Đối tác Apple dính mã độc đòi tiền chuộc, bị yêu cầu trả 17 triệu USD
Nhà sản xuất laptop Đài Loan Compal vừa bị tấn công mã độc đòi tiền chuộc DoppelPaymer cuối tuần qua. Hacker yêu cầu số tiền gần 17 triệu USD.
Compal là nhà sản xuất thiết bị gốc (ODM) laptop lớn thứ hai thế giới. Khách hàng của Compal bao gồm các hãng Apple, HP, Dell, Lenovo và Acer. Cuối tuần qua, truyền thông Đài Loan đưa tin Compal bị tấn công mạng dù công ty chỉ thừa nhận có “bất thường” trong hệ thống tự động hóa văn phòng.
Người phát ngôn Lu Qingxiong cho biết hệ thống khôi phục bình thường từ 9/11. Qingxiong nhấn mạnh công ty không bị hacker tống tiền như báo chí đưa tin.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trang BleepingComputer lại khẳng định Compal bị tấn công bằng mã độc đòi tiền chuộc DoppelPaymer. DoppelPaymer nổi tiếng với khả năng tấn công vào các doanh nghiệp theo cách truy cập bằng tài khoản admin và lây lan mã độc qua mạng lưới Windows. Sau khi tiếp cận bộ điều khiển tên miền (domain controller), chúng triển khai mã độc trên tất cả thiết bị cùng một mạng.
Theo trang web thanh toán DoppelPaymer Tor liên quan tới mã độc, băng nhóm đứng sau yêu cầu 1.100 Bitcoin, tương đương 16.725.500 USD, để nhận được khóa giải mã. Thông thường, kẻ tấn công sẽ đánh cắp dữ liệu chưa được mã hóa, sau đó đe dọa tung lên các trang web rò rỉ dữ liệu nếu nạn nhân không trả tiền chuộc.
Điều đáng lưu ý là tiền chuộc có thể thương lượng và thấp hơn nhiều so với giá đưa ra ban đầu.
Apple đình chỉ đối tác sản xuất iPhone vì vi phạm luật lao động
Apple đã đình chỉ việc sản xuất iPhone của Pegartron sau khi phát hiện công ty sử dụng lao động chưa đủ tuổi tại nhà máy Thượng Hải.
"Pegatron đã tuyển dụng nhân viên là sinh viên cho các kế hoạch sản xuất, đồng thời làm giả giấy tờ để che giấu hành vi vi phạm Quy tắc Ứng xử mà chúng tôi đã ban hành", phát ngôn viên Apple cho biết. "Pegatron đã trốn tránh cơ chế giám sát của chúng tôi".
Các công nhân của Pegatron chuẩn bị làm việc. Ảnh: Telegraph.
Đại diện của Apple cũng nhấn mạnh rằng Pegatron đã chỉnh sửa một số giấy tờ của lao động sinh viên, biến họ thành những lao động bình thường, nhằm hợp thức hóa việc làm quá giờ hoặc thực hiện các công việc không đúng chuyên ngành. Theo bộ Quy tắc Ứng xử của Apple, đây là những điều mà các nhà máy như Pegatron không được phép thực hiện.
Tuy nhiên, Apple cho biết không tìm thấy bằng chứng nào về việc các lao động bị ép bức. Công ty cũng tuyên bố rằng việc hợp tác với Pegatron sẽ tạm ngừng cho đến khi đối tác này hoàn tất việc khắc phục vi phạm.
Những năm qua, Apple đã có nhiều nỗ lực trong việc hạn chế các đối tác lắp ráp ngược đãi công nhân của mình hoặc tuyển dụng người không đúng độ tuổi lao động làm việc như một công nhân bình thường. Hãng cũng đã soạn bộ Quy tắc Ứng xử sau khi có một loạt vụ tự tử xảy ra ở Foxconn - một đối tác lắp ráp iPhone chủ chốt của Apple.
Một chuyên gia nhận định Pegatron nhiều khả năng sẽ tiếp tục lắp ráp iPhone 12 - smartphone mới nhất của Apple - theo tiến độ. Tuy nhiên, sau khi bị đình chỉ, công ty này sẽ mất nhiều hợp đồng từ "Quả táo" năm tới. Luxshare, một đối tác lắp ráp khác có trụ sở chính tại Trung Quốc, có thể là cái tên được hưởng lợi.
Phía Pegatron cho biết đã sa thải Giám đốc mảng giám sát tuyển dụng. Bên cạnh đó, công ty cũng đã có hành động khắc phục. "Khi phát hiện vấn đề, chúng tôi đã đưa các sinh viên khỏi dây chuyền sản xuất để họ quay về trường sớm nhất có thể, kèm khoản bồi thường hoặc các hỗ trợ cần thiết về sau", đại diện Pegatron nói.
Báo Mỹ: đối tác Apple đến VN, nhiều người lên đời xe Mercedes, Mazda Bắc Giang, vốn được biết đến với những đặc sản nông nghiệp, có thể trở thành trung tâm của chuỗi cung ứng cho Apple trong tương lai. Chỉ cách đây vài năm, Bắc Giang vẫn là một trong những tỉnh nghèo của Việt Nam. Đặc sản của tỉnh này là gạo, vải và "gà chạy bộ". Đó là trước khi chuỗi cung ứng...