác Các nhà khoa học đã phát hiện ra cách đối phó với bệnh lậu và ngăn cản tình trạng kháng kháng sinh phát triển ở các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhưng mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học York đã công bố một kết quả nghiên cứu đột phá có thể làm thay đổi điều này. Đó là...