Đối phó hạn hán theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên
Bình Thuận triển khai công tác ứng phó hạn hán theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên, nước sinh hoạt, chăn nuôi, nước tưới cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao.
Năm 2020, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh Bình Thuận không thuận lợi, lượng mưa không đều. Trong đó, các hồ thủy lợi ở phía Bắc đã tích trữ nước đạt 100% theo dung tích thiết kế. Ngược lại, các hồ phía Nam đạt thấp, mới chỉ trên dưới 50% so với dung tích thiết kế.
Do đó, vụ lúa đông xuân 2020 – 2021, tỉnh Bình Thuận phải điều chỉnh cắt giảm diện tích sản xuất 290ha tại 2 huyện Hàm Thuận Nam và La Gi để ưu tiên nước sinh hoạt, đồng thời thực hiện giảm phiên tưới cho cây thanh long do nguồn nước tưới không đảm bảo. Trong đó, khu vực hồ Ba Bàu (Hàm Thuận Nam) chỉ bảo đảm 1 phiên nước tưới thanh long.
Hồ Sông Móng tiếp nước cho các hồ để dự trữ nước cho các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt hiện nguồn nước cũng đã cạn kiệt. Ảnh: KS.
Video đang HOT
Theo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận, đến ngày 8/3, lượng nước hữu ích còn lại trong các hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh (bao gồm cả hồ Sông Lũy) 154,2 triệu m3, đạt 42,5% so dung tích hữu ích thiết kế.
Đáng chú ý, nhiều hồ mực nước còn lại rất thấp như: hồ Sông Móng 3,05 triệu m3, đạt 8,9% dung tích thiết kế; hồ Sông Dinh 3 còn 12,5% so với dung tích thiết kế; hồ Tà Mon còn 32,7% so với dung tích thiết kế; hồ Núi Đất còn 34,3% so với dung tích thiết kế; hồ Sông Phan còn 36,5% so với dung tích thiết kế. Đối với 2 hồ thủy điện, hiện còn 422 triệu m3/774 triệu m3, đạt 54,5% so với dung tích thiết kế.
Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, các địa phương hiện vẫn bảo đảm nguồn nước tưới cho cây trồng lâu năm đến 30/6 tới. Cũng như đảm bảo nước tưới vụ lúa đông xuân năm 2020 – 2021 tại các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Đức Linh và TP. Phan Thiết.
Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam cho biết: Hiện hồ sông Móng đã tiếp nước xong phiên cuối cùng cho hồ Đu Đủ và hồ Tân Lập để cung cấp nước thô và dự trữ nước cho nhà máy nước sinh hoạt Thuận Nam phục vụ nước sinh hoạt cho dân các xã Hàm Cường, Hàm Minh, Tân Thuận, Tân Lập và thị trấn Thuân Nam. Việc cung cấp nước sinh hoạt này đảm đảm bảo đến cuối tháng 6/2021, nhưng nước tưới cây thanh long chỉ đến hết tháng 3/2021.
Bên cạnh đó, hồ sông Móng cũng đang chuyển phiên nước cuối cùng cho hồ Ba Bàu để phục vụ tưới cây thanh long cho các xã Hàm Thạnh, Mương Mán và cung cấp nước thô cho nhà máy nước Ba Bàu và nhà máy nước Mương Mán – Hàm Thạnh – Hàm Mỹ để phục vụ cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.
Trước tình hình nguồn nước đang gần cạn kiệt, huyện đã khuyến cáo người dân chủ động đào ao tích trữ nước, nạo vét kênh mương, sông suối và không tổ chức sản xuất vụ Đông Xuân 2020 – 2021 trên cây lúa và cây hoa màu. Cũng như khuyến cáo nông dân không chong đèn thanh long đối với các vùng không chủ động nguồn nước, tủ rơm giữ độ ẩm cho cây thanh long, nhằm hạn chế thiệt hại trong sản xuất. Nếu thiếu nước sinh hoạt xảy ra cục bộ, một số xã sẽ dùng phương tiện chuyên chở để cấp nước cho bà con.
Ưu tiên cấp nước sinh hoạt trước, sản xuất sau
Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, từ nay đến tháng 5 tới nếu trên địa bàn không có mưa, nguy cơ nhiều địa phương sẽ thiếu nước sinh hoạt.
Trong đó, tại huyện Hàm Thuận Bắc có 6.901 hộ/27.977 nhân khẩu; huyện Hàm Tân có 2.115 hộ/8.255 nhân khẩu; huyện Tánh Linh có 6.174 hộ; huyện Đức Linh có 9.486 hộ/33.418 nhân khẩu; huyện Phú Quý có 480 hộ/2.270 nhân khẩu và huyện Hàm Thuận Nam gồm các xã Tân Lập, Tân Thuận, Hàm Cường, Hàm Kiệm, Hàm Mỹ, Mương Mán, Hàm Thạnh sẽ thiếu nước sinh hoạt.
Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận đang nỗ lực thi công mở rộng đường ống nước để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô. Ảnh: KS.
Trước nguy cơ trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong đã yêu cầu các sở, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các giải pháp, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 4971 và Chỉ thị số 02 của UBND tỉnh.
Trong đó lưu ý triển khai thực hiện công tác ứng phó với hạn hán theo nguyên tắc, ưu tiên nước sinh hoạt, nước phục vụ chăn nuôi, nước tưới cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, khuyến cáo người dân không sản xuất ở những nơi có nguy cơ thiếu nước và chuyển sang sản xuất các loại cây trồng phù hợp, tiết kiệm nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận giao Sở NN-PTNT trực tiếp làm việc với các địa phương có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt trong thời gian tới để chủ động điều chỉnh kế hoạch, đưa ra các phương án, tình huống và các giải pháp hiệu quả nhất để cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân kịp thời, tránh để thiếu nước sinh hoạt ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Phường Đông Lĩnh ưu tiên tích tụ đất đai, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn
Xác định nông nghiệp vẫn là nền tảng, động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển, bước vào nhiệm kỳ mới, phường Đông Lĩnh đã tập trung triển khai tích tụ đất đai gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm từng bước hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, mô hình du lịch nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Mô hình trồng hoa trên diện tích đất chuyển đổi mang lại thu nhập cao ở phường Đông Lĩnh.
Đông Lĩnh là một trong những địa phương có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất của TP Thanh Hóa, với hơn 415 ha. Để khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, tạo bước đột phá trong thu nhập của người dân, năm 2018, phường đã có nghị quyết chuyên đề về tích tụ ruộng đất, chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế, với mục tiêu đặt ra, đến năm 2020, chuyển đổi được 71 ha đất kém hiệu quả. Tuy nhiên, qua đánh giá, từ năm 2018 đến năm 2020, toàn phường mới chuyển đổi được 35 ha đất kém hiệu quả và chưa có mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn. Đồng chí Nguyễn Văn Chăm, Bí thư Đảng ủy phường, cho biết: "Đảng ủy phường xác định nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng, nền tảng, động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển. Vì vậy, bước vào nhiệm kỳ mới, Ban Chấp hành Đảng bộ phường đã ban hành nghị quyết về tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao giai đoạn 2020-2025". Để hoàn thành mục tiêu chuyển đổi 100 ha đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao và hình thành những mô hình sản xuất quy mô lớn, Đảng ủy, chính quyền phường Đông Lĩnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quy hoạch lại diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, tuyên truyền, khuyến khích người dân mạnh dạn nhận thầu đất đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, theo hướng hàng hóa.
Được đảng ủy, chính quyền phường hỗ trợ và tạo điều kiện, tháng 7-2020, chị Lê Thị Thu, phố Tân Lương đã mạnh dạn thầu lại 6 ha đất hai lúa kém hiệu quả của người dân địa phương để đầu tư trồng sen Nhật. Bên cạnh việc cung cấp cho thị trường các sản phẩm từ sen như hoa, ngó, hạt, củ, thì chị Thu đang từng bước biến các đầm sen thành mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp. Vượt qua khó khăn của những ngày đầu triển khai mô hình, trong vụ sen đầu tiên, gia đình chị Thu đã có thu nhập khoảng 200 triệu đồng.
Ông Phạm Văn Thụy, ở phố Quý vốn là người gắn bó với đồng ruộng Đông Lĩnh từ thuở cơ hàn. Quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" nhưng cuộc sống gia đình ông Thụy vẫn luôn gặp khó khăn. Năm 2018, phường triển khai thực hiện tích tụ ruộng đất, gia đình ông đã chủ động xin nhận vùng đất trũng để sản xuất. Với ý tưởng về phát triển mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao, ông đã vay mượn để có vốn cải tạo 10 sào đất, đầu tư xây dựng hệ thống mái che, nhà lưới. Hiện nay, ông Thụy đang trồng các loại hoa được thị trường ưa chuộng, như: ly lùn, đồng tiền, cúc Nhật, hướng dương. Bằng quy trình trồng hoa có ứng dụng khoa học - kỹ thuật, mỗi năm gia đình ông Thụy có thu nhập hơn 200 triệu đồng. Ông Thụy phấn khởi chia sẻ: "Trồng hoa cho thu nhập cao hơn trồng lúa nhiều lần. Nếu không chuyển sang nghề trồng hoa thì tôi không biết đến khi nào làm được nhà tầng, rồi lấy tiền đâu nuôi các con học đại học".
Bằng những cách làm phù hợp, năm 2020 phường Đông Lĩnh đã chuyển đổi được 12 ha đất kém hiệu quả sang trồng sen Nhật, măng tây, cà gai leo, dưa chuột, đậu leo, hoa công nghệ cao... Năm 2021 này, phường Đông Lĩnh tiếp tục đặt mục tiêu chuyển đổi 20 ha đất lúa kém hiệu quả để xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, mô hình du lịch nông nghiệp, mô hình du lịch miệt vườn. Hiệu quả bước đầu trong tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở phường Đông Lĩnh không chỉ góp phần vào việc đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, thực hiện hiệu quả chương trình tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương, mà còn cho thấy những tín hiệu vui cho lời giải về "bài toán" khai thác tiềm năng đất đai, nâng cao thu nhập cho người dân.
Sửa đường vùi lấp kênh mương, 24 ha đất trồng lúa ở Thanh Hóa thiếu nước Hơn 24 ha đất trồng lúa của người dân ở Thanh Hoá đang thiếu nước tưới do ảnh hưởng của dự án sửa đường QL 15 thi công gây vùi lấp kênh mương tưới tiêu. Thời gian qua, nhiều hộ dân tại thị trấn Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) lo lắng trước tình trạng không có nước tưới tiêu cho...