‘Đội quân shipper’ nuôi sống hàng triệu người Trung Quốc mùa Covid-19
Các shipper đã giúp người dân Trung Quốc không chết đói khi chính quyền nhiều nơi thắt chặt các biện pháp cách ly cộng đồng.
Nhu cầu giao hàng bùng nổ
Khi Liu Yilin, một giáo viên trung học đã nghỉ hưu ở Vũ Hán, lần đầu tiên nghe tin về một căn bệnh rất dễ lây lan ở trung tâm thành phố, ông bắt đầu tích trữ một số loại thực phẩm thiết yếu như gạo, dầu ăn, mì tôm, thịt lợn khô và cá.
Sự chuẩn bị này đã giúp người đàn ông 66 tuổi tránh được tình trạng hoảng loạn ban đầu khi thành phố bị phong tỏa vào cuối tháng 1, khi người dân đổ xô đến siêu thị và trung tâm thương mại để mua đồ dự trữ.
Tuy nhiên sau một thời gian dài buộc phải ở nhà, ông trở nên lo lắng khi đồ ăn cạn dần. Cho đến khi được “giải cứu” bởi dịch vụ giao hàng tại nhà, ông Liu mới thở phào nhẹ nhõm. Ông nói: “Hệ thống giao hàng tận nhà mạnh mẽ của Trung Quốc đã giúp cho cuộc sống của chúng tôi dễ dàng hơn nhiều trong giai đoạn khủng hoảng vì dịch Covid-19″.
Các shipper ở Vũ Hán.
Nhà kinh tế chính trị Hu Xingdou cho biết: “Giao hàng tận nhà đóng vai trò rất quan trọng ở Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch hoành hành. Ở một mức độ nào đó, nó giúp người dân không chết đói khi chính quyền nhiều nơi thắt chặt các biện pháp cách ly cộng đồng”.
Theo ông Liu, trong thời gian phong tỏa, người dân Vũ Hán phải ở yên trong khu dân cư của mình. Mọi liên lạc hầu hết đều thông qua internet. Mọi người có thể đặt hàng trực tuyến với nông dân, thương nhân nhỏ hoặc siêu thị để mua nhu yếu phẩm hàng ngày. Sau đó, các nhân viên cộng đồng sẽ nhận hàng từ người giao hàng rồi phân phối đến từng nhà.
Video đang HOT
Hàng sáng, ông Liu đưa một mảnh giấy ghi tên, số điện thoại và số đặt hàng của mình cho nhân viên cộng đồng để người này thu thập hàng hóa từ shipper ở cổng khu dân cư.
Hệ thống giao hàng phát triển
Nhờ mật độ dân số cao ở khu vực thành thị, lực lượng lao động dồi dào và người dân cởi mở với cuộc sống số, Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới giao hàng tận nhà phát triển.
Các công ty công nghệ đã không ngừng đầu tư vào phần cứng, phần mềm cũng như cải thiện hệ thống dữ liệu để cải thiện logistics và dự báo hành vi của người tiêu dùng.
Mark Greeven, giáo sư tại IMD Business School ở Lausanne, Thụy Sĩ, cho biết: “Cho dù là giao sản phẩm, đồ tươi sống hay thậm chí là thuốc men hoặc nguyên liệu cho sử dụng y tế… Trung Quốc có một hệ thống rất phát triển, hơn nhiều nơi khác trên thế giới.
Trước khi xảy ra khủng hoảng vì Covid-19, người Trung Quốc đã quen với công nghệ kỹ thuật số trong cuộc sống hàng ngày, từ mua sắm, kinh doanh, thanh toán hay trực tuyến hay sử dụng dịch vụ công. Tất cả những điều trên đã diễn ra trong thời gian dài và chứng tỏ được sự hiệu quả khi đại dịch bùng phát”.
Theo gã khổng lồ JD.com, nhu cầu về thương mại điện tử và dịch vụ giao hàng ở Trung Quốc đã tăng vọt khi Covid-19 bùng phát. Nền tảng này đã bán được khoảng 220 triệu mặt hàng trong khoảng thời gian từ 20/1 đến 28/2, chủ yếu là các loại ngũ cốc và sản phẩm từ sữa. Giá trị đơn đặt hàng thịt bò của hãng tăng gấp ba và thịt gà tăng gấp bốn lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tang Yishen, người đứng đầu chuỗi thực phẩm tươi sống JD Fresh, cho biết: “Sự gia tăng nhu cầu trực tuyến đối với hàng hóa tươi cho thấy đại dịch đã giúp các nhà cung cấp thương mại điện tử thâm nhập sâu hơn vào cuộc sống của khách hàng. Nó cũng giúp các nhà sản xuất từ trang trại nguồn biết và tin tưởng chúng tôi hơn”.
Trong khi đó, nền tảng thương mại điện tử Meituan Dianping nói rằng mảng bán lẻ hàng tiêu dùng và thực phẩm của họ tăng trưởng tới 400% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm 2019. Sản phẩm được mua nhiều nhất là khẩu trang, thuốc khử trùng, trái cây tươi, quýt và khoai tây cắt sẵn.
Tương tự, dịch vụ giao đồ ăn Ele.me cho biết từ ngày 21/1 đến ngày 8/2, các đơn hàng thực phẩm đông lạnh đã tăng hơn 600%, sản phẩm chăm sóc thú cưng tăng gần 500%. Đơn giao hàng thực phẩm tươi tăng 181% trong khi giao đồ uống và đồ ăn nhẹ tăng lần lượt 101% và 82%.
Giao hàng không tiếp xúc
Nhà phân tích chiến lược tiếp thị Sofya Bakhta nói rằng lĩnh vực giao thực phẩm đã có những bước tiến đáng kể trong việc giảm tiếp xúc vật lý trong đợt bùng phát dịch.
Nhân viên sẽ đặt hàng trước cổng các tòa nhà, trong thang máy hay vị trí theo yêu cầu của khách hàng thay vì đưa tận tay như trước đây. Một số công ty còn sử dụng công nghệ cao để giao hàng.
Tại Bắc Kinh, Meituan sử dụng xe tự lái để giao đồ ăn. Ngoài ra, họ còn cung cấp bìa các tông làm lá chắn giọt bắn cho khách hàng khi dùng bữa tại nơi làm việc. Ở Thượng Hải, Ele.me dùng máy bay không người lái để giao hàng tại những khu vực bị cách ly nghiêm ngặt nhất.
Một người đang nghỉ ngơi trong khi chờ lấy hàng.
Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ thậm chí đã cho các công ty giao đồ ăn “mượn” nhân viên để đáp ứng nhu cầu giao hàng tăng cao trong mùa dịch. Sự thích ứng này không chỉ đảm bảo tính liên tục của dịch vụ giao hàng mà còn giúp các doanh nghiệp giữ chân nhân viên trong thời gian ngừng hoạt động.
Mo Xinsheng từng là phụ bếp trong một nhà hàng ở Bắc Kinh cho đến khi trở thành nhân viên vận chuyển hàng hóa. Anh chia sẻ: “Tôi muốn kiếm tiền và giúp những người đang mắc kẹt tại nhà. Tôi được kiểm tra sức khỏe để đảm bảo an toàn trước khi vào khu dân cư. Tôi phải làm việc 10 tiếng mỗi ngày trong thời tiết khắc nghiệt của mùa đông trong khi chỉ kiếm được vài nghìn tệ (vài trăm USD) mỗi tháng. Dù vậy, tôi cảm thấy mình đã làm một công việc quan trọng, đặc biệt là vào thời điểm khủng hoảng, khi mọi người trở nên quá phụ thuộc vào dịch vụ giao hàng tận nhà”.
Duni
Người Trung Quốc hoãn mua điện thoại mới do ảnh hưởng của Covid-19
Ngày 7/4, hãng thị trường Strategy Analytics phát hành báo cáo chỉ ra dù người dùng Trung Quốc lạc quan hơn người dùng ở Mỹ hoặc châu Âu, tốc độ thay thế smartphone và mức độ phổ biến của 5G chắc chắn đã chậm lại.
Ảnh minh họa: Internet
Báo cáo của Strategy Analytics cho thấy 37% hoãn kế hoạch mua điện thoại thông minh mới, 32% hoãn nâng cấp dịch vụ 5G. Người dùng Apple lạc quan nhất với 41% dự định mua các smartphone mới theo kế hoạch.
Giám đốc nghiên cứu smartphone của Strateg Analytics nhận định dù chuỗi cung ứng và hệ sinh thái có thể tăng tốc khi bước vào quý II, phần lớn người tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng quay lại thói quen và ý định mua hàng trước đó. Các nhà mạng, nhà cung cấp và nhà bán lẻ phải nỗ lực lớn để thuyết phục các chủ sở hữu điện thoại thông minh đang do dự để họ nhận ra rằng các thiết bị mới và dịch vụ 5G mới đáng để đầu tư so với các ưu tiên khác.
Các nhà phân tích cho rằng dịch bệnh đã tấn công nền kinh tế toàn cầu và nhiều người dùng đang gặp khó khăn. Điều này khiến họ buộc phải hoãn kế hoạch nâng cấp smartphone.
Krish Sankar, nhà phân tích tại công ty dịch vụ tài chính Cowen của Mỹ cho rằng tác động của Covid-19 đang lan rộng từ chuỗi cung ứng sang nhu cầu của người dùng. Khi doanh số thiết bị bị ảnh hưởng, ngành công nghiệp dịch vụ có thể trở thành điểm sáng. Các ngành công nghiệp dịch vụ đó bao gồm Apple Music, Apple TV , iCloud, App Store...
Các nhà phân tích cũng thẳng thừng cho rằng, dịch bệnh sẽ làm cho khách hàng của Apple kéo dài thời gian sở hữu iPhone hơn và trì hoãn thời gian nâng cấp lên mẫu mới. Nói cách khác, ngày càng ít người dùng có thể đủ tiền mua iPhone trong đại dịch.
Như chúng ta đều biết, chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Vì vậy, nếu Apple ra mắt sản phẩm mới vào mùa thu này, năng lực sản xuất có thể không theo kịp. Vì vậy, iPhone 5G của Apple có thể bị lùi đến kỳ nghỉ lễ và thậm chí bị đẩy sang năm 2021.
Phan Văn Hòa
Người Trung Quốc đổ xô mua sắm qua livestream trong mùa đại dịch COVID-19 Mặc dù các trung tâm mua sắm đã mở cửa trở lại, chưa có nhiều người Trung Quốc đi mua sắm trực tiếp trong thời gian này. Chỉ trong vòng ba ngày, 130.000 người đã đổ xô vào xem livestream từ trung tâm thương mại Shanghai New World. Trong 12 giờ mỗi ngày, từ ngày 6/3 đến 8/3, 12 người dẫn chương trình...