Đổi tên Cục Cảnh sát biển thành Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển
Nghị định 96/2013 sửa đổi, bổ sung Nghị định 86/2009 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành hôm qua, chính thức thay đổi tên gọi Cục Cảnh sát biển thành Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.
Cảnh sát biển Việt Nam mới được trang bị thêm một dàn tàu hiện đại.
Cụ thể, sửa Điều 3 của Nghị định cũ quy định “Hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam; tôn trọng và tuân thủ các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên”, Nghị định mới bổ sung thêm nội dung quy định “Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước”.
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu có hình quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội; kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp và được ghi riêng một mục trong tổng kinh phí hoạt động của Bộ Quốc phòng.
Tư lệnh, Chính ủy, Phó Chính ủy và các Phó Tư lệnh Cảnh sát biển do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nghị định 86 cũng chỉ quy định nguyên tắc “Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển”. Nghị định mới thể hiện chi tiết “Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội về quản lý Nhà nước đối với lực lượng Cảnh sát biển, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển”.
Cũng theo Nghị định 96/2013, cụm từ “Cục Cảnh sát biển” được thay đổi thành “Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển”; “Cục trưởng Cục Cảnh sát biển” thay đổi thành “Tư lệnh Cảnh sát biển” (khoản 2 Điều 5). Điều 4 về tên giao dịch quốc tế được sửa từ “Vietnam Marine Police” thành “Vietnam Coast Guard”.
Video đang HOT
Nghị định mới có hiệu lực thi hành từ 12/10/2013.
Thành lập ngày 28/8/1998, biên chế ngày đầu của Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam có 5 phòng với 34 người; 2 Vùng CSB (Vùng CSB1 và Vùng CSB4), với chức năng, nhiệm vụ quản lý về an ninh, trật tự an toàn và đảm bảo việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Đến nay CSB Việt Nam đã có 4 vùng, 13 cơ quan chức năng, 4 cụm đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma tuý và 2 cụm trinh sát, được trang bị nhiều tàu xuồng cao tốc các loại, máy bay Casa 212 và nhiều loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại…
P.Thảo
Theo Dantri
Lực lượng Hải quan được truy đuổi tàu nước ngoài trên biển?
Chính phủ đề xuất bổ sung thẩm quyền truy đuổi trên biển cho lực lượng Hải quan. Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn can gián, Luật Biển không có quy định cho lực lượng hải quan truy đuổi tàu nước ngoài, không nên quy định vì như vậy thẩm quyền quá lớn.
Phiên thảo luận về dự thảo luật Hải quan sửa đổiang quyền truy đuổi của hải quan.
Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày nêu rõ, Luật Hải quan hiện hành chưa cho phép cơ quan hải quan thực hiện việc truy đuổi, bắt giữ hàng hoá buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới di chuyển từ trong địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn. Vì thế khi đối tượng chạy ra ngoài địa bàn, cơ quan hải quan phải phối hợp với cơ quan chức năng, nhiều trường hợp dẫn đến mất cơ hội đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Chính phủ đề nghị bổ sung quyền được trang bị vũ khí, quyền được truy đuổi trên biển cho lực lượng Hải quan.
Nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan hải quan trong phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, dự thảo luật đã bổ sung quy định thẩm quyền của lực lượng kiểm soát hải quan được truy đuổi liên tục trong trường hợp có căn cứ xác định hàng hoá, phương tiện vận tải là hàng hóa, phương tiện vận tải buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan.
Đồng thời, lực lượng hải quan cũng được áp dụng các biện pháp trinh sát, tuần tra và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để phòng, chống buôn lậu.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đề xuất bổ sung quy định về thẩm quyền của lực lượng hải quan khi truy đuổi trên biển. Cụ thể, hải đội trưởng hải đội kiểm soát trên biển được dừng, truy đuổi phương tiện vận tải.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị sửa Pháp lệnh quản lý vũ khí và vật liệu nổ để cho phép hải quan được sử dụng quyền được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ. Ông Sơn cũng yêu cầu làm rõ mức độ của việc truy đuổi, vì nếu không khéo, dẫn đến chồng chéo với nhiệm vụ, chức năng của các lực lượng khác. Ông Sơn cảnh báo khó lượng được "định mức" quy định cho hoạt động truy đuổi trên biển vì nếu không quyết liệt thì không ngăn chặn được còn làm quá thì có thể gây tai nạn.
Ông Sơn phân tích thêm điểm vướng là Luật Biển không có quy định cho lực lượng hải quan truy đuổi tàu nước ngoài. Thực tế, trong vùng tiếp giáp lãnh hải cũng chưa có phương tiện truy đuổi mà chỉ áp dụng trong khu vực từ lãnh hải trở vào.
"Không nên quy định hải đội trưởng có quyền truy đuổi tàu nước ngoài, thẩm quyền như vậy là quá lớn" - Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị.
Chủ nhiệm UB Quốc phòng An ninh: "Thực tế, lực lượng hải quan khó làm được việc truy đuổi trên biển".
Chủ nhiệm UB Quốc phòng Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa cũng đề nghị tính kỹ hơn về tính khả thi của quy định như lường trước tình huống nào thì truy đuổi, khi truy đuổi thì lực lượng nào chủ trì, lực lượng nào phối hợp? Ông Khoa cho rằng, việc hải quan truy đuổi trên biển không khả thi khi các luật liên quan về biển cũng không quy định về quyền truy đuổi ra ngoài lãnh hải. Và thực tế lực lượng hải quan cũng không làm được việc này.
Bộ trưởng Tài chính "đính chính", hải quan chỉ làm nhiệm vụ ở địa bàn hải quan. Còn ra ngoài địa bàn thì phối hợp với các lực lượng chức năng.
Một vấn đề khác gây chú ý trong dự thảo luật là quan điểm xây dựng sao để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan. Cơ quan soạn đề xuất quy định rõ thời hạn công chức hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan chậm nhất 2 giờ làm việc; giảm thời gian kiểm tra thực tế hàng hoá xuống 8 giờ; trường hợp cần thiết phải gia hạn thì thời gian gia hạn tối đa không quá 2 ngày làm việc.
Đồng thời để giảm bớt giấy tờ phải nộp không cần thiết cho cá nhân, tổ chức, dự thảo Luật đã đưa ra quy định chung theo hướng hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan là chứng từ bắt buộc phải có. Đối với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan thì tùy trường hợp cụ thể phải nộp, xuất trình các chứng từ này.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, từ 2009 đến nay, ngành Hải quan đã hoàn thành việc rà soát, hệ thống hoá và công khai 239 thủ tục, sau đó tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, bãi bỏ, hợp nhất, đến nay còn 179 thủ tục hành chính, ước giảm chi phí tuân thủ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Thời gian qua, cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan gắn liền với áp dụng phương thức quản lý hải quan hiện đại đã giúp tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh qua các năm (kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 đạt 157 tỷ USD tăng 23,6%, 2011 đạt 203,1 tỷ USD tăng 29,7%, 2012 đạt 228,3 tỷ USD tăng 12,1% so với năm trước).
P.Thảo
Theo Dantri
Nâng cao sức chiến đấu cho lực lượng Cảnh sát cơ động Ngày 12-8, phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc tại Hà Nội. Trong ngày làm việc đầu tiên, UBTVQH đã cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Cảnh sát cơ động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa Cảnh sát cơ động là lực lượng...