Đội trưởng án kinh tế chia sẻ kinh nghiệm điều tra và chống “đạn bọc đường”
Với những kết quả đã đạt được, Đại úy Lê Văn Quỳnh đã đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cơ sở 5 năm liền và nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp trao tặng về thành tích xuất sắc trong lĩnh vực đấu tranh tội phạm ma tuý, kinh tế và môi trường.
Đại úy Lê Văn Quỳnh – Đội trưởng Đội điều tra án kinh tế tổng hợp Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an tỉnh Bắc Kạn sinh ra và lớn lên ở Sơn Tây, Hà Nội, một vùng đất giàu truyền thống văn hiến, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, anh gia nhập lực lượng CAND và về nhận công tác tại Phòng PC46, Công an tỉnh Bắc Kạn.
Ban đầu, với một người chưa từng được đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn, anh gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với lòng yêu nghề, anh luôn cố gắng tự phấn đấu rèn luyện bản thân. Nhờ quá trình cố gắng với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, năm 2014, anh được bổ nhiệm làm Đội trưởng Đội điều tra án kinh tế tổng hợp Phòng PC46, Công an tỉnh Bắc Kạn.
Chia sẻ về công việc, Đại úy Quỳnh cho biết: “Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về kinh tế có những cạm bẫy, dụ dỗ, đối tượng thường là những người có chức, có quyền, có tiền, có tri thức. Họ có thể biến “có thành không” và sẵn sàng mua chuộc cán bộ điều tra để “đổi trắng thay đen” nhằm đạt được mục đích dưới bất kỳ hình thức nào làm biến chất cán bộ Công an. Do vậy, ngoài việc phải trang bị cho bản thân kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn nhất định, hiểu biết xã hội sâu rộng thì nhất thiết phải có lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức, bản lĩnh người Công an nhân dân để không bị đối tượng mua chuộc, kịp thời đấu tranh, ngăn ngừa tội phạm”.
Trong tâm tưởng, anh Quỳnh luôn ghi lời Bác dạy, đề cao cảnh giác trước những “viên đạn bọc đường” để có thể chủ động sẵn sàng đối phó với tình huống có thể xảy ra. Ý thức được công việc được giao và công việc phải làm, trực tiếp, thường xuyên bám sát địa bàn, chủ động nắm tình hình, xây dựng kế hoạch công tác hợp lý.
Đại úy Lê Văn Quỳnh với công việc thường ngày.
Video đang HOT
Thời gian qua, Đại úy Quỳnh và đồng đội đã trực tiếp xác lập đấu tranh chuyên án cố ý làm trái các quy định về quản lý đất đai tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn. Đây là một trong những chuyên án mà anh Quỳnh đã để lại hình ảnh đẹp của người chiến sĩ CAND, được nhân dân tin yêu.
Qua công tác nghiệp vụ, đơn vị của anh đã phát hiện hành vi cố ý làm trái để hợp thức nguồn gốc đất công thành đất cá nhân (loại đất để đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Sau đó, sử dụng các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đã được cấp sai quy định này để kê khai nhận tiền đền bù, chênh lệch trong Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực Bắc Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn.
Quá trình điều tra xác minh 4 quyết định cấp GCNQSDĐ của UBND thị xã Bắc Kạn từ năm 2001 đến năm 2004 cho các hộ dân tại xã Dương Quang, anh và đồng nghiệp đã phát hiện 20 trường hợp được cấp sai quy định. Mặc dù vụ án rất phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, trong đó có cả các quan chức của thị xã hồi đó, áp lực rất lớn nhưng với quyết tâm phải làm rõ sự việc, lấy lại niềm tin cho nhân dân nên anh và đồng nghiệp đã từng bước thu thập chứng cứ, củng cố tài liệu và đã khởi tố được vụ án, đối tượng sai phạm trong vụ án đã phải chịu hình phạt nghiêm minh của pháp luật.
Ngoài công tác chuyên môn, Đại úy Lê Văn Quỳnh còn là một cán bộ Đoàn tích cực. Anh đã tham mưu cho cấp ủy, lãnh đạo đơn vị nhiều chương trình, phong trào thanh niên, phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ xây dựng Đoàn, xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh.
Với những kết quả đã đạt được, Đại úy Lê Văn Quỳnh đã đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cơ sở 5 năm liền và nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp trao tặng về thành tích xuất sắc trong lĩnh vực đấu tranh tội phạm ma tuý, kinh tế và môi trường.
Theo Vũ Linh
Công an nhân dân
Thủ tướng chỉ thị tổ chức toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có Chỉ thị về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Thủ tướng lưu ý việc dành ngân sách hàng năm cho hoạt động của quần chúng bảo vệ chủ quyền.
Để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới, bờ biển chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng), Bộ Công an tổ chức phong trào cho các tập thể, hộ gia đình và cá nhân đăng ký tham gia tự quản bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh trật tự trên các tuyến biên giới.
Thủ tướng lưu ý hàng năm, bố trí một phần ngân sách địa phương để đảm bảo cho các hoạt động của phong trào quần chúng tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Thủ tướng cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành có biên giới, bờ biển định kỳ 2 năm một lần mở đợt tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ nòng cốt của phong trào và tổ chức các hoạt động trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; định kỳ 5 năm một lần tổ chức sơ kết cấp tỉnh; hàng năm vào "Ngày Biên phòng toàn dân" 3/3, tiến hành sơ kết phong trào ở cấp xã.
Thủ tướng nhấn mạnh các biện pháp bảo vệ, khuyến khích ngư dân vươn khơi, bám biển để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
UBND các tỉnh, thành phố khác phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh biên giới quan tâm đầu tư, hỗ trợ các chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân khu vực biên giới; tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về đồng bào, chiến sỹ nơi biên giới.
Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố có biên giới hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai cho tập thể, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Nghiên cứu, hoàn thiện nội dung, phương pháp xây dựng phong trào, các mô hình tập thể, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia để thực hiện thống nhất trong toàn quốc. Định kỳ 10 năm, tham mưu cho Chính phủ tổ chức tổng kết việc triển khai cho tập thể, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trên phạm vi toàn quốc.
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố có biên giới tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ nòng cốt của phong trào và tiến hành các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm; chỉ đạo Bộ đội Biên phòng làm nòng cốt trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức, quản lý tập thể, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Đồng thời, chỉ đạo Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Biển, Hải quân phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện cho ngư dân đánh cá xa bờ, hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn để bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Nâng cao nhận thức về âm mưu xâm phạm của thế lực thù địch
Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng) khảo sát, rà soát lại quy hoạch bố trí dân cư các xã biên giới để triển khai tổ chức thực hiện góp phần xây dựng Nông thôn mới, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới.
Bộ Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, chương trình định kỳ và dài hạn để phổ biến, giáo dục nhận thức cho nhân dân về chủ quyền biên giới đất liền, biển đảo trên các báo, đài Trung ương, địa phương, cũng như trên các kênh truyền hình đối ngoại và dành cho kiều bào ta ở nước ngoài.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng và đưa vào chương trình giảng dạy nội dung bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia cho học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường công tác tuyên tuyền, vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân các vùng biên giới, hải đảo nâng cao ý thức, trách nhiệm, tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân với địa phương các nước có chung đường biên giới; ghi nhận, biểu dương, khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có thành tích nổi bật trong thực hiện phong trào.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và các loại tội phạm; nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
P.Thảo
Theo Dantri
Vùng 4 Hải quân tổ chức lễ tiễn quân ra Trường Sa Chiều 5-1, tại Cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ tiễn quân ra làm nhiệm vụ tại huyện đảo Trường Sa. Đến dự lễ tiễn có các đồng chí Trần Sơn Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; Chuẩn Đô đốc Phạm Thanh Hóa,...