Đổi mới mô hình tăng trưởng để tăng sức chống chịu của nền kinh tế
Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa mô hình tăng trưởng để tăng sức cạnh tranh, sức chống chịu của nền kinh tế tiếp tục là sự lựa chọn, là định hướng và việc phải làm hiện nay cũng như trong giai đoạn tới.
Tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững
Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nền kinh tế có mức tăng trưởng khá tốt, chất lượng tăng trưởng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, tăng trưởng khá nhanh song chưa bền vững, nhân tố đột phá chưa xuất hiện, hoặc có nhưng còn mờ nhạt, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm và chưa đi vào chiều sâu. Hoạt động đổi mới, sáng tạo còn nhiều hạn chế và chưa phát huy, tận dụng được nhiều cơ hội phát triển trong bối cảnh Cách mạnh công nghiệp 4.0.
“Kinh tế Việt Nam phát triển từ nước có thu nhập thấp lên nước có thu nhập trung bình thấp từ năm 2009, nhưng công nghệ, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất chưa được đầu tư cải tiến, chưa có nhiều mô hình, hình thái kinh tế mới (có ứng dụng công nghệ cao) được áp dụng hiệu quả tại Việt Nam do thể chế, nhận thức, hạ tầng cơ sở kỹ thuật còn bất cập, không đồng bộ và phân bổ nguồn lực đầu tư chưa hợp lý”, TS. Cấn Văn Lực chỉ rõ.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua khá nhanh song chưa bền vững. (Ảnh minh họa)
Trong khi đó, hoạt động đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Theo TS. Lực, để đến năm 2030 trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đột phá đầu tiên và quan trọng nhất là phải đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế, gắn với cải cách thực chất thủ tục hành chính hướng tới lợi ích của doanh nghiệp, của nhà đầu tư và người dân.
“Cởi trói mọi bó buộc của các quy định không phù hợp để tạo môi trường đầu tư – kinh doanh hấp dẫn, lành mạnh, công bằng. Đồng thời, cần quyết tâm xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, liêm chính, tinh thần kiến tạo, có năng lực chuyên môn, sáng tạo, hết lòng phụng sự”, TS. Lực nêu ý kiến.
Bên cạnh đó, cần phát triển nguồn nhân lực có tri thức hiện đại, có kỹ năng, giàu động lực sáng tạo, mạnh dạn chấp nhận rủi ro. Nguồn nhân lực tới đây còn phải là những con người hành động, dám nghĩ, dám làm, tinh thần sáng tạo, đổi mới gắn với khởi nghiệp, dám chấp nhận thất bại để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để làm tốt hơn.
Theo TS. Cấn Văn Lực, trong 10 năm tới cần phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, có tầm nhìn và chất lượng, có khả năng ứng dụng công nghệ cao, vận hành và quản lý dựa trên nền tảng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, gắn liền với mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tận dụng tốt thời cơ đến từ xu hướng kinh tế số, xã hội số và các hình thái kinh tế mới.
Video đang HOT
“Cần phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, như một động lực mềm gắn kết, bền vững. Tôi vẫn nhớ một câu nói của một tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc từ những năm 1990 nay vẫn còn nguyên giá trị, đó là: “tài nguyên luôn có hạn, sáng tạo của con người là vô hạn”. Phải chăng đã đến lúc, Việt Nam chúng ta cần truyền tải và thực thi tinh thần đó?”, TS. Cấn Văn Lực đặt vấn đề.
Phải tạo ra những “dư địa” tăng trưởng mới
Còn theo GS. TS. Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần được xác định là một quá trình thường xuyên để nền kinh tế luôn năng động, liên tục có cải thiện về năng lực cạnh tranh, sức chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài, từ nội tại nền kinh tế luôn tạo ra được những “dư địa” tăng trưởng mới.
GS. TS. Trần Thọ Đạt cho rằng, tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua đã cao hơn giai đoạn trước nhưng chưa đủ để thu hẹp khoảng cách về thu nhập với các nước trong khu vực; tăng năng suất lao động chủ yếu vẫn do tăng vốn đầu tư và sử dụng lao động chi phí thấp.
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài, đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp và tăng trưởng năng suất lao động chưa bên vưng. Hơn nữa, đối với cac nganh được coi là thế mạnh của Viêt Nam hiên nay (điện tử, dêt may, da giay, du lich, thủy san), chúng ta vẫn chủ yếu đang hoạt động ở phân khúc thâp trong chuỗi gia tri, nơi tạo ra gia tri gia tăng thâp”, GS. TS. Trần Thọ Đạt nêu rõ.
Do đó, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa mô hình tăng trưởng để tăng sức cạnh tranh, sức chống chịu của nền kinh tế vẫn tiếp tục là sự lựa chọn, là định hướng và việc phải làm hiện nay cũng như giai đoạn tới.
“Mô hình tăng trưởng trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là đẩy mạnh đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển của những ngành mới, lĩnh vực mới, nhất là kinh tế số, xã hội số và chính phủ số, đó là những định hướng rất trúng và đúng về mô hình tăng trưởng của ta trong thời gian tới để đảm bảo duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững”, GS. TS. Trần Thọ Đạt nhấn mạnh.
Theo GS. TS. Trần Thọ Đạt, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm, sớm có nhiều chủ trương, giải pháp thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển của những ngành mới, lĩnh vực mới, nhất là kinh tế số, xã hội số và chính phủ số để làm cơ sở duy trì tăng trưởng cao trong một thời gian dài.
“Trong vai trò dẫn dắt phát triển của kinh tế số, có hai nhiệm vụ quan trọng là chiến lược phát triển kinh tế số và quản lý nhà nước về kinh tế số. Nhà nước cần là một bên tham gia “chủ động và đi đầu”, một người dùng tiên phong trong nền kinh tế số quốc gia. Việt Nam với một nền kinh tế năng động và dễ thích ứng, và với lợi thế của người đi sau sẽ có cơ hội có thể “đi tắt, đón đầu” trong việc chuyển đổi thành công từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số”, GS. TS. Trần Thọ Đạt khuyến nghị.
Đổi mới tư duy, hành động quyết liệt trong năm 2021
Để thực hiện thành công các mục tiêu trong năm 2021, Chính phủ đã đề ra 8 trọng tâm chỉ đạo, điều hành, 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu và 185 nhiệm vụ cụ thể
Ngày 28-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về kế hoạch triển khai phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Quốc gia hiếm hoi tăng trưởng dương
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết năm 2020, dưới tác động của dịch Covid-19, trong khi nhiều nước trong khu vực và trên thế giới rơi vào suy thoái, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi duy trì được tăng trưởng dương, với 2,91%. Đến thời điểm này có thể khẳng định Việt Nam đã đạt được "mục tiêu kép" trong phòng chống dịch Covid-19, duy trì tăng trưởng kinh tế.
Trong lần thứ tư liên tiếp dự Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá năm 2020 được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua với những kết quả, thành tích đặc biệt quan trọng. Bên cạnh các kết quả tích cực về kinh tế như báo cáo của Chính phủ, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ... tiếp tục phát triển và có nhiều tiến bộ. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được duy trì, đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị sáng 28-12Ảnh: QUANG HIẾU
Bày tỏ tin tưởng trước quyết tâm cao của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu kết quả năm 2021 phải tốt hơn năm 2020, tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn vì mục tiêu đặt ra trong năm 2021 là rất cao trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, khó đoán định dưới tác động của đại dịch Covid-19. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng phải khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của con người Việt Nam. Cần chú trọng thu hút, trọng dụng nhân tài, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ, tạo động lực mới cho phát triển đất nước.
Về các mục tiêu cho năm 2021, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nêu rõ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; tỉ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45%-47%; năng suất lao động xã hội tăng khoảng 4,8%; tỉ lệ lao động qua đào tạo khoảng 66%. Bên cạnh đó, tỉ lệ bao phủ BHYT khoảng 91%; tỉ lệ hộ nghèo giảm 1-1,5 điểm phần trăm so với năm 2020; tỉ lệ che phủ rừng khoảng 42%...
Cho rằng bối cảnh thời gian tới còn nhiều khó khăn, thách thức, nên các nhiệm vụ là rất nặng nề, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước cần tiếp tục đổi mới tư duy, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội. Đồng thời, tận dụng tốt các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số... để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2021.
Đổi mới mạnh mô hình tăng trưởng
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ đã đề ra 8 trọng tâm chỉ đạo, điều hành cho năm 2021, 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu và 185 nhiệm vụ cụ thể. Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Nghị quyết 01 nêu giải pháp trước tiên là thực hiện linh hoạt, hiệu quả "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch vừa phục hồi và phát triển kinh tế. Đẩy nhanh việc nghiên cứu, hợp tác quốc tế trong phát triển vắc-xin và có giải pháp để người dân tiếp cận vắc-xin phòng dịch sớm nhất. Đồng thời, bố trí nguồn lực, triển khai kịp thời các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Chính phủ cũng xác định giải pháp đẩy nhanh tiến độ, công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông, đô thị, năng lượng. Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chât lương và sử dụng hiệu quả nguôn nhân lưc, có giải pháp thu hút, bồi dưỡng nhân tài. Đồng thời, cải cách hành chính mạnh hơn, nhất là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cùng với đó là quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Để kết quả năm 2021 tốt hơn năm 2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện thật tốt kế hoạch hằng năm, cũng như Kế hoạch 5 năm 2021-2025 gắn với Chiến lược 10 năm về phát triển kinh tế - xã hội theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trong đó, tập trung đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các vùng và khu vực; phát triển bền vững kinh tế biển, các thành phần kinh tế.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ cần tập trung ưu tiên đầu tư phát triển, tạo sự chuyển biến về chất trong việc tổ chức thực hiện 3 đột phá chiến lược, được bổ sung, cụ thể hóa cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Cụ thể, tập trung hoàn thiện đồng bộ thể chế; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đặc biệt lưu ý về việc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện.
Nhấn mạnh về sứ mệnh kiến tạo một môi trường mà ở đó mọi người dân đều có cơ hội tham gia đóng góp vào sự phát triển và "không để ai bị bỏ lại phía sau", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định các vấn đề về giáo dục - đào tạo và dạy nghề; hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người dân; an sinh xã hội; môi trường cần được quan tâm... để xây dựng một xã hội phát triển toàn diện.
Hội nghị tiếp tục diễn ra trong hôm nay, 29-12.
Thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 Ngày 11-11, Quốc hội (QH) đã biểu quyết thông qua việc bổ sung nội dung vào kỳ họp thứ 10, với 88,8% số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành. Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Ảnh: QUANG KHÁNH QH cũng biểu quyết thông qua Nghị quyết...