Đội shipper tình nguyện đi chợ giúp dân trong khu phong tỏa
Khi TP.Cần Thơ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, một đội shipper đặc biệt xuất hiện trong màu áo xanh tình nguyện của đoàn thanh niên, phục vụ việc đi chợ và giao hàng miễn phí cho bà con khu phong tỏa.
Các bạn trẻ luôn cố gắng tìm mua đủ các món hàng bà con khu phong tỏa đang rất cần. Ảnh THANH DUY
Đội shipper đi chợ giúp dân này là những đoàn viên thanh niên của Đoàn phường Cái Khế (Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Đội hình này được thành lập ngay sau khi 83 hộ dân với 453 nhân khẩu cư ngụ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (P.Cái Khế) tạm thời bị phong toả.
“Các hộ gia đình đang tuân thủ việc cách ly tại chỗ nên không thể đi mua nhu yếu phẩm. Trong khi đó, ngành chức năng đã túc trực 24/7, phải lo toan với biết bao công việc phòng chống dịch. Vậy là 21 chàng trai và cô gái trẻ của Đoàn phường đã hăng hái xung phong đảm nhận việc đi chợ, giao đồ miễn phí đến tận nơi cho bà con ở đây”, anh Lại Phước Trường Thành, Bí thư Đoàn phường Cái Khế, chia sẻ.
Thành phần của đội gồm có sinh viên, giáo viên và người lao động tự do. Để trở thành “shipper áo xanh”, tất cả đều phải đáp ứng tiêu chuẩn chung là luôn đeo găng tay y tế, khẩu trang, kính chống giọt bắn, mặc áo xanh Thanh niên Việt Nam và tuân thủ nguyên tắc 5K phòng chống dịch Covid-19.
Đội shipper tình nguyện phải đạt tiêu chuẩn về trang bị phòng dịch và tuân thủ khuyến cáo 5K.
Video đang HOT
ẢNH: THANH DUY
Mỗi tuần 2 lần, các thành viên dùng xe máy cá nhân, tự đổ xăng, rảo quanh các điểm bán hàng lớn nhỏ tìm mua từng món vật phẩm mà bà con khu phong tỏa cần. Nhiều bạn trẻ cho biết người dân gửi mua nhiều nhất là lương thực, thực phẩm, thuốc uống, đồ dùng sinh hoạt cá nhân hàng ngày…
Khi đi chợ, các thành viên đều gọi điện báo giá cho người dân. Chính tay các bạn trẻ lựa chọn những bó rau, thớ thịt tươi ngon nhất để bỏ vào giỏ mua hàng. Chị Lam Thị Thuý Vân, thành viên đội thanh niên tình nguyện, cho biết khi hết cách tìm vật phẩm thì chị nhắn tin vào nhóm Zalo nhờ đồng đội hỗ trợ, tra Google tham khảo hay gọi điện về gia đình chỉ dẫn. “Ai cũng cố gắng để mua cho bằng được những sản phẩm người dân cần. Bởi lẽ mình còn có thể đi lại được khi cần thiết, còn người dân khu phong tỏa thiếu hụt cục bộ lương thực nhưng không thể ra ngoài”, chị Vân nói.
Mỗi vật phẩm đều được gọi về báo giá để người dân mua tùy theo khả năng.. ẢNH: THANH DUY
Đội shipper không chuyên nghiệp, không thành thục đường đi các điểm bán hàng nhưng rất nhiệt tình, xông xáo. Nhận phiếu hơn 10 món hàng cần mua, chị Trần Thị Mỹ Duyên chạy đôn chạy đáo từ chợ bình ổn giá sang cửa hàng tiện ích (Q.Ninh Kiều) rồi di chuyển đến Trung tâm thương mại Go (Q.Cái Răng). Các mặt hàng gần đủ, chỉ còn loại thịt, cá tươi sống theo yêu cầu là chưa mua được. Chị Duyên cho hay: “Những thứ mua được sẽ gửi ngay cho bà con chuẩn bị kịp bữa cơm chiều. Sáng mai mình quay lại siêu thị sớm, xếp hàng để mua bổ sung vật phẩm còn thiếu cho họ”.
Mỗi buổi triển khai có khoảng 20 đơn hàng cần đội shipper tình nguyện mua giúp.. ẢNH: THANH DUY
Chiếc áo xanh lấm tấm mồ hôi sau khi chạy xe hơn 5 km từ đông sang tây trong nắng chiều hanh nóng đến các điểm mua hàng, Thạch Kim Ngân vui vẻ nói: “Chúng em mong bà con khu phong tỏa không còn lo lắng về chuyện chợ búa, yên tâm tập trung vào công tác phòng dịch. Ngoài ra, việc làm nhỏ này hy vọng sẽ ‘góp gió thành bão’, hiệp sức cùng chính quyền, ngành chức năng và người dân TP.Cần Thơ khống chế, chiến thắng đại dịch Covid-19″.
Vũng Tàu: Shipper không cần giấy 'âm tính', mở rộng người được đi xe 2 bánh
Ngày 19-7, UBND TP Vũng Tàu đã có văn bản bỏ quy định người giao hàng (shipper) phải có giấy xét nghiệm âm tính, đồng thời mở rộng đối tượng được đi xe gắn máy trong thời gian giãn cách xã hội.
Lực lượng chức năng phường 4, TP Vũng Tàu nhắc nhở, hỏi giấy tờ của một shipper sáng 19-7 trên đường Nguyễn Văn Trỗi - Ảnh: ĐÔNG HÀ
Chiều 19-7, UBND TP Vũng Tàu đã có văn bản hướng dẫn lưu thông trên địa bàn trong thời gian tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu áp dụng Chỉ thị 16. Theo đó, văn bản này bỏ quy định "người giao hàng phải có giấy xét nghiệm âm tính".
Đồng thời mở rộng đối tượng được đi làm bằng xe gắn máy. Cụ thể, đó là những người làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, ngân hàng, kho bạc, công chứng, luật sư, đăng kiểm, bưu chính viễn thông, xuất, nhập khẩu, khám chữa bệnh, tang lễ, người làm việc ở các doanh nghiệp công ích như điện, cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, vệ sinh môi trường, giao thông... và người giao hàng (shipper).
Với người dân, nếu có nhu cầu ra ngoài để mua hàng hóa thiết yếu thì đăng ký với tổ COVID cộng đồng để được phát phiếu đi mua hàng.
Văn bản này thay thế hai văn bản ban hành ngày 17 và 18-7.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID19 cho tài xế khi đến địa phận Bà Rịa - Vũng Tàu trên QL51 - Ảnh: Đ.H
Trong ngày 19-7, vì quy định người lao động không được đi làm bằng xe 2 bánh, nhiều DN, cơ sở sản xuất tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã phải tạm ngưng hoạt động, vì... công nhân không đến được nhà xưởng.
Ông Nguyễn Công Vinh, phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết việc thực hiện quy định "3 tại chỗ", "3 cùng" và không cho phép công nhân, người lao động trong các nhà máy, xưởng sản xuất là dựa vào hướng dẫn của các bộ, ngành chức năng. Các tỉnh lân cận Bà Rịa - Vũng Tàu cũng làm như vậy.
Ban đầu, các doanh nghiệp có gặp khó khăn trong việc thuê xe đưa đón công nhân, bố trí nơi ăn, ở cùng với nơi sản xuất. "Trước mắt, chúng tôi sẽ đi khảo sát, kiểm tra các doanh nghiệp gặp khó, để có tính toán hỗ trợ cho họ. Mục đích lớn nhất là "doanh nghiệp an toàn, người lao động an toàn", ông Vinh khẳng định.
Tận dụng giờ vàng - ngày vàng - tuần vàng
Chiều cùng ngày, ông Trần Văn Tuấn - phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - cho biết tính từ ngày phát hiện ra ca nhiễm đầu tiên trong cộng đồng (28-6), đến nay tỉnh này đã có gần 200 ca nhiễm COVID-19. Đáng chú ý, theo ông Tuấn, có nhiều ca nhiễm được phát hiện nhờ chốt kiểm soát y tế trên QL51 - đoạn cửa ngõ vào tỉnh này.
"Chúng tôi xác định đây là thời điểm giờ vàng - ngày vàng - tuần vàng để xử lý triệt để, bóc tách các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Do đó, chúng tôi quyết tâm thực hiện nghiêm việc chống dịch vì nếu không thì hậu quả sẽ nặng nề hơn", ông Trần Văn Tuấn khẳng định.
Vũng Tàu không cho đi làm bằng xe 2 bánh hay đi bộ, shipper phải có giấy xét nghiệm TP VũngTàu yêu cầu người lao động đi làm phải có xe đưa đón, không được đi xe 2 bánh hay đi bộ. Người giao hàng phải có giấy xét nghiệm không nhiễm COVID-19. Kiểm soát y tế đối với tài xế xe tải ở cửa ngõ vào Vũng Tàu sáng 18-7 - Ảnh: ĐÔNG HÀ Tối 18-7, UBND TP Vũng Tàu ban...