Đổi tên, vận tải Phương Đông (NOS) vẫn không đổi vận, đã âm vốn chủ sở hữu gần hơn 3.700 tỷ đồng
Vận tải Biển Bắc Nosco đã đổi tên thành Vận tải Phương Đông OSCO nhưng vẫn không “đổi vận”.
CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (OSCO – mã chứng khoán NOS) công bố kết quả kinh doanh quý 2/2019. Cái tên OSCO có lẽ khá xa lạ với nhà đầu tư, nhưng nói đến Nosco – Vận tải Biển Bắc hẳn nhà đầu tư đã thấy rất quen thuộc.
Trước đó, do hoạt động kinh doanh thu lỗ triền miên, ĐHCĐ thường niên năm 2017 đã quyết định thông qua việc thay đổi tên công ty từ CTCP Vận tải Biển Bắc (Nosco) thành CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (OSCO).
Tuy nhiên, dù đổi, kéo ngọn gió đông về cũng không thổi đi hết “vận xui” của công ty. Năm 2017 công ty lỗ tiếp 158 tỷ đồng và lỗ sâu hơn vào năm 2018 với 333 tỷ đồng. Tổng lỗ lũy kế đến hết năm 2018 lên đến 3.890 tỷ đồng và công ty ghi nhận âm vốn chủ sở hữu hơn 3.600 tỷ đồng.
Nửa đầu năm 2019 OSCO lỗ tiếp hơn 99 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế đến hết quý 2 lên gần 4.000 tỷ đồng. Số lỗ nửa đầu năm nay đã giảm mạnh so với số lỗ 284 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái.
Tính đến 30/6/2019 OSCO ghi nhận âm vốn chủ sở hữu 3.733 tỷ đồng, trong khi vốn góp chủ sở hữu hơn 200 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả hơn 5.011 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 2.800 tỷ đồng. Tổng dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó dư vay nợ dafui hạn 2.200 tỷ đồng. Trong số đó, nợ dài hạn đến hạn trả hơn 700 tỷ đồng.
Mai Nguyễn
Video đang HOT
Theo Trí thức trẻ
Doanh nghiệp khu công nghiệp lãi "tưng bừng" trong nửa đầu năm 2019
Các doanh nghiệp khu công nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng trong nửa đầu năm 2019.
Theo báo cáo chuyên đề "Việt Nam, trung tâm công nghiệp mới của Đông Nam Á" của Jones Lang Lasalle (JLL), trong hơn 20 năm qua, Việt Nam không ngừng phát triển dần trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực Đông Nam Á.
Với vị trí chiến lược nằm giữa Trung Quốc và Singapore với 3.260 km bờ biển, tiếp giáp với biển Đông, một trong những khu vực giao thương đường biển trọng yếu của thế giới; cùng với việc gia nhập hàng loạt các hiệp định thương mại WTO, CPTPP, FTA...đã giúp Việt Nam trở thành điểm thu hút vốn hàng đầu khu vực.
Những lợi thế trên đã giúp thị trường bất động sản khu công nghiệp trở nên khá sôi động trong những năm gần đây. Theo đó trong bối cảnh nhiều ngành báo lãi sụt giảm thì trong quý 1 và cả quý 2 của năm 2019 nhóm doanh nghiệp khu công nghiệp đã có kết quả kinh doanh khả quan với mức tăng trưởng chung cho cả nhóm là 30% về doanh thu và 43% về lợi nhuận.
Hấp dẫn nhà đầu tư, các KCN có doanh thu tăng mạnh
Ttrong 6 tháng đầu năm 2019, 12 doanh nghiệp ngành KCN thu về 9.023 tỷ đồng doanh thu thuần tăng trưởng 30% so với cùng kỳ trong đó ngoài D2D và SZL có doanh thu biến động không đáng kể so với cùng kỳ.
Trong đó ông lớn Becamex (BCM) là cái tên nổi bật nhất với quy mô vốn hóa, cũng như quỹ đất vượt trội công bố mức doanh thu 6 tháng đạt gần 3.379 tỷ đồng tăng 12% so với cùng kỳ trong khi riêng quý 2 doanh thu tăng tới 82%.
Kinh Bắc (KBC) cũng có mức tăng trưởng doanh thu rất ấn tượng trong đó doanh thu cho thuê đất, chuyển nhượng bất động sản và bán nhà xưởng là động lực khiến doanh thu thuần tăng 56% so với cùng kỳ, đạt 1.570 tỷ đồng. Mảng này đạt hơn 1.473 tỷ đồng, gấp 1,5 lần và chiếm 94% tổng doanh thu. Tân Tạo là doanh nghiệp có mức tăng trưởng về doanh thu lớn nhất đạt 76% chủ yếu do tăng doanh thu cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng.
6 tháng lãi gần 2.500 tỷ đồng tăng 43% so với cùng kỳ
Với mức doanh thu tăng trưởng ấn tượng nên nhóm doanh nghiệp kinh doanh KCN cũng đã báo lãi lớn trong nửa đầu năm 2019 trong đó Tân Tạo, TIP và D2D là những doanh nghiệp có mức tăng cao gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ.
Ngoài ra KCN Hiệp Phước (HPI) đã báo lãi gần 83 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2019 so với khoản lỗ hơn 18 tỷ đồng so với cùng kỳ trong đó riêng quý 2 lãi 82,6 tỷ đồng - Mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động của công ty.
Đáng chú ý KCN Nam Tân Uyên (NTC) là doanh nghiệp duy nhất trong nhóm có lợi nhuận cao hơn cả doanh thu, theo đó ngoài nguồn thu từ hoạt động kinh doanh chính doanh thu nghiệp này có lãi từ tiền gửi và cổ tức tăng mạnh giúp 6 tháng doanh nghiệp này lãi 130 tỷ đồng tăng 48% so với cùng kỳ.
Mặc dù LHG và SZL vẫn duy trì tốt nguồn thu trong đó Long Hậu cũng có doanh thu cho thuê lại đất KCN và nhà xưởng trong quý 2 cao gấp 3 lần cùng kỳ nhưng do chi phí cũng tăng cao nên đây là 2 doanh nghiệp duy nhất trong nhóm có lợi nhuận sụt giảm lần lượt 32% và 13% so với cùng kỳ.
Với mức lãi tăng trưởng ấn tượng trong nửa đầu năm nên nhóm doanh nghiệp BĐS cũng có tỷ lệ hoàn thành KHKD 2019 ở mức rất cao trong đó HPI đã vượt 29%, IDV (tính cho niên độ 3 tháng) đã vượt 11% và NTC vừa đủ hoàn thành 100%, ngoài ra D2D cũng đã hoàn thành được tới 94% mục tiêu và ngay cả ông lớn BCM cũng đã cán mốc 74% mục tiêu kinh doanh của cả năm 2019.
Trên sàn giá của các cổ phiếu nhóm ngành KCN cũng đã có mức tăng giá rất ấn tượng trong suốt nửa đầu năm 2019.
Thanh Tú
Theo Tài chính Plus/HNX&HSX
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 10/07 Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán. Tin doanh nghiệp VGC - Tổng CTCP Viglacera - Thông báo kế hoạch kinh doanh quý III/2019 với doanh thu hợp nhất 2.733 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 259,2 tỷ đồng. Kế hoạch cả 6 tháng cuối năm là doanh thu 5.883...