Đội mưa tầm tã di dời hơn 80 nghìn dân tránh siêu bão Noru
Các lực lượng công an, quân đội, chính quyền Đà Nẵng khẩn sơ tán hơn 80 nghìn dân sống trong những ngôi nhà không kiên cố đến nơi trú ẩn trước khi bão Noru đổ bộ.
Ghi nhận PV VTC News, từ trưa 27/9, các lực lượng Công an, quân đội và chính quyền địa phương tại Đà Nẵng khẩn trương di dời, đưa những hộ dân sống trong nhà cấp 4, nhà tạm đến nơi tránh trú an toàn trước khi siêu bão Noru đổ bộ.
Đến 15h ngày 27/9, trên địa bàn Đà Nẵng đã có mưa to, gió lớn. Công tác ứng phó với bão Noru đang diễn ra hết sức khẩn trương.
Đà Nẵng phải di dời 80.801 người, trong đó sơ tán tập trung 25.869 người, sơ tán xen ghép (lân cận) là 54.932 người (tính đến rạng sáng 27/9).
Tại các điểm trường học, lực lượng chức năng của các địa phương bố trí giường chiếu, đảm bảo chỗ ở, nghỉ ngơi cho các hộ dân khi di dời trú tránh bão.
Video đang HOT
Tại Trường THCS Phạm Ngọc Thạch (quận Sơn Trà) hàng chục hộ dân sống trong các khu dân cư xuống cấp, nhà cửa tạm bợ đã được vận động di dời.
Hai em nhỏ trong một gia đình tại phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà theo bố mẹ đến nơi tránh trú bão tại Trường Phạm Ngọc Thạch.
Lương thực, thực phẩm được vận chuyển đến các phòng học để phát cho người dân trong thời gian trú tránh bão đảm bảo phục vụ người dân.
Một số trường hợp không tuân thủ di dời, cố tình ở lại trên tàu, thuyền bị lực lượng chức năng cưỡng chế, buộc di dời. Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, công việc di dời dân kết thúc trước 20h ngày 27/9.
Bão Noru sắp đổ bộ, bà con di tản vẫn lo lắng cho ngôi nhà cấp 4
Bão Noru được đánh giá là cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Trước tình hình bão đang áp sát Việt Nam, tất cả các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão đang gấp rút hoàn thành các công tác ứng phó trước cơn bão lịch sử để giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của.
Hình ảnh mắt bão được ghi nhận thông qua vệ tinh. (Ảnh: Zing News)
Theo dự kiến, khoảng cuối ngày 27/9, bão sẽ trực tiếp đổ bộ vào miền Trung. Trước tình hình nguy hiểm của cơn bão Noru, các địa phương cũng đã tổ chức di dời, sơ tán bà con ở những khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn hơn.
Các địa phương đã bắt đầu công tác di dời dân từ ngày 26/9. (Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam)
Những người già, sức khỏe yếu được ưu tiên di tản trước. (Ảnh: Lao Động)
Tại nhiều khu vực, cán bộ địa phương phải đến từng nhà để thuyết phục bà con di dời, đến nơi an toàn hơn. Theo thông tin từ Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, nhiều bà con dù đã nghe theo sự vận động của chính quyền, di tản đến nơi tránh bão nhưng ánh mắt vẫn nặng trĩu, xót xa, lo lắng cho vật nuôi, cho căn nhà cấp 4 nhỏ của mình. Họ không biết liệu sau cơn bão, căn nhà nhỏ có chống chọi được không, nếu nhà mất đi rồi thì biết ở đâu.
Bà con lo lắng cho căn nhà, tài sản của mình liệu có vượt qua được cơn bão. (Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam)
Dù không được diễn tả bằng lời nhưng chỉ nhìn những ánh mắt lo lắng của bà con, đầu còn ngoảnh lại phía căn nhà cũng đủ hiểu họ lo lắng như thế nào. Tuy nhiên, vì sự an toàn của chính bản thân, họ đành phải di dời.
Lực lượng chức năng đang gấp rút công tác sơ tán bà con đến nơi an toàn. (Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam)
Cán bộ địa phương đến từng nhà để thuyết phục mọi người đi tránh bão. (Ảnh: Tiền Phong)
Trước thông tin cơn bão sẽ đổ bộ vào miền Trung, cả nước chỉ biết đau xót và cầu nguyện thay cho bà con nơi đây, hy vọng bão về sẽ nhẹ hơn dự kiến để bà con không phải mất mát quá nhiều, các ngôi nhà vẫn sẽ còn nguyên. Một số bình luận của độc giả dành cho "khúc ruột miền Trung":
- "Siêu bão năm nào cũng được dự đoán là mạnh nhất, nhưng cuối cùng vẫn không mạnh mẽ bằng con người miền Trung quê tôi. Miền Trung đất bồi phù sa, người miền Trung gian khó nhiều đời qua, mong miền Trung bình an."
- "Năm nào cũng thế, miền Trung khổ quá. Đời người cố gắng có căn nhà cũng vất vả bao nhiêu, mỗi năm bão lũ lại lo sợ."
- "Cầu mong bão mau qua đi bình an và may mắn sẽ đến với đồng bào miền Trung."
Cả nước đang hướng về miền Trung, cầu nguyện cho bà con vượt qua cơn bão. (Ảnh: Chụp màn hình Him.)
Chia sẻ về cơn bão Noru trên trang cá nhân, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về Biến đổi khí hậu và Ứng phó thiên tai viết: "Rồi người ta sẽ quên Sangsane, sẽ quên Damrey, sẽ quên Ketsana, nhưng Noru thì không! Nó sẽ là cơn bão lịch sử về sức mạnh, về cấp độ lớn nhất từng đổ bộ vào Việt Nam". Ông cũng cho biết đây sẽ là cơn bão có độ nguy hiểm chưa từng có trong lịch sử độ bộ vào Việt Nam. Do đó, bà con cần hết sức khẩn trương, nhanh chóng lui đến nơi trú ẩn an toàn nếu ngôi nhà không đủ an toàn hoặc đang ở vùng thấp trũng.
Bà con gia cố thuyền bè trên bờ để tránh bị bão cuốn trôi. (Ảnh: VTC News)
Nhà cửa đã được gia cố chắc chắn để chống chọi trước cơn bão lịch sử. (Ảnh: Thanh Niên)
Bà con tranh thủ mua dự trữ lương thực phòng trường hợp bão gây ra cách biệt, không thể mua nhu yếu phẩm. (Ảnh: VTC News)
Chỉ còn vài tiếng nữa bão Noru sẽ đổ bộ vào Việt Nam, bà con cần hết sức cẩn trọng, không được chủ quan và tuyệt đối không ra ngoài khi trời bắt đầu mưa bão. Hy vọng miền Trung sẽ vượt qua cơn bão lịch sử Noru và không có thiệt hại về người và của quá nặng nề.
Là những tỉnh ven biển nên hầu như năm nào bà con miền Trung cũng phải hứng chịu những cơn bão ập đến. Dù biết để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình, họ phải đi di tản, đến những nơi trú ẩn an toàn hơn. Thế nhưng, căn nhà thì vẫn ở đó, công sức làm lụng vất vả cả năm của họ vẫn đang phải chống chịu trước bão giông, không biết liệu có thể vượt qua trận bão lịch sử năm nay không. Chính vì vậy mà nhiều bà con dù nghe theo sự chỉ đạo của địa phương, đi di tản nhưng ánh mắt vẫn lo lắng cho ngôi nhà cấp 4.
Tuy nhiên, tình hình bão hiện rất nghiêm trọng, bà con nên gấp rút đến nơi trú ẩn để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.
Tiếp tục kêu gọi 51 tàu cá di chuyển về nơi an toàn tránh bão Noru Tối 26/9, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết: Đến 16 giờ 30 phút cùng ngày, lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục kêu gọi 51 tàu cá với 437 ngư dân đang hoạt động khu vực giữa Biển Đông nhanh chóng di chuyển xuống phía Nam và vào bờ để tránh báo Noru (cơn bão số 4). Lực lượng...