Đời sống tình cảm ồn ào của những nhà văn nổi tiếng
Nhiều người nghĩ rằng, được yêu những nhà văn nổi tiếng hẳn sẽ là một điều may mắn, họ có thể nhận được những lá thư tình mùi mẫn hay thậm chí sẽ đi vào huyền thoại trong những áng văn thơ lãng mạn.
Tuy nhiên, có vẻ thực tế lại không như mong đợi bởi nhiều trường hợp cho thấy các nhà văn nam phần vì ích kỷ, đa tình phần vì quá tập trung vào công việc, sự nghiệp nên chuyện tình cảm của họ thường khá ồn ào và sóng gió. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể trong lịch sử văn học mà chúng ta có thể kể đến.
Lord Byron (1788-1824)
Lord Byron được coi là một đại thi hào trong nền văn học lãng mạn Anh. Tuy nhiên chuyện tình cảm của ông lại khá ồn ào thậm chí ông còn có những sự cố đáng xấu hổ. Cuộc hôn nhân không hạnh phúc khiến Lord Byron thường xuyên ngoại tình. Ông bị tố là có mối quan hệ ngoài luồng loạn luân kéo dài với chị cùng cha khác mẹ là Augusta Leigh. Ngoài ra ông còn qua lại với nhiều phụ nữ khác như Lady Caroline Lamb, Lady Oxford, Claire Clairmont… Thậm chí ông còn có con với một trong số họ nhưng ông đã từ chối thừa nhận cũng như chu cấp.
Charles Dickens (1812-1870)
Là tiểu thuyết gia nổi tiếng nhất dưới thời nữ hoàng Victoria, ông kết hôn với Catherine Hogarth năm 24 tuổi. Tuy nhiên ngay sau đó ông đã bị xao động và trở nên ám ảnh bởi người em vợ của mình là Mary. Cô đã trở thành hình mẫu cho nhân vật Little Nell trong truyện “The Old Curiosity Shoppe” của ông. Không may là Mary sớm qua đời vì bạo bệnh và tâm lý nhà văn Dickens đã rất chấn động sau đó.
Vợ ông buộc phải âm thầm chịu đựng và đấu tranh để giữ mối quan hệ của họ trước một người đã khuất. Sau 20 năm cùng với 10 đứa con, Dickens lại rơi vào lưới tình với một diễn viên trẻ khác là Nelly Ternan và bỏ rơi vợ của mình. Tuy nhiên, để che mắt dư luận Ternan luôn phải ẩn mình trong suốt thời gian diễn ra mối quan hệ bất chính giữa 2 người.
Video đang HOT
William S. Burroughs (1914-1997)
Nhà văn Mỹ Burroughs khi còn sống là người nghiện khá nặng. Năm 1944 ông chuyển với sống với một người mẹ đơn thân là Joan Vollmer. Bà cũng bị nghiện, họ đến với nhau để cùng sống một cuộc sống phóng túng. Mặc dù Vollmer đã từng phải đi cai nghiện nhưng mối quan hệ của họ vẫn kéo dài, thậm chí họ đã có cùng nhau một đứa con trai.
Sau đó họ đã cùng nhau trốn sang Mexico, tại đây Burroughs đã mắc một tội lỗi nghiêm trọng. Năm 1951, trong cơn say, ông đã bắn chết người tình và bị bắt. Bằng mọi cách ông hối lộ các nhà chức trách và đổ lỗi cho khẩu súng bị cướp cò. Sau này, Burroughs thú nhận rằng cái chết của người tình có ý nghĩa rất lớn với ông, nó đã thúc đẩy và giúp ông có cảm hứng để sáng tác.
Edmund Wilson (1895-1972)
Nhà văn Mỹ Wilson được biết đến là đã giành Mary McCarthy từ tay người tình là Philip Rahv vào những năm 1940. Bạn bè của cô rất hoang mang khi Mary chia tay một người điển trai như Rahv để tới với một kể bạo hành như Wilson. Dư luận thời đó xôn xao khi nhà văn này đã thẳng tay đánh vợ mình dù cô đang mang bầu. Thậm chí ông còn đưa McCarthy vào Viện tâm thần New York và buộc cô ở lại đó.
Bản thân McCarthy đã sáng tác một tiểu thuyết nổi tiếng mang tên “The Group” trong đó nhân vật nữ chính là Kay cũng phải chịu cảnh nhiều cảnh ngược đãi. Trong cuốn hồi kí của con trai họ cũng đề cập rằng mối quan hệ của Wilson và vợ sau này cũng không thể hàn gắn được.
Thomas Stearns Eliot (1888-1965)
Dù đã đính hôn với một người khác là Emily Hale, nhà văn, nhà thơ Anh gốc Mỹ từng đoạt giải Nobel Eliot vẫn ngay lập tức bị hút hồn bởi người đẹp Vivienne Haigh-Wood khi ông gặp cô năm 1915. Họ nhanh chóng kết hôn vào tháng 6 năm đó nhưng có vẻ cuộc hôn nhân đã không hạnh phúc như mong đợi. Vivienne có vấn đề về sức khỏe với nhiều lần nhập viện và có dấu hiệu của bệnh tâm thần. Cuối cùng, vào năm 1933, ông cắt đứt hoàn toàn liên lạc với Vivienne và nộp đơn xin ly thân, đồng thời yêu cầu bạn bè tránh xa cô. Trừ một lần gặp gỡ ngắn ngủn năm 1935, Vivienne không bao giờ còn gặp lại Eliot. Mối quan hệ của họ sau này cũng trở thành chủ đề của một vở kịch năm 1984 và được chuyển thể thành phim năm 1994.
Herbert George “H. G.” Wells (1866-1946)
Nhà văn Anh H. G.Wells được biết tới chính là tác giả của cuốn sách khoa học viễn tưởng “War of the Worlds” nổi tiếng. Vào thời của ông, Wells là một nhà trí thức nổi bật, luôn muốn thách thức các ý tưởng truyền thống về luân thường đạo lý. Ông cũng thường lấy đời sống tình cảm của chính mình để làm cảm hứng sáng tác cho các cuốn tiểu thuyết.
Năm 1891 ông kết hôn với em họ mình là Isabel Mary Wells, nhưng cặp đôi đã nhanh chóng chia tay 3 năm sau đó khi ông có quan hệ tình cảm với sinh viên của mình. Họ đã sống chung và có cùng nhau 2 đứa con cho đến khi người vợ thứ 2 này qua đời vào năm 1927. Với sự tán thành của vợ, ông có một loạt những mối quan hệ ngoài luồng khác trong đó phải kể đến cuộc tình mãnh liệt của ông với nhà văn Rebecca West. Ông đã khiến cho cô gái 19 tuổi mang thai mà không có hôn thú.
Theo Dantri
Chữ Y
Người phương Đông xưa nay, tôn sư trọng đạo, coi là một cái gốc của đạo lý làm người. Người xưa ít khi nặng lời với người thầy.
Ấy thế mà ngày nay tất cả những người thầy đều "được" lên "thớt" cả. Hiện tượng này không biết dùng cái chữ gì cho thấu. Đất chịu, trời chịu, người cũng chịu chăng?
Biết bao nhiêu câu chuyện đớn đau, người còn chút hoài cổ không muốn nhắc lại về thầy giáo, về thầy thuốc... và về cả thầy cúng nữa.
Cơ sự nào dẫn đến sự băng hoại ở "một bộ phận không nhỏ" những người thầy.
Do "y đức", "y dục"... hay "y cúng" chăng? Tất cả những thứ y này đã có hàng ngàn bài báo, hàng ngàn cuộc hội thảo, hàng chục năm nay trăn trở dằn vặt để điều chỉnh về chữ "Đức"mà vẫn chỉ là chữ Y.
Thiển nghĩ sửa thì cứ sửa, phê thì cứ phê... Nhưng ngay lúc này đây cần một thanh gươm luật pháp. Mà phải là thanh gươm luật pháp không có ngoại lệ, không có thêm chữ nào, không có bớt chữ nào. Đó là thanh gươm pháp quyền thì trật tự mới được thiết lập. Lúc ấy thì dân mới là dân. Quan mới là quan. Thầy mới là thầy. Trò mới là trò...v.v. và .v.v...
Cái pháp quyền không có ngoại lệ ấy, đừng có bảo là độc tài, đừng có bảo là phong kiến, đừng có bảo là tư sản, dân chủ xã hội hay xã hội dân chủ... Hai cái từ pháp quyền ấy được xây cất từ bao nỗi oan trái, bất công và cả sinh mạng... từ lúc con người ta hình thành Nhà nước. Nó là sản phẩm của văn minh đạo lý của nhân loại.
Pháp quyền, pháp quyền và pháp quyền nguyên nghĩa, không vẩn đục, hình như sẽ đem đến sự bình an cho xã hội... và sự bình yên cho tất cả những người thầy để mãi mãi lung linh chữ thầy trong tâm thức từ tấm bé của con người ta.
Minh Quang
Theo ANTD
Cháu ra sân cho tuyển xứ Wales, ông thắng cược đậm Bóng đá xứ Wales lại chứng kiến thêm một chuyện thắng cược hy hữu khi một người đàn ông người xứ Wales được trả 125.000 bảng do cháu ngoại được ra sân thi đấu cho tuyển quốc gia. Wilson (trái) được vào sân, giúp ông ngoại của anh thắng cược lớn - Ảnh: AFP Người đàn ông may mắn tên Peter Edwards (62...