Đời sẽ bớt khổ nếu bạn sớm nắm bắt được 2 cách tiết kiệm tiền thông minh: Phương pháp bậc thang được ưa chuộng rộng rãi!
Điểm quan trọng trong phương pháp tiết kiệm bậc thang là sau một năm tiết kiệm, bạn có thể kiểm kê tài sản và chuyển thời hạn cần tiết kiệm thành ba năm, năm năm,…
Bằng cách này, số tiền lãi bạn nhận được ngày càng nhiều. Hơn nữa, còn hình thành được cho bạn thói quen không tiêu xài hoang phí.
Trong thời đại chủ nghĩa tiêu dùng thịnh hành như ngày nay, các doanh nghiệp thường quảng cáo rầm rộ những khẩu hiệu như:
“Đừng đối xử tệ bạc với bản thân.”
“Đời người ngắn ngủi, hãy sống vui vẻ kịp lúc.”
Những lời này đã khiến tâm lí giới trẻ thường xuyên dao động giữa việc hưởng thụ và tiết kiệm. Họ luôn nghĩ rằng: “Liệu bản thân có nên tiết kiệm khi còn trẻ?”
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xét về ba vấn đề:
Thứ nhất: Trên phương diện công việc.
Nếu công việc của một người trẻ tuổi nào đó đang có triển vọng phát triển tốt, điều kiện tiên quyết là cần anh ta đầu tư bồi dưỡng nhiều trong giai đoạn đầu để nâng cao khả năng chuyên môn của mình.
Nhưng anh ta lại thích sống an nhàn, tiêu tiền để hưởng thụ tuổi trẻ. Vậy bạn nghĩ cơ hội có còn đến với anh ta nữa không?
Thứ hai: Trên phương diện tình yêu.
Lúc chưa yêu, các cặp đôi thường tạo bất ngờ nhỏ, khiến đối phương cảm thấy lãng mạn. Nhưng một khi kết hôn, tiền tiết kiệm trong túi bằng không, thì liệu cặp đôi này có còn vui vẻ như lúc mới quen hay không?
Thứ ba: Khi người thân của bạn nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, và các y tá lạnh lùng nói rằng bạn cần phải trả tiền viện phí kịp thời.
Liệu bạn sẽ làm gì khi trong túi không có tiền tiết kiệm? Chắc chắn phải đi vay mượn, nhận sự từ chối, thương hại hoặc giễu cợt từ người khác.
Nếu không muốn rơi vào những tình huống bất lực như trên, tốt nhất chúng ta nên hình thành thói quen tiết kiệm kể từ khi còn trẻ.
Theo các chuyên gia, có hai cách tiết kiệm tiên tiến nhất mà nhiều người thường dùng:
1. Phương pháp bậc thang
Nhiều người thường phàn nàn rằng bản thân đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không để dành được bao nhiêu tiền. Lý do thực ra rất đơn giản:
Video đang HOT
Tiết kiệm sai cách nên không hiệu quả!
Khi bạn nhận được tiền lương vào đầu tháng, bạn sẽ làm gì?
Bậc thầy tiết kiệm chắc chắn sẽ ghi chú, chia nhỏ số tiền và phân loại số tiền nào nên dùng vào mục đích nào. Trong khi một số người bình thường lấy lí do tháng trước quá cực khổ, phải tự thưởng cho bản thân. Vì vậy đã ăn chơi thỏa thích, đến gần cuối tháng mới nhận ra bản thân cần tiết kiệm tiền.
Nhưng sau khi tiêu xài hoang phí, số tiền họ còn lại có khi còn chẳng đủ ăn những ngày cuối tháng, nói chi đến việc tiết kiệm.
Thế nên, đối với những người mới “nhập môn” tiết kiệm, bước đầu tiên là nên ép buộc chính mình.
Khi tiền lương được gửi về, hãy dành ra một khoản cố định bỏ ống heo, số tiền còn lại dùng vào mục đích sinh hoạt đến hết tháng.
Điều kiện tiên quyết cần ghi nhớ chính là: Tuyệt đối không sử dụng số tiền cố định dùng để tiết kiệm đó (trừ trường hợp khẩn cấp).
Cứ thử một tháng đầu, bạn sẽ nhận ra hiệu quả của việc tiết kiệm tiền thông qua số tiền mà bạn đã tiết kiệm được.
Điểm quan trọng trong phương pháp bậc thang này là sau một năm tiết kiệm, bạn có thể kiểm kê tài sản và chuyển thời hạn cần tiết kiệm thành ba năm.
Đến năm thứ hai, chúng ta lại tiếp tục ra ngân hàng, gia hạn tiền gửi và đổi sang thời hạn gửi là năm năm…
Bằng cách này, số tiền lãi bạn nhận được ngày càng nhiều. Hơn nữa, còn hình thành được cho bạn thói quen không tiêu xài hoang phí.
2. Phương pháp định vị bốn vòng
Nhà sử học Tư Mã Thiên đã đề cập trong cuốn “Sử ký” rằng:
“Không tiền thì dựa vào sức; trí tuệ giới hạn thì phải tranh thủ thời gian.”
Câu này có nghĩa là khi bạn không có tài sản, vậy chỉ có thể dựa vào sức lực để kiếm tiền. Lúc mà bạn còn thiếu hiểu biết, thì nên cố gắng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Sau đó mới theo đuổi đến việc thăng chức, tăng lương.
Nếu bạn đã có chút tài sản cố định, nhưng chưa đủ nhiều, vậy sự khôn ngoan chính là vũ khí kì diệu giúp bạn kiếm tiền.
Ví dụ: Thông qua sự sáng tạo, trí tưởng tượng và các nguồn lực, mở rộng các kênh kiếm tiền và tạo ra nhiều của cải hơn.
Phương pháp định vị bốn vòng bao gồm 4 điểm riêng biệt:
Thứ nhất: Đam mê.
Chỉ khi bạn thực sự yêu thích thứ gì, bạn mới bằng lòng cống hiến mọi giá cho nó. Đồng thời, có đủ dũng khí và sự kiên trì bền bỉ đẩy lùi khó khăn.
Thứ hai: Sự khác biệt.
Những gì người khác không biết nhưng bạn có thể làm tốt, đó chính là ưu điểm.
Thứ ba: Nhu cầu thị trường.
Thứ tư: Sở trường.
Khi bạn hiểu rõ được 4 điều này, hãy cố gắng đầu tư thời gian và công sức vào nó. Đây cũng là một dạng tiết kiệm tiền trong vô hình, số tiền thực tế bạn nhận được sẽ nằm ở tương lai gần.
Theo sự phát triển vượt bậc của thời đại, nếu bạn không chịu học hỏi một ngày, sẽ bị đào thải dễ dàng trong một ngày.
Như Buffett từng nói: “Đầu tư tốt nhất là đầu tư cho chính mình.”
Khi bạn dùng tiền tiết kiệm đầu tư cho bản thân, nghĩa là bạn đang đầu tư cho thương hiệu giá trị cá nhân của mình, giúp bạn kiếm được lợi ích lớn hơn trong tương lai.
Thử thách "7 ngày tiết kiệm" đơn giản mà hiệu quả, ai cũng làm được
Trong thử thách này, mỗi ngày sẽ tương ứng với một nhiệm vụ đơn giản mà bạn thường có thể hoàn thành trong vòng chưa đầy một giờ, thường là chỉ trong vài phút. Bạn sẽ phải bất ngờ bởi hiệu quả thu được từ thử thách này.
Bạn có bao giờ tự hỏi tiền của mình đã đi đâu hay làm thế nào bạn có thể tiêu nhiều tiền như vậy dù bạn thấy bản thân không phải người tiêu xài hoang phí?
Các thế hệ trước chúng ta thường sau mỗi kỳ nhận lương sẽ mang tiền đến ngân hàng gửi tiết kiệm và để lại một phần bằng tiền mặt để trang trải sinh hoạt. Nếu tiêu hết số tiền này trước khi đến kỳ lấy lương tiếp theo, họ có thể nhận ra rõ ràng rằng mình đã tiêu quá nhiều tiền, cần thay đổi ngay cách chi tiêu.
Và rồi ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, chúng ta nhận lương qua tài khoản ngân hàng và nhét đầy trong ví là những tấm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Những tờ tiền hay đồng xu trở nên ít thân quen hơn. Không thể phủ nhận những lợi ích của việc chi tiêu không tiền mặt song nó lại khiến bạn quá dễ dàng để phá vỡ ngân sách, chi tiêu mất kiểm soát.
Khi không chi tiêu bằng tiền mặt, không nhìn thấy rõ tiền của mình đang cạn kiệt dần, chúng ta sẽ khó có thể nhận ra số tiền mình đang chi tiêu. Tất nhiên, có người vẫn hàng ngày đăng nhập và xem mình đang có bao nhiêu trong tài khoản ngân hàng song đa phần chúng ta không làm vậy. Cuối cùng, khi bỗng một ngày nhìn đến số dư, bạn hụt hẫng khi biết sự thật về những gì mình đang có. "Không thể nào!", bạn thốt lên đầy ngao ngán.
Nếu điều này đang diễn ra thường xuyên trong cuộc sống của bạn, thử thách 7 ngày tiết kiệm này có thể giúp bạn đi đúng hướng.
Trong thử thách này, mỗi ngày sẽ tương ứng với một nhiệm vụ đơn giản mà bạn thường có thể hoàn thành trong vòng chưa đầy một giờ, thường là chỉ trong vài phút. Các nhiệm vụ này chính là các thành phần cơ bản để có được tài chính thành công. Bạn sẽ phải bất ngờ bởi hiệu quả thu được từ thử thách này.
Cũng giống như một chế độ ăn kiêng, bạn không thể mong đợi mình sẽ giảm 30 cân trong một đêm và bạn không thể mong đợi để giải quyết thói quen chi tiêu bất cập nhiều năm qua chỉ trong một tuần. Nhưng nếu thử thách này khiến bạn phải lăn tăn hơn trước khi chi chỉ 20 nghìn đồng, 50 nghìn đồng cho thứ bạn thực sự không cần thì bạn đang thực sự tiến bộ. Những người có quyết tâm sẽ thay đổi được tình hình, không còn cuộc sống khó khăn như trước.
Hãy dành thời gian cho 7 ngày tới để tham gia thử thách này nhằm hướng đến con đường tự do tài chính.
Ngày 1: Viết bản cam kết và sắp xếp các hóa đơn
Bạn có cam kết rằng mình sẽ không vướng vào nợ nần không? Hãy viết ra những câu cam kết để có động lực hơn trong suốt hành trình tự do tài chính của mình. Cam kết đó có thể ngắn hay dài là tuỳ thuộc vào bạn.
Ví dụ: Cam kết của bạn có thể là: "Tôi sẽ dành 30 phút sau mỗi lần nhận lương để xem xét tình hình tài chính của mình" hoặc "Tôi cam kết tuần này sẽ tự pha đồ uống mỗi ngày và gửi tiết kiệm ngay khi có thu nhập phát sinh".
Ngày 2: Cộng tất cả các khoản thu nhập và chi phí
Với ngày thứ 2 trong thử thách, bạn cần thống kê về các chi tiêu của mình. Hãy đơn giản là vẽ vẽ một đường thẳng để phân trang giấy của bạn làm 2 phần. Ở phía bên trái, bạn sẽ ghi tất cả các chi phí của bạn và ở bên phải là phần dành cho thu nhập. Giờ thì bạn đã có cái nhìn bao quát hơn về cách chi tiêu của mình, về đường đi lối lại của những đồng tiền.
Ngày 3: Tìm cách ngừng chi tiêu cho những thứ xa xỉ không cần thiết
Chính xác thì những thứ xa xỉ ở đây là gì? Đừng nghĩ rằng chúng phải đao to búa lớn là những chiếc túi xách hay đồng hồ có giá cả chục triệu đồng, đó đơn giản là những thứ mà bạn không thực sự cần thiết nhưng vẫn chi cả tá tiền mỗi tháng.
Bạn có thực sự cần mua một cốc cà phê đắt đỏ mỗi sáng không? Bạn có mặc hết số quần áo đang có trong tủ không? Số son bạn sưu tập liệu có phải quá nhiều và gây tốn kém? Hãy nghĩ về những thứ không cần thiết đối với bản thân và cam kết không chi tiêu quá nhiều tiền cho những món đồ đó.
Ngày 4: Trả hết nợ bằng số tiền hiện có
Thay vì chi tiêu thêm bất kỳ khoản tiền nào, hãy trả hết nợ nhanh hơn dự kiến. Nếu bạn đang nợ thẻ tín dụng 1 triệu đồng, hãy tìm cách dừng lại các khoản chi để ưu tiên cho việc trả hết nợ trước.
Ngày 5: Giảm quy mô
Hãy tiến hành rà soát và chủ động liên lạc với các công ty truyền hình cáp, điện thoại di động và bảo hiểm của bạn để nhận được sự tư vấn về các gói phù hợp hơn. Sự thật là rất nhiều người chúng ta đang lãng phí tiền mà không hay biết.
Bạn dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày để xem tivi? Bạn có xem hết các kênh trong gói cước mình sử dụng không?
Bạn có biết mình đang sử dụng những dịch vụ, gói cước điện thoại di động nào không? Bạn sử dụng hết mức tối đa chứ?
Gói bảo hiểm bạn đang tham gia có phù hợp với tình hình của bạn không? Liệu có sự điều chỉnh nào để giúp bạn tiết kiệm?
Chỉ đơn giản bằng cách chuyển sang gói phù hợp hơn với tình hình thực tế, bạn đã tiết kiệm được khoản tiền lớn mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mình.
Bạn cũng có thể cân nhắc đến việc giảm quy mô của căn nhà đang ở như chuyển sang nơi khác có giá cả thấp hơn hoặc chuyển sang nơi có diện tích nhỏ hơn. Tất cả những thay đổi này đều sẽ giúp bạn tiết kiệm về lâu về dài.
Ngày 6: Bán đi những thứ không sử dụng
Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian để kiểm kê mọi thứ trong nhà, bạn sẽ nhận ra rất nhiều tiền của mình đang bị hoang phí. Hãy bắt đầu với tủ quần áo của bạn, sau đó là nhà kho và các phòng khác trong nhà để soạn ra những thứ bạn không dùng đến hoặc không còn nhu cầu dùng nữa.
Sự thật là chúng ta ai cũng có những thứ quần áo không mặc đến ở trong tủ cũng như những thứ trông hay hay mà không để làm gì ở trong nhà. Thay vì để chúng trong xó rồi bị lãng quên, hãy đem chúng rao bán trên những nơi chuyên rao bán đồ cũ hoặc mở buổi trao đổi đồ với bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Cũ người mới ta. Bạn sẽ nhanh chóng có được một khoản tiền gửi tiết kiệm hoặc nhận về những món đồ hữu ích hơn mà không phải chi một đồng.
Ngày 7: Xác định số tiền bạn muốn tiết kiệm mỗi tháng
Hãy xem khoản tiết kiệm của bạn như một hóa đơn phải "thanh toán" hàng tháng thay vì lối tư duy tiêu còn bao nhiêu thì gửi tiết kiệm. Hàng tháng, hãy gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm đều đặn như trả chi phí vậy, bất kể con số đó nhiều hay ít. Ngay chỉ với 200 nghìn đồng tiết kiệm mỗi tuần, bạn đã tiết kiệm được 10,4 triệu đồng mỗi năm.
Tiết kiệm không khó như bạn nghĩ phải không? Chỉ với một chút thời gian mỗi ngày, bạn đang mở đường cho mình đến gần hơn với mục tiêu tài chính.
Áp dụng công thức "3 tiêu 7 tiết kiệm", gia đình ở Hải Phòng mua được nhà, gửi tiết kiệm 1,2 tỷ còn bớt nỗi lo trong mùa dịch Câu chuyện "vén khéo" chi tiêu của chị NTH dưới đây có thể là động lực giúp các cặp vợ chồng trẻ có hướng chi tiêu tốt hơn trong cuộc sống. Câu chuyện chi tiêu của các cặp vợ chồng trẻ như thế nào là hợp lý nên "ăn chắc mặc bền" hay tận hưởng mới luôn là đề tài bàn tán sôi...