TP.HCM chủ động, sáng tạo triển khai Nghị quyết vào cuộc sống
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đề nghị từng cán bộ, đảng viên phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ tính chất, ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết và các chuyên đề.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên phát biểu tại Hội nghị. (Nguồn: hcmcpv.org.vn)
Ngày 3/12, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI , nhiệm kỳ 2020-2025, với hình thức trực tuyến tại 43 điểm cầu.
Dự hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, theo dõi, chỉ đạo Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân; Bí thư Trung ương Đảng , Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên.
Trao đổi tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cho biết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định quyết tâm nâng cao trách nhiệm nêu gương và năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, xứng đáng với niềm tin của nhân dân, phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo , nghĩa tình, huy động hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tận dụng thời cơ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và tăng cường hội nhập quốc tế, đảm bảo quốc phòng-an ninh, phát triển nhanh bền vững, vì cả nước, cùng cả nước, vì hạnh phúc của nhân dân.
Đây là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt mục tiêu phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố trong giai đoạn 2020-2025.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh để thực hiện nhiệm vụ quan trọng lớn lao là đưa Nghị quyết vào cuộc sống, trước hết toàn thể cán bộ, đảng viên của Đảng bộ phải nghiên cứu thật kỹ, nắm thật vững các nội dung Nghị quyết, thấm nhuần các chủ trương, quan điểm, giải pháp phát triển thành phố.
Để thực hiện được yêu cầu trên, người đứng đầu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các cấp ủy cần tập trung nghiên cứu sâu, cụ thể hóa các nội dung trong Nghị quyết bằng chương trình, kế hoạch, sát sườn với thực hiện Nghị quyết của địa phương, đơn vị.
Cán bộ, đảng viên ở cơ sở cần được học tập, quán triệt đầy đủ, thiết thực, gắn với thực tế địa phương, cơ quan, đơn vị, để vừa nắm vững nội dung trong Nghị quyết và có khả năng vận dụng vào quá trình tổ chức thực hiện trong thực tiễn.
Việc tổ chức học tập, quán triệt thật tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, điều kiện tiên quyết nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, cũng như sự tin tưởng thống nhất trong ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên, nhân dân thành phố.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đề nghị từng cán bộ, đảng viên phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ tính chất, ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết và các chuyên đề.
Nội dung các chuyên đề được tổng hợp, trình bày là sự cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI đề ra; đề cập đến những vấn đề lớn quan trọng, cơ bản của thành phố trong giai đoạn 2020-2025, mục tiêu hướng tới năm 2030 và 2045; có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững, tác động trực tiếp đời sống, tâm tư tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố.
Các cấp ủy Đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cần chuẩn bị thật tốt việc học tập, quán triệt Nghị quyết theo đúng tinh thần của Ban Thường vụ Thành ủy .
Toàn thể cán bộ, đảng viên, nhất là ủy viên các cấp phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, quán triệt, người đứng đầu chịu trách nhiệm chỉ đạo và chủ trì tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết .
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã được các lãnh đạo Thành ủy quán triệt các nội dung Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy về học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của thành phố; trình bày chuyên đề về lĩnh vực kinh tế- xã hội , quốc phòng-an ninh; chuyên đề về 3 chương trình đột phá, 1 chương trình trọng điểm phát triển thành phố; chuyên đề về công tác xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại Hải Phòng
Ngày 2/12, đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước đã tới thăm và làm việc tại Hải Phòng.
Tiếp và làm việc với nguyên Chủ tịch nước, về phía TP có các đồng chí: Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP; Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP; Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư thường trực Thành ủy; Nguyễn Thị Nghĩa, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.
Đoàn công tác của Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng lãnh đạo TP Hải Phòng dâng hương tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Báo cáo với nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về kết quả thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2015 - 2020; mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 5 năm 2020 - 2025, Bí thư thành ủy Lê Văn Thành thông tin, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ TP trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức vượt xa so với dự báo. Song được sự lãnh đạo, giúp đỡ của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân TP hải Phòng đã phát huy truyền thống trung dũng, quyết thắng, khơi dậy được sức mạnh của toàn dân, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ TP, đưa Hải Phòng bước vào thời kỳ phát triển mới với những dấu ấn mới.
Các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu mà Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ TP đề ra đều hoàn thành. Kinh tế TP phát triển mạnh mẽ, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm đạt 14,02%, quy mô kinh tế tăng gấp 2,1 lần so với năm 2015. Tiềm lực của TP được tăng cường, tổng thu ngân sách đạt gần 408.900 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt gần 120.700 tỷ đồng, gấp 2,65 lần giai đoạn trước. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh, gấp 3 lần nhiệm kỳ trước. Phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng giao thông được đầu tư; không gian đô thị được mở rộng. Tổng nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông 5 năm qua đạt gần 44.000 tỷ đồng, hoàn thành nhiều tuyến đường liên tỉnh, liên huyện cùng 46 cây cầu các loại.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới được quan tâm đầu tư, đẩy nhanh tiến độ với tổng vốn đầu tư gấp 2,5 lần giai đoạn trước. Với cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm, TP đã hoàn thành hơn 5.000 km đường thôn xóm, nội đồng. Đến năm 2019, 100% số xã hoàn thành xây dựng Nông thôn mới, huyện Cát Hải đạt chuẩn huyện Nông thôn mới. Hải Phòng cũng đã có Nghị quyết chuyên đề đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu tại 8 xã, phấn đấu hoàn thành trong năm 2021.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nghệ thuật... đã đạt kết quả nổi bật. Công tác xây dựng Đảng được quan tâm. TP đã chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVI.
Về mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ, giải pháp phát triển TP trong 5 năm tới, Bí thư Thành ủy cho biết Hải Phòng đang đứng trước thời cơ và thuận lợi rất lớn để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt là Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị đã mở ra thời cơ lịch sử cho Hải Phòng. Đến năm 2025, Hải Phòng phải hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với thu nhập bình quân đầu người là 14.000 USD/năm. Đến năm 2030, Hải Phòng phải là TP hiện đại, tầm cỡ khu vực Đông Nam Á và đến năm 2045 là một trong những TP hiện đại hàng đầu châu Á và Thế giới.
Để đạt mục tiêu trên, Hải Phòng đã đề ra các nhiệm vụ giải pháp cụ thể, những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mang tính đột phá. Đó là tiếp tục tăng cường kỷ cương thu chi ngân sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, cởi mở. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển 3 trụ cột chủ yếu là phát triển công nghiệp công nghệ cao, ưu tiêu đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp; xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch, cảng biển, logistics trọng điểm quốc gia và quốc tế; xây dựng, phát triển, hiện đại hóa đô thị Hải Phòng mang đặc trưng, bản sắc riêng của TP cảng biển.
Cùng với phát triển kinh tế, TP bố trí nguồn lực đầu tư, ban hành các cơ chế, chính sách riêng, nổi trội nhằm thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm Giáo dục - đào tạo, y tế của vùng Duyên hải bắc bộ. Đồng thời quan tâm tới việc bảo tồn phát huy giá trị của các di sản văn hóa, văn nghệ, tạo động lực tinh thần để thúc đẩy sự nghiệp, xây dựng phát triển TP. Bên cạnh đó là tăng cường xây dựng Đảng, trong sạch vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng
Chúc mừng những thành tựu mà TP Hải Phòng đã đạt được trong nhiệm kỳ qua và kết quả Đại hội XVI Đại hội Đảng bộ TP, Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh thành công đó thể hiện ý chí quyết tâm rất cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.
Nguyên Chủ tịch nước cho rằng những mục tiêu TP đặt ra cho nhiệm kỳ tới là hoàn toàn có cơ sở. Hải Phòng cần tranh thủ thời cơ thuận lợi, phát triển đồng bộ các lĩnh vực; trong đó ưu tiên phát triển các khu công nghiệp, phát triển hạ tầng giao thông, hệ thống cảng biển, cảng hàng không, hiện đại hóa đô thị, tập trung xây dựng nông thôn mới. Nguyên Chủ tịch nước tin tưởng rằng nền tảng đó sẽ là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân TP Hải Phòng tiếp tục gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong nhiệm kỳ tới.
Cũng nhân dịp này, Đoàn công tác của đồng chí Trương Tấn Sang cũng đã tới thăm mô hình thí điểm xã nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng; tới thăm khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo và tham quan Nhà máy LG Innotek tại Khu Công nghiệp Tràng Duệ, huyện An Dương.
Chuẩn bị chu đáo kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 Sáng 30-11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan liên quan về kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại cuộc làm việc với các đơn vị liên quan về kế hoạch...