Đối phó chứng không dung nạp lactose
Ăn uống vừa là nhu cầu vừa là thú vui trong cuộc sống. Nhưng khi lớn tuổi, hệ tiêu hóa của chúng ta cũng kém đi.
Điều này làm trầm trọng thêm các vấn đề liên quan đến ăn uống, bao gồm chứng không dung nạp lactose – tình trạng hiện ảnh hưởng khoảng 65% dân số toàn cầu, ở mọi lứa tuổi. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì và xử trí ra sao?
Chứng không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không có đủ lactase, một enzyme trong ruột non, để hấp thụ đường lactose. Lactose là một loại đường trong những sản phẩm làm từ sữa như các loại sữa, phô mai,… Thông thường, lactase biến lactose thành 2 loại đường đơn giản gồm glucose và galactose, 2 loại đường này sẽ được hấp thụ vào máu thông qua niêm mạc ruột.
Chứng không dung nạp lactose tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Những biểu hiện
Hầu hết các triệu chứng của chứng không dung nạp đường lactose diễn ra trong vòng 30 phút đến 2 giờ đồng hồ sau khi ăn các sản phẩm làm từ sữa, bao gồm: đau dạ dày, chuột rút, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy… Các dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ nhỏ có thể có chút khác biệt như: tiêu chảy có bọt, chậm phát triển, thỉnh thoảng ói mửa, viêm da do hăm tã.
Không dung nạp lactose thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành và không phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Các thực phẩm từ bơ sữa gây hiện tượng tiêu chảy do không dung nạp lactose.
Nguyên nhân của chứng không dung nạp lactose
Có nhiều nguyên nhân trong đó có không dung nạp lactose nguyên phát – đây là loại không dung nạp lactose phổ biến nhất. Do sự giảm sản xuất men lactase theo tuổi tác, do đó lactose trở nên kém hấp thu hơn khi chúng ta già đi.
Không dung nạp lactose thứ phát là hình thức xảy ra khi ruột non giảm sản xuất lactase sau khi bị bệnh, chấn thương hoặc phẫu thuật liên quan đến ruột non. Trong số các bệnh liên quan đến không dung nạp lactose thứ phát là bệnh celiac, loạn khuẩn và bệnh Crohn. Điều trị bệnh này cơ bản có thể khôi phục mức độ lactase và cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng, mặc dù có thể mất thời gian.
Video đang HOT
Không dung nạp đường sữa bẩm sinh hoặc phát triển – bệnh này có thể xảy ra nhưng rất hiếm, chỉ xảy ra đối với những đứa trẻ được sinh ra không có men lactase. Rối loạn này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo cơ chế gene lặn, có nghĩa là cả 2 bố mẹ đều phải có gene bệnh và cả hai đều truyền cho trẻ, dẫn đến trẻ sinh ra mắc khiếm khuyết di truyền này. Trẻ sinh non cũng có thể không dung nạp lactose vì nồng độ lactose không đủ.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi xác định bản thân không dung nạp đường sữa lactose, bạn phải thận trọng với chế độ ăn uống của mình. Điều quan trọng là phải chú ý đến phản ứng của cơ thể với các loại thực phẩm khác nhau có chứa lactose. Nếu các triệu chứng không dung nạp lactose nghiêm trọng, cần phải tránh hoàn toàn các sản phẩm sữa. Nhưng với đa số, các triệu chứng không dung nạp lactose thường không nghiêm trọng và có thể kiểm soát. Dưới đây là những gì bạn có thể làm khi mắc chứng không dung nạp lactose:
Hạn chế tiêu thụ sản phẩm sữa: Hạn chế chứ không phải loại bỏ hoàn toàn. Bạn vẫn có thể thưởng thức một số sản phẩm chứa đường sữa. Bằng cách dần dần đưa các sản phẩm sữa vào chế độ ăn uống trong khi theo dõi phản ứng của cơ thể, từ đó sẽ tìm ra lượng đường sữa có thể tiêu thụ an toàn.
Thực tế, một số người vẫn có thể dung nạp được phô mai, sữa tươi và các sản phẩm từ sữa nguyên kem. Vì thế quan trọng là phải thử nghiệm để biết những gì phù hợp với bạn. Cách phù hợp là bắt đầu với một lượng nhỏ, sau tăng dần để tránh các vấn đề về tiêu hóa. Kết hợp uống sữa khi ăn các thực phẩm khác. Điều này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng không dung nạp lactose. Thử nghiệm với các sản phẩm sữa khác nhau như phomai, sữa chua, kefi, sữa tươi…
Chọn và dùng sản phẩm không có lactose: Bạn có thể tìm thấy nhiều sản phẩm không có đường sữa hoặc ít đường sữa. Hãy thử ăn loại này để tránh các triệu chứng khó chịu.
Bổ sung men lactase: Có thể bổ sung men lactase để tiêu hóa đường sữa. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp lâu dài và bền vững, cũng không nên là lựa chọn đầu tiên.
Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin K: Để bổ sung canxi cho cơ thể khi bản thân mắc chứng không dung nạp sữa, một loại thực phẩm giàu canxi, có thể lấy canxi từ các thực phẩm giàu canxi khác như cải xoăn, bông cải xanh, đậu bắp, cá mòi, hạt hạnh nhân, hạt chia. Một số bệnh nhân có thể ăn sữa chua, sữa tươi, phô mai mà không gặp các triệu chứng đáng kể thì vẫn nên ăn.
Bạn có thể bị thiếu vitamin K khi không dung nạp lactose. Không có đủ vitamin K, cơ thể không thể hấp thụ canxi. Vitamin K cũng rất quan trọng đối với sự trao đổi chất, chức năng não và cân bằng nội tiết tố. Vì vậy cần bổ sung vitamin K từ thực phẩm như rau lá xanh, dưa chuột, bắp cải, quả kiwi, quả bơ, táo…
Lựa chọn thực phẩm probiotic – tăng số lượng vi khuẩn tốt trong ruột là một cách chắc chắn để cải thiện hệ thống tiêu hóa, từ đó sẽ ngăn ngừa các triệu chứng không dung nạp đường sữa. Probiotic có thể giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, hỗ trợ giảm cân và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thực phẩm probiotic có thể lựa chọn như các loại dưa muối, kimchi, đồ uống lên men. Kefir, sữa chua cũng là một lựa chọn tốt.
Nguyên tắc ăn "2 tăng, 1 giảm" để nhanh chóng phục hồi bệnh lý gan mật
Để bảo vệ gan và cải thiện chức năng gan hiệu quả, điều đầu tiên cần thực hiện chính là xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh.
Lá gan là cơ quan nội tạng chủ chốt của cơ thể bởi nó tham gia vào hầu hết các quá trình sinh học quan trọng. Tất cả các chất vào cơ thể đều qua gan vào máu đến các nơi. Những hoạt động duy trì sự sinh tồn của cơ thể mà gan tham gia vào gồm có:
- Tạo ra mật giúp tiêu hóa thức ăn, chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn thành năng lượng, điều chỉnh lượng chất béo, vitamin, khoáng chất vi lượng và chất đường mà cơ thể cần.
- Sản xuất các chất cần cho hoạt động của não, tủy sống, sản xuất và bài tiết cholesterol, kiểm soát sự đông máu.
- Sản xuất ra các yếu tố miễn dịch và loại bỏ vi khuẩn, giúp cơ thể tạo ra sức đề kháng chống lại nhiễm trùng.
- Lưu trữ các chất quan trọng có thể nuôi sống cơ thể để cung cấp lại cho cơ thể vào những thời điểm cần thiết.
- Giải độc cơ thể bằng cách bài tiết các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, do các mầm bệnh như ký sinh trùng, vi khuẩn, virus, bệnh lý bẩm sinh hay các chất độc mà chúng ta đưa vào cơ thể thông qua con đường ăn uống, lá gan sẽ bị hư hại. Các bệnh lý gan mật thường gặp bao gồm: viêm gan virus, gan nhiễm mỡ, viêm đường mật, xơ gan, ung thư gan...
Theo Hội gan mật Việt Nam, khi đã được chẩn đoán mắc bệnh lý gan mật, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây:
1. Giảm bớt mỡ trong chế độ ăn
Khi tế bào gan bị tổn thương thì lập tức trong bào tương của nó sinh ra những giọt mỡ có thể bóp nghẹt hạt nhân của tế bào và làm chết tế bào. Đó là hiện tượng thoái hóa mỡ của gan.
Vì vậy chế độ ăn có nhiều lipid phải loại trừ ngay.
2. Tăng glucid
Bình thường, một phần glucid của chế độ ăn được dự trữ trong gan dưới dạng glycogen, chức năng chuyển hóa dự trữ glycogen rất quan trọng vì nó làm cho gan đảm nhiệm được vai trò giải độc, chống xâm nhập của các chất độc từ bên ngoài vào và những chất độc từ cơ thể gây ra. Khi gan bị tổn thương thì glycogen trong gan bị giảm đi, do đó chế độ ăn cần phải có nhiều glucid để tạo ra nhiều glycogen.
Thực tế người ta cũng đã chứng minh: lipid và glycogen là hai chất có tỷ lệ trái ngược nhau trong gan, chất này nhiều thì chất kia sẽ ít đi. Vậy chế độ ăn nhiều glucid không những cung cấp glycogen cho gan mà còn làm chậm sự xâm nhập lipid vào gan.
3. Tăng protein
Sự tái tạo tế bào gan cần phải có nhiều protein. Sự thoái hóa mỡ của gan có thể sinh ra bởi một chế độ ăn nhiều lipid hoặc chế độ ăn ít protein. Chế độ ăn tăng protein có thể giúp gan chống ngộ độc do asen, clorofoc, tetraclorua cacbon.
Người ta đã chứng minh chất cholin methionin có thể chống lại sự xâm nhập mỡ vào gan (gây ra bởi các chế độ ăn ít protein). Methionin là một acid amin cần thiết, nó giúp cho tổng hợp cholin.
Methionin và cholin được gọi là các chất tiêu mỡ vì nó có tác dụng chuyển các chất lipid từ gan đến các kho dự trữ mỡ ở dưới da. Không có những chất này thì mỡ sẽ tụ lại trong tế bào gan gây thoái hóa mỡ. Ngoài ra 2 chất này còn có khả năng chống độc và được coi là "acid amin bảo vệ gan".
Tác dụng của chế độ ăn tăng protein có nhiều methionin của sữa trong các bệnh gan được nhiều tác giả tán thành và công nhận có hiệu quả.
Ngoài ra gan còn có chức năng quan trọng trong sự đồng hóa các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K, nếu chức năng gan bị suy thì cơ thể biểu hiện các triệu chứng thiếu vitamin, ví dụ: thiếu vitamin K sẽ rối loạn đông máu (vì gan không tạo ra được prothrombin).
Người ta đã tạo được bệnh xơ gan trên súc vật bởi một chế độ ăn thiếu vitamin nhóm B (gan có chức năng chống độc nhờ vitamin nhóm B). Vì vậy cần phải có chế độ ăn hợp lý để ngăn chặn và làm thoái lui bệnh gan mật.
Bước ngoặt quan trọng trong điều trị bệnh động mạch ngoại biên Vừa qua, Bayer phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Hội thảo chuyên đề "Bước tiến mới trong điều trị bệnh động mạch ngoại biên" dành cho cộng đồng y khoa chuyên ngành tim và mạch máu trên toàn quốc. Tại sự kiện, Bayer đã giới thiệu một chỉ định mới của thuốc kháng đông không kháng Vitamin K (NOAC) như...