Đối phó với bệnh thoái hóa khớp khi trời lạnh
Thời tiết thay đổi khi giao mùa là nỗi ám ảnh lớn của những bệnh nhân thoái hóa khớp. Đây không chỉ là thời điểm lý tưởng cho các yếu tố “phá hoại” xương khớp hoành hành mà còn là lúc bệnh nhân phải đối mặt với các cơn đau nhức, tê cứng khớp ngày một trầm trọng.
Bệnh thoái hóa khớp có xu hướng tăng nặng khi trời lạnh (ảnh minh họa)
Vì sao thoái hóa khớp tăng nặng khi trời trở lạnh?
Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và sự giảm sút lượng dịch khớp gây đau và cứng khớp. Bệnh thường có dấu hiệu trầm trọng hơn khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là thời điểm giao mùa vì lớp sụn đệm tại các khớp bị thoái hóa ít hơn bình thường.
Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia y tế cho rằng, khi thời tiết thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của hàng loạt các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu và dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch…khiến cho bệnh thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó, có thể làm cho gân bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn khiến các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động.
Hơn nữa, khi nhiệt độ hạ xuống, cơ thể có xu hướng dự trữ năng lượng, giảm tưới máu ngoại biên nên máu lưu thông tới các vùng xương khớp kém hơn. Các vùng khớp nhận được ít máu thì các cơ và dây chằng nâng đỡ khớp sẽ bị cứng, dịch tiết ở khớp bị giảm làm cho sự cọ xát giữa hai đầu xương tăng lên khiến người bệnh đau nhiều và vận động khó khăn hơn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, áp suất không khí giảm cũng khiến cho các khớp giãn ra và ép vào các dây thần kinh xung quanh tạo áp lực cho khớp.
Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng của cơ thể cũng suy giảm, các yếu tố gây bệnh như phong, hàn, thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc, cơ, khớp, làm cho khí và huyết không được lưu thông, không nuôi dưỡng được cân mạch khiến bệnh thoái hóa khớp tiến triển nặng hơn.
Đối phó với thoái hóa khớp khi giao mùa
Theo các chuyên gia về xương khớp, khi thời tiết chuyển lạnh, bệnh nhân tuyệt đối không nên cố chịu đựng hoặc tùy tiện dùng thuốc giảm đau; cần đi khám sớm để có hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng phức tạp như sưng khớp, biến dạng khớp, cứng khớp, mọc gai xương, teo cơ…
Người bệnh phải đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm toàn thân, nhất là bàn tay, bàn chân, tắm nước nóng và có thể chườm nóng để giữ cho dịch khớp luôn ấm, lưu thông tốt và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Các bài tập nhẹ nhàng như bơi, đạp xe, đi bộ…rất hữu dụng để giảm đau xương khớp. Việc tập luyện này sẽ làm cơ, dây chằng bền vững hơn, kích thích bao hoạt dịch tiết ra nhiều dịch khớp để khớp hoạt động trơn tru, ít đâu hơn. Tuy nhiên, người bệnh không nên luyện tập hay vận động nhiều trong các đợt đau cấp tính để tránh làm trật khớp và cột sống.
Bên cạnh đó, người bị thoái hóa khớp có thể sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần Cao rắn hổ mang nhằm cung cấp các acid amin, canxi, saponozit, protit và các dưỡng chất thiết yếu giúp bệnh phục hồi nhanh chóng.
PGS.TS Lê Lương Đống nhận định: Các acid amin có trong Cao rắn hổ mang có thể tổng hợp Proteoglycan, giúp hấp thu nước, chất dịch để bôi trơn các khớp xương, tăng cường chất dịch, nhằm nuôi dưỡng và tái tạo các sụn khớp đã bị tổn thương do thoái hóa. Còn canxi, saponozit, protit cùng các dưỡng chất khác sẽ giúp nuôi dưỡng và làm bền vững các dây chằng. Vì thế, rất khả quan trong việc phục hồi xương khớp đã bị hư tổn.
Theo TPO
Phòng bệnh xương khớp cho người già
Chế độ ăn uống lành mạnh, vận động đúng cách, tập khí công, không lạm dụng thuốc giảm đau... giúp xương khớp người già khỏe mạnh hơn.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), có khoảng 150 bệnh khớp (thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, viêm cột sống dính khớp, đau dây thần kinh tọa, gút...). Trong đó, hai bệnh phổ biến là viêm khớp dạng thấp chiếm 0,3-1% dân số thế giới, còn thoái hóa khớp xuất hiện ở 9,6% nam giới và 18% phụ nữ trên 60 tuổi. 80% những người bị thoái hóa khớp gặp khó khăn khi vận động và 25% không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Cơ thể lão hóa, cùng với các yếu tố nguy cơ như môi trường ô nhiễm, lao động nặng nhọc, thời tiết thất thường, chấn thương... là những nguyên nhân dẫn tới bệnh đau nhức xương khớp ở người già. Sau 30 tuổi, phần sụn khớp bị lão hóa, khiến các khớp xương hoạt động không còn trơn tru. Càng lớn tuổi, các chất sụn này càng bị mài mòn, đầu khớp thiếu chất đệm sẽ cọ vào nhau và gây ra chứng đau nhức.
Bệnh xương khớp gây ra nhiều trở ngại trong vận động và sinh hoạt của người già.
Đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh lý xương khớp. Nếu viêm xương khớp ở vai gáy, người bệnh thường thấy cơn đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động. Triệu chứng của đau khớp ở gót chân là nhức buốt trong gót chân, đau tăng khi giá lạnh, nhìn bên ngoài không thấy sưng, nhưng sờ bàn chân và cẳng chân thì thấy lạnh, bàn chân có cảm giác tê bì, hạn chế đi lại. Đối với đau nhức do thoái hóa khớp, biểu hiện thường bao gồm đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần...
Khi bệnh mới khởi phát, cơn đau chỉ xuất hiện ở một vài khớp, thường giảm đi nếu người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể đau nhiều khớp cùng lúc hoặc toàn thân, đau khi cử động nhẹ và không dứt dù được nghỉ ngơi. Về lâu dài, bệnh có thể dẫn tới tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh lý xương khớp có thể điều trị và dự phòng bằng cách điều chỉnh cân nặng, tránh dư cân béo phì; bổ sung canxi, vitamin D và vitamin C (sữa, cam, ớt, cà chua...) vào khẩu phần ăn hàng ngày của người cao tuổi. Tránh mang vác sai tư thế và các động tác gập gối, ngồi xổm, leo trèo, đứng nhiều, lắc tay...
Ngoài ra, người già nên củng cố sức khỏe thể chất và tinh thần bằng các hoạt động giao lưu, các bài tập không dùng thuốc nhưng có hiệu quả cao như khí công, thái cực quyền. Không nên lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm khi cơn đau nhức quá sức chịu đựng, nhằm tránh các tác dụng phụ như giòn xương, phù nề tay chân, ảnh hưởng đến thận và đường tiêu hóa. Thay vào đó, có thể sử dụng thêm các thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp.
An San
Theo Autopro
Cơ thể tự 'hủy' mình trong bệnh thoái hóa khớp Vốn không được nuôi dưỡng bởi mạch máu, sụn khớp không được cơ thể nhận biết như là "người nhà". Vì vậy, thay vì bảo vệ, cơ thể lại có cơ chế hủy hoại sụn ngay khi phát hiện những tổn thương nhỏ đầu tiên của cơ quan này, khiến quá trình thoái hóa khớp diễn ra ngày càng nhanh hơn. Những kiến...