“Đối phó” với nguyệt san: Chọn tampon hay “urgo”?
Bạn đã thật sự hiểu về tampon & “ urgo” ( băng vệ sinh) hay chưa? Những ưu nhược điểm của 2 “người bạn” này như thế nào? Cùng chúng tớ tìm hiểu nhé!
Ưu tiên cho “cô bạn” tampon trước nhé!
Tampon có hình dáng rất nhỏ bé, bé hơn “urgo” rất nhiều ấy. Chính vì thế nên “cô bạn” này mới có thể “chui” sâu vào “ tam giác mật” được.
Khi sử dụng tampon, bạn có thể thoải mái chơi đùa, chạy nhảy, thậm chí cả bơi lội nữa mà không cần phải lo lắng về bất kì sự cố nào cả. Tampon có khả năng thấm hút cực kì tốt và hầu như không có hiện tượng trào ra ngoài đâu.
Tuy nhiên, cũng chính vì “cô bạn” tampon này quá nhỏ bé, quá tiện lợi khiến cho teengirl quá thoải mái… nên bạn rất dễ “bỏ quên” “cô bạn” nhỏ trong “vùng cấm địa” đấy. Mà bạn cũng biết rùi phải hem, nguyệt san là môi trường vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. “Bỏ mặc” tampon trong “tam giác mật” là rất rất nguy hiểm, XX nhé.
Mặt khác, do khả năng thấm hút cực kì “siêu”, hơn nữa lại được đưa sâu vào “tam giác mật” nên tampon không chỉ hút nguyệt san mà còn hút cả những chất dịch có tác dụng giữ ẩm cho “cô bé” nữa, khiến cho khu vực nhạy cảm này trở nên “khô hạn” hơn.
Video đang HOT
Khả năng thấm hút mạnh của tampon còn có thể gây ra hội chứng sốc nhiễm độc (Toxic Shock Syndrome – TSS). Hội chứng này do độc tố vi khuẩn Streptoccoci gây ra. Triệu chứng của TSS là sốt nhẹ, buồn nôn hoặc nôn, đau cơ bắp, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt như kiểu bị say nắng í. Nếu có những triệu chứng này khi dùng tampon, thì XX nên tạm “bye bye” với “cô bạn” nhỏ bé này và tới gặp bác sĩ ngay nhé!
Ngoài ra, không thể phủ nhận rằng: tampon hoàn toàn có thể gây “tổn thương” cho “tấm rèm” trinh tiết. Nếu XX muốn bảo vệ “then cài” đến cùng, bạn nên suy tính thật kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng tampon để “đối phó” với nguyệt san!
Thấy những “điểm trừ” to đùng của tampon, hẳn bạn lại muốn “kết thân” lại với cô bạn “urgo” rùi, đúng hem?
Đến lượt “urgo” rùi đây…
Có một thực tế là, so với tampon thì băng vệ sinh được teengirl chúng mình ưa chuộng hơn rất nhiều. Lý do là, “urgo” có rất nhiều loại để XX thoải mái lựa chọn này (dày, mỏng, siêu thấm, có cánh,… lại có cả loại “urgo” hàng ngày nữa nhé), nhiều loại chất liệu thấm hút tốt này, hình dáng được cải thiện vừa khít với quần chip này, hơn nữa, một số loại “urgo” còn “toả hương thơm” thiên nhiên rất dễ chịu, vừa có thể “đánh bật” mùi của “dòng suối đỏ” vừa có tính khử trùng nữa nhé.
Tuy nhiên, hình dáng của “urgo” không được nhỏ gọn như tampon nên “urgo” phải ở ngoài “cô bé”, chờ “dòng suối đỏ” chui ra rồi mới làm nhiệm vụ của mình. Nhưng đây cũng chính là ưu điểm nổi trội của “urgo” so với tampon đấy nhé, chính vì không thể chui vào sâu trong “cô bé” được nên băng vệ sinh không hề gây ảnh hưởng gì đến “then cài” và độ pH tự nhiên của “cô bé”.
Nhưng khi chọn sử dụng “urgo” để đối phó với nguyệt san, XX buộc phải “tạm chia tay” với những hoạt động như chơi thể thao, bơi lội,…
Bên cạnh đó, “urgo” cũng rất hay gây kích ứng cho “cô bé” khiến “cô bé” bị ngứa, rát, mẩn đỏ,… nhưng những triệu chứng này thường sẽ hết ngay sau khi nguyệt san “ra đi” và XX ngưng sử dụng “urgo”.
Cả “urgo” và tampon đều rất tiện dụng, phải hem? XX hãy dựa vào hoàn cảnh và lượng nguyệt san nhiều hay ít để chọn sử dụng 2 “cô bạn” này cho phù hợp nhé!
Theo PLXH
9 hiểu lầm ngốc xít về "ngày ấy" và tampon
1. Là teengirls thì không thể sử dụng tampon trong những ngày đèn đỏ của mình?
Sự thật là: Sai
Miễn là bạn đã bắt đầu bước vào chu kỳ đèn đỏ và cảm thấy lưu lượng máu nguyệt san phù hợp để có thể sử dụng tampon. Hầu như chiến binh bé nhỏ bảo vệ các cô nàng trong những "ngày ấy" luôn là vật dụng tuyệt vời cho bất kỳ độ tuổi nào sử dụng chúng.
2. Tampon sẽ không mang lại cho bạn sự thoải mái?
Sự thật là: Sai
Ngược lại, chiến binh bé nhỏ này vẫn cho bạn cảm giác vô cùng thoải mái nếu như bạn định vị nó ở đúng vị trí trong âm đạo. Chỉ cần như vậy, bạn sẽ không còn có thể cảm thấy tampon đang hiện hữu trong "cô bé" của bạn mọi nơi mọi lúc nữa.
3. Bạn có thể mất trinh nếu sử dụng tampon?
Sự thật là: Sai
Bạn chỉ có thể thực sự mất trinh của bạn khi có giao hợp.
4. Tampon có thể bị lạc bên trong cơ thể bạn?
Sự thật là: Sai
Không có một nơi nào có thể khiến tampon bị thất lạc trong cơ thể được bởi vì cổ tử cung của bạn thường mở quá nhỏ để cho một tampon đi qua.
5. Bạn không thể có thai trong "ngày ấy" của mình?
Sự thật là: Sai
Bạn có thể vẫn có thai ngay trong "ngày ấy" của bạn. Mặc dù không chắc chắn nhưng vẫn luôn có một cơ hội làm bạn có thể dính bầu. Tiến hành "chuyện ấy" không được bảo vệ cũng làm tăng nguy cơ sở hữu những bệnh qua đường tình dục...
6. "Ngày ấy" chỉ kéo dài chính xác 1 tuần?
Sự thật là: Sai
Không có chuyện 2 teengirl đều có "ngày ấy" giống hệt nhau. Hầu hết XX thường chảy máu trung bình là 4-5 ngày. Nhưng nó hoàn toàn bình thường nếu "ngày ấy" chảy máu kéo dài khoảng 3-8 ngày.
7. Bạn có thể vẫn tung tăng đi bơi trong "ngày ấy" của bạn?
Sự thật là: Đúng
Bạn vẫn có thể thoải mái bơi lội trong "ngày ấy" miễn là bạn đang được cứu cánh bằng một chiến binh bảo vệ trong "ngày ấy" - tampon.
8. Triệu chứng tiền nguyệt san là do ý nghĩ từ trong đầu bạn mà ra?
Sự thật là: Sai
Trong những ngày đặc biệt ấy, các cô nàng sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi hoóc môn. Điều này khiến các XX có thể luôn cảm thấy cáu kỉnh, tâm tính bất thường và mệt mỏi.
9. Mọi cô nàng đều có thể biết khi nào "ngày ấy" đến?
Sự thật là: Sai
Lịch trình mà cô nàng đèn đỏ ghé thăm bạn thường khá thất thường và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, chủ quan như chế độ ăn uống, ngủ nghỉ của bạn,.. Hầu như, "ngày ấy" sẽ không ghé thăm bạn đều tăm tắp. Do đó, bạn gái nên ước lượng ngày "sắp bị" và chuẩn bị kỹ càng để chủ động hơn.
Theo PLXH
Bị rong kinh mà cứ tưởng chuyện đùa! Ban đầu tớ cứ nghĩ đèn đỏ kì này "nặng" hơn những lần trước là do tớ chơi thể thao, nhưng không ngờ là tớ lại bị rong kinh. Lầm tưởng về"đèn đỏ" Tớ đã làm quen với nguyệt san được 2 năm rùi, 2 năm nghĩa là 24 chu kì cơ đấy. Vì vậy tớ nghĩ tớ cũng đã "hiểu" về cô...