Đối tượng mua bán cần sa bị sa lưới
Công an thành phố Yên Bái cho biết: Ngày 3.8 đã bắt giữ, khởi tố đối tượng Nguyễn Mạnh Tuấn, SN 1991, trú tại tổ 73B phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái có hành vi mua bán tàng trữ 1 gói cần sa.
Tuấn tại cơ quan điều tra
Tại cơ quan điều tra Tuấn khai nhận biết đến cần sa vào khoảng đầu năm 2011. Khi đó Tuấn có xuống Hà Nội chơi với một người bạn. Một hôm, sau khi ra ga để đợi tàu về Yên Bái, Tuấn có vào một quán nước chè. Tại đây, một người đàn ông lạ mặt đã cho Tuấn thử hút cần sa (ma túy). Thấy có cảm giác lạ, thích thú nên Tuấn đã mua của người đàn ông này vài gói để về dùng. Để thỏa mãn cơn nghiền, những lần tiếp theo, Tuấn cũng vẫn lấy cần sa của người đàn ông này.
Tuấn cũng khai nhận trước đó, là ngày 27.7 đã bán cần sa cho Nguyễn Mạnh Cường, SN 1991, trú tại tổ 32, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái (1 trong 3 đối tượng bị bắt khi đang sử dụng cần sa tại quán nước chè tại tổ 36 A phường Yên Thịnh, ngày 27.7). Được biết, Tuấn mới bị trường Cao đẳng nghề Âu Lạc – Yên Bái đuổi học cách đây chưa lâu.
Video đang HOT
Theo Lao Động
Bắt xem phim dở, tạm dừng phim hay
Câu chuyện phim trên "giờ vàng" tưởng chừng sẽ nguôi ngoai khi lần đầu tiên khán giả Việt được xem một bộ phim truyền hình về lịch sử mang đậm bản sắc dân tộc như "Huyền sử thiên đô".
Nhưng bộ phim này bỗng dưng... dừng chiếu ở tập 20 để nhường chỗ cho một bộ phim lịch sử khác.
"Phim dở" chiếu mãi, "phim hay" bị ngừng
Tiền lệ cắt phim dở giữa chừng đã có, nhưng phim được khá nhiều khán giả yêu thích như Huyền sử thiên đô cũng đột ngột bị cắt lại là một dấu hỏi lớn đối với "nhà đài". Thật buồn khi khán giả chỉ có thể được xem 20 tập phim trong tổng số 42 tập đã sản xuất và còn 28 tập trên kịch bản của bộ phim này.
Có thể nói rằng, yếu tố khiến Huyền sử thiên đô chinh phục được nhiều khán giả xem truyền hình là nhờ bối cảnh thuần Việt, nhân vật lịch sử được khắc họa rõ nét, lời thoại sắc sảo trau chuốt không lai tạp với ngôn ngữ hiện đại... Hay đơn giản, đây là bộ phim lịch sử "Made in Viet Nam" đầu tiên trên sóng.
Trên các diễn đàn phim, người ta còn không tiếc lời ca ngợi, có người còn ưu ái gọi "Huyền sử thiên đô là dấu son của điện ảnh truyền hình Việt Nam", hay nhiều người thích thú đến mức muốn lập Fan yêu phim Huyền sử thiên đô.
Là bộ phim lịch sử đầu tiên của nền điện ảnh truyền hình nên việc vẫn còn nhiều khuyết điểm, vẫn còn những ý kiến trái chiều là đương nhiên. Dù khen hay chê thì phim cũng đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía công chúng. Điều này hợp với mong đợi của "nhà đài" vừa chiếu, vừa kiểm nghiệm để chiếu tiếp. Tuy nhiên, việc dừng phát sóng một bộ phim lịch sử mà không hứa hẹn thời gian phát sóng tiếp theo khiến khán giả rơi vào thế bị động.
"Xem lịch sử mà đứt quãng thì hiểu sao nổi" - Hoàng Thế Lợi, sv trường ĐH Phương Đông bức xúc. Đáng chú ý hơn, nếu như "nhà đài" chỉ dừng chiếu phim Huyền sử thiên đô ở 20 tập trong phần một, để rồi chiếu tiếp vào thời điểm khác thì sẽ không có gì đáng bàn. Nhưng đằng này nhà đài lại có một cách hành xử không giống ai, đó là chiếu đè một phim lịch sử khác mang tên "Lý Công Uẩn - Đường đến thành Thăng Long" (dài 19 tập, tác giả kịch bản: Trịnh Văn Sơn, tổng đạo diễn: Cận Ðức Mậu - Trung Quốc, Tạ Huy Cường - Việt Nam), phim cũng nói về Lý Công Uẩn và hành trình dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Làm như vậy liệu có khiến khán giả bội thực nhân vật lịch sử?
Khán giả "bội thực" nhân vật lịch sử?
Vẫn biết rằng trước đến giờ phim lịch sử của ta thiếu nên nhà đài không có phim lên sóng, giờ có rồi thì phải chiếu cho công chúng xem nhưng "đang chiếu phim này này lại dừng để chiếu phim khác về cùng một nhân vật lịch sử thì thật là kỳ quái ...", ý kiến của khán giả trên diễn đàn dienanh.net.
Nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn, tác giả kịch bản của phim Huyền sử thiên đô quá bức xúc trước nghịch cảnh này đã chia sẻ trên Vietnamnet rằng: nguyên nhân sâu xa của việc dừng sóng, có thể là do phim không thu đủ tiền quảng cáo. "Nhà đài" thì có lý do riêng của mình. Nhưng việc chiếu hai bộ phim lịch sử về cùng một nhân vật là điều rất kỵ. Ngừng phim này để chiếu phim khác về cùng một nhân vật lịch sử, cùng đề tài về thiên đô thì cả thế giới không ai làm.
Phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long
Cách chiếu phim "có một không hai" như vậy khiến khán giả chưa kịp định hình nhân vật trong phim này đã bị lẫn với nhân vật lịch sử trong phim khác. Phải chăng "cứ để khán giả xem xong Huyền sử thiên đô, định hình nhân vật Lê Hoàn, Lý Công Uẩn... có thời gian suy gẫm các ông ấy giống và khác gì với hình dung của mình đã, rồi cho xem chân dung khác nữa cũng về các ổng thì mình mới nhận ra "thợ điêu khắc" nào tài hơn,chinh phục được trái tim vốn đang hoang mang trước lịch sử chỉ được ghi lại mờ nhạt , mù mờ..." khán giả với nick name Thonaumatnai chia sẻ trên diễn đàn dienanh.net.
Theo VnMedia
Huyền sử thiên đô phá tan nghi hoặc "Thảm hoạ" Phim giờ vàng Với Huyền sử Thiên Đô cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được những bộ phim lịch sử hay, hấp dẫn ... Trước thời điểm Huyền sử thiên đô (kịch bản Nguyễn Mạnh Tuấn, đạo diễn NSƯT Đặng Tất Bình - NSƯT Phạm Thanh Phong, Công ty World Star sản xuất) phát sóng, không ít người nghi ngại bộ phim...