Đối phó với tăng acid uric máu ở người cao tuổi
Tăng axit uric máu là do rối loạn chuyển hóa purin, gặp chủ yếu ở người trưởng thành, nhưng người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Vậy đâu là nguyên nhân và cần làm gì khi người cao tuổi bị tăng acid uric máu?
Đâu là nguyên nhân?
Axit uric được tạo ra trong quá trình chuyển hóa các axit nhân của mọi tế bào trong cơ thể và được đào thải ra ngoài chủ yếu qua nước tiểu. Ở người bình thường, hai quá trình tạo ra và đào thải acid uric luôn luôn được cân bằng. Vì một lý do nào đó, đặc biệt ở người cao tuổi, quá trình chuyển hóa nhân purin bị rối loạn sẽ gây tăng acid uric trong máu.
Hai hiện tượng: tăng thu nhận purin hoặc giảm bài xuất acid uric hoặc cả hai xảy ra song song ở trong máu đều dẫn đến tăng acid uric. Có 2 yếu tố thuận lợi dẫn đến điều này: Một là di truyền, ở những đối tượng có thể tạng dễ bị rối loạn chức năng phóng thích acid uric qua đường tiểu do có các bất thường về enzym chuyển hóa (chiếm tỷ lệ khoảng 1%);
Hai là môi trường, phổ biến nhất là việc ăn, uống quá nhiều chất đạm có nhân purin có trong cơ thể động vật (thịt thú rừng, da gà, lòng, giò heo, nạm bò, tim, gan, thận, não, xúc xích, lạp xường), hải, thủy sản (lươn, cá mòi, cá nục) hoặc uống nhiều bia, rượu (trừ rượu vang).
Yếu tố này chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 90%). Khởi phát thường do uống quá nhiều rượu, ăn nhiều phủ tạng động vật hoặc thủy, hải sản. Thực chất thì nhân purin có trong các loại thực phẩm không trực tiếp gây hại mà chỉ trở thành độc chất khi chúng đi cùng với mỡ động vật, bởi vì chất béo làm cản trở bài xuất acid béo.
Hai yếu tố làm giảm sự bài xuất acid uric – đó là uống ít nước (không đủ 1,5 lít/ngày) và nhịn tiểu (với nhiều lý do khác nhau). 2 yếu tố này thường gặp ở người cao tuổi vì họ lười hoặc ngại uống nước do lo sợ đi tiểu nhiều, nhất là ban đêm, gây mất ngủ và cũng vì vậy, họ thường nhịn tiểu. Càng nhịn tiểu, càng uống ít nước thì acid uric máu càng tăng.
Do đó, một số người dù không ăn các loại thực phẩm chứa purin nhưng vẫn có chứng tăng acid uric máu. Ngoài ra, ở một số người có chỉ số acid uric máu tăng nhưng chưa rõ nguyên nhân như người bị bệnh tăng huyết áp, bệnh cường chức năng tuyến cận giáp hoặc có một số thuốc làm tăng acid uric máu (cyclosporin, pyrazinamid, ethambutol, liều thấp aspirin…).
Tăng axit uric máu là do rối loạn chuyển hóa purin.
Video đang HOT
Gây nhiều hệ lụy
Khi chỉ số acid uric máu tăng cao hơn bình thường được gọi là tăng acid uric máu. Như vậy, chứng tăng acid uric máu là do rối loạn chuyển hóa gây ra. Đứng hàng đầu trong chứng tăng acid uric máu là người đã và đang mắc bệnh gút. Khi bị bệnh gút thì chắc chắn có acid uric trong máu tăng.
Tuy vậy, khi xét nghiệm thấy acid uric máu tăng thì chưa chắc là mắc bệnh gút (tất nhiên ngoài acid uric tăng thì bệnh gút còn có các triệu chứng khác, rất điển hình). Một số bệnh liên quan đến tăng acid uric máu như bệnh sỏi thận, suy thận mạn, bệnh đa u tủy xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu (leukemia), dùng hóa chất gây độc tế bào trong điều trị bệnh ung thư, một số người tăng huyết áp hoặc bệnh đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu.
Tăng acid uric máu gây bất lợi cho sức khỏe nhưng với người cao tuổi thì càng bất lợi hơn, vì khi tăng acid uric máu, nếu chúng kết tủa và lắng đọng ở tim, mạch thì sẽ gây viêm mạch máu, xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, đột quỵ hoặc gây viêm màng ngoài tim. Nếu kết tủa ở vùng đầu thì có thể gây viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm tuyến mang tai, viêm màng não. Nếu kết tủa ở vùng sinh dục, các tinh thể uric gây viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt.
Biện pháp phòng ngừa
Việc phòng chứng tăng acid uric máu đa số liên quan đến chế độ ăn, uống; trong đó các thực phẩm giàu purin là đáng quan tâm nhất. Vì vậy, những người đã từng có chứng tăng acid uric máu, nhất là có bệnh gút, cần ăn uống kiêng khem đúng mức.
Không ăn các loại phủ tạng động vật như tim, gan, thận (bầu dục), lòng. Một số loại như da gà, vịt, ngan, ngỗng cũng nên hạn chế hoặc không ăn. Hạn chế ăn các loại thực phẩm như xúc xích, lạp xường, thịt hun khói…
Khi ăn các loại hải, thủy sản cũng nên cân nhắc giữa điều lợi và bất lợi với người có chứng tăng acid uric máu. Không nên uống rượu, bia (trừ rượu vang đỏ có thể sử dụng để khai vị khi thấy cần thiết); Uống đủ nước (1,5-2 lít/ngày), không nên nhịn tiểu…
Uống 1 cốc nước khi bụng đói có 4 lợi ích, nhưng cần tránh 3 loại nước này
Nếu biết cách uống nước vào buổi sáng khi thức dậy, bạn có thể bảo vệ được cơ thể của mình.
Đêm là lúc cơ thể cần nghỉ ngơi, sau khi thức dậy buổi sáng, nhiều người sẽ cảm thấy khát và khô cổ họng, điều này có liên quan tới độ ẩm của cơ thể thông qua hô hấp, đổ mồ hôi và nhiều yếu tố khác dẫn tới việc thiếu nước.
Vì vậy, buổi sáng là thời điểm tốt để bổ sung nước. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, uống nước khi bụng đói sẽ không tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa. Trên thực tế, dù là đối với những người mắc bệnh về đường tiêu hóa hay những người khỏe mạnh, bạn đều có thể uống nước khi bụng đói vào buổi sáng.
Tất nhiên, nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi uống nước lạnh trực tiếp, hãy uống một cốc nước ấm. Thực hiện điều này thường xuyên sẽ có những lợi ích chính sau đây cho cơ thể.
4 lợi ích khi uống nước lúc bụng đói
- Thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể
Sau khi ngủ dậy, một số người sẽ cảm thấy yếu ớt, không tỉnh táo... Điều này có thể liên quan đến độ nhớt của máu đang đặc, uống một cốc nước là lựa chọn tốt nhất.
Sau khi bổ sung nước, nó sẽ thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và quá trình trao đổi chất của cơ thể, từ đó giảm áp lực cho cơ thể và giúp mọi người vực dậy tinh thần.
- Kiểm soát huyết áp
Trên thực tế lâm sàng, buổi sáng là thời điểm mà nhiều người bị tăng huyết áp nhất. Việc uống nước lúc này không chỉ thúc đẩy sự trao đổi chất mà còn có lợi cho mạch máu, kiểm soát được huyết áp.
- Thúc đẩy cơ thể đào thải axit uric
Đối với những người bị bệnh gút, nên uống nhiều nước vì nó có thể giúp cơ thể bài tiết axit uric tốt hơn vào buổi sáng. Bên cạnh đó, lượng nước uống trong ngày nên duy trì ở mức 2 lít, nó rất có lợi cho quá trình hồi phục bệnh.
- Giúp thuyên giảm tình trạng bệnh
Uống một cốc nước vào buổi sáng cũng có lợi cho bệnh nhân sỏi thận và tiểu đường, có thể đạt được mục đích phòng bệnh ở một mức độ nhất định.
3 loại nước không nên uống vào buổi sáng
Mặc dù uống nước vào buổi sáng rất tốt nhưng tốt nhất bạn không nên động đến 3 loại nước sau:
- Nước quá nóng
Theo WHO, uống nước quá nóng có thể gây bỏng thực quản, thường xuyên uống nước trên 65 độ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
- Nước ngọt
Đồ uống ngọt chứa quá nhiều đường không phải là nguồn cung cấp nước tốt nhất. Uống nhiều nước ngọt khiến bạn cảm thấy khát nước, đồng thời sẽ làm tăng lượng calo do hàm lượng đường cao, nguy cơ béo phì sẽ tăng lên.
- Nước muối
Mọi người đều rất quen thuộc với nước muối, khi ra nhiều mồ hôi, cần bổ sung một lượng nhỏ nước muối. Thế nhưng, đây không phải là lựa chọn tốt vào buổi sáng, đối với người cao huyết áp sẽ khiến nguy cơ bệnh nặng thêm.
Tại sao người già ngủ ít? Người cao tuổi có xu hướng gặp phải nhiều rối loạn giấc ngủ như khó đi vào giấc ngủ, ngủ ít hơn, hay tỉnh giấc giữa đêm so với những người trong độ tuổi trẻ. Sự trao đổi chất chậm Càng lớn tuổi, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra chậm hơn, thời gian ngủ cũng giảm so với...