Đòi lại tài sản thì không được tính lãi suất chậm trả
Cấp sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp trong vụ án này là tranh chấp đòi lại tài sản nhưng lại buộc bị đơn trả khoản tiền lãi chậm trả là không phù hợp.
TAND Cấp cao tại TP.HCM vừa xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp đòi tài sản giữa nguyên đơn là bà NKN (ngụ TP.HCM) và bị đơn là ông NĐT (Việt kiều Mỹ). Bà N kiện ông T đòi lại số tiền đã chuyển, cùng với khoản tiền lãi chậm trả.
HĐXX phúc thẩm đã chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn, một phần kháng nghị của VKSND TP.HCM, bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn liên quan đến khoản tiền lãi chậm trả.
Đại diện phía bị đơn tại phiên tòa phúc thẩm (bên trái). Ảnh: TL
Theo nội dung vụ kiện, bà N đòi ông T trả lại khoản tiền (cả gốc và lãi) mà bà đã chuyển cho ông T để hùn hạp mua bán nhà đất. Trước đó, bà N đã nhiều lần chuyển tiền tại Việt Nam cho ông T, tổng cộng 21,5 tỉ đồng. Ông T cam kết trong trường hợp không đầu tư được thì hoàn trả số tiền gốc cùng với lãi suất ngân hàng.
Quá trình giải quyết vụ án, phía bị đơn thừa nhận các khoản tiền phía nguyên đơn chuyển tại Việt Nam là đúng. Tuy nhiên, bị đơn cho rằng bản chất các khoản tiền này không phải để hùn hạp mua bán nhà đất, mà là để góp vốn đầu tư kinh doanh tại Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Cụ thể, góp vốn mua cổ phần Công ty sữa US. Milk Nutrition; góp vốn liên doanh mua bất động sản Warehouse. Các hoạt động kinh doanh đang diễn ra bình thường thì bà N có yêu cầu rút lại số tiền đã mua cổ phần…
Xét xử sơ thẩm tháng 1-2024, tòa tuyên buộc ông T trả cho bà N số tiền gốc là 21,5 tỉ đồng và lãi chậm trả là 8,3 tỉ đồng.
Sau đó, VKSND TP.HCM kháng nghị theo hướng sửa án sơ thẩm, tuyên không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bởi số tiền mà bà N chuyển cho ông T đúng là để thành lập công ty tại Hoa Kỳ và góp vốn kinh doanh bất động sản. Thực tế thì bà N đã trở thành một chủ thể trực tiếp đầu tư, được sở hữu cố phần và thực hiện quyền của một cổ đông…
Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX nhận thấy về lãi chậm trả, nguyên đơn cho rằng các bên có thỏa thuận nhưng nguyên đơn không đưa ra được tài liệu chứng minh; còn bị đơn không thừa nhận có việc hai bên thỏa thuận về tiền lãi. Do đó, yêu cầu của nguyên đơn về việc buộc bị đơn trả tiền lãi theo lãi suất cơ bản 9%/năm cho đến ngày xét xử sơ thẩm là không có căn cứ chấp nhận.
Mặt khác, cấp sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp trong vụ án này là tranh chấp đòi lại tài sản nhưng lại buộc bị đơn trả khoản tiền lãi chậm trả là không phù hợp.
Ngân hàng SCB 'đòi' toàn bộ tài sản của bà Trương Mỹ Lan để khắc phục hậu quả
Khi phiên xét xử đang diễn ra, Ngân hàng SCB có kiến nghị tòa giao tòa nhà 127 Pasteur và toàn bộ tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan cho SCB toàn quyền sử dụng.
Chiều ngày 28/3, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm.Sau khi các luật sư hoàn thành việc bào chữa cho các bị cáo, luật sư Nguyễn Minh Tâm tham gia bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng SCB.
Theo luật sư Tâm, đây là vụ án lớn nhất xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng, gây tâm lý bất an cho những người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng SCB, các ngân hàng nói chung.
Quá trình tái cơ cấu, SCB được Ngân hàng Nhà nước giải quyết cho vay các khoản vay đặc biệt, vì vậy SCB phải có trách nhiệm.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Thanh Phương
Với tư cách bị hại, luật sư khẳng định, SCB không có ý kiến gì về tội danh của các bị cáo, SCB quan chỉ tâm là vấn đề thu hồi tài sản, khắc phục tối đa hậu quả của vụ án.
Luật sư Tâm cho hay, ngày 26/3, SCB đã có văn bản kiến nghị HĐXX xử lý đối với tài sản là bất động sản tại 127 Pasteur, giao cho SCB toàn quyền sử dụng.
Theo luật sư Tâm, SCB xác định số thiệt hại do bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm gây ra là hơn 760 nghìn tỷ đồng gồm nợ gốc và nợ lãi của 1.284 khoản vay, tính đến ngày 5/3/2024.
Luật sư cho rằng, việc VKS buộc bà Lan và các bị cáo liên đới bồi thường cho SCB số tiền hơn 677.000 tỷ đồng và 84.000 tỷ đồng là phù hợp.
Cho rằng, hậu quả mà bị cáo Lan và các đồng phạm gây ra cho SCB là rất lớn nên SCB đề nghị HĐXX toàn bộ 1.166 mã sản đảm bảo cho các khoản vay gồm bất động sản, cổ phần, cổ phiếu... là vật chứng của vụ án cho SCB toàn quyền sử dụng, khai thác.
Đối với số tiền 1.000 tỷ đồng mà bị cáo Nguyễn Cao Trí giao trả cho bị cáo Lan và 5,2 triệu USD mà bị cáo Lan cho nhân viên hối lộ bị cáo Đỗ Thị Nhàn, luật sư đề nghị không nên tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước. Bởi, theo luật sư Tâm, đây là số tiền có nguồn gốc từ SCB nên cần thiết trả lại cho SCB.
Phía SCB cũng đề nghị HĐXX giao toàn bộ tài sản đã kê, biên thu hồi của các bị cáo cho SCB. Bởi, theo luật sư Tâm, do thiệt hại của SCB rất lớn, toàn bộ số tiền này vẫn chưa đủ để khắc phục hậu quả.
Đối với những số tiền, tài sản mà gia đình bị cáo nộp khắc phục hậu quả, luật sư cho rằng giao cho SCB là hợp lý.
Ngoài ra, SCB đề nghị HĐXX tiếp tục phong tỏa, kê biên các tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm cùng các tổ chức có liên quan, giao cho SCB để khắc phục hậu quả.
Luật sư cũng đề nghị HĐXX buộc bà Trương Mỹ Lan phải hoàn trả 300 tỷ đồng tiền cọc thuê nhà tại tòa nhà 19 Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM).
Vụ án Trương Mỹ Lan: Bị cáo rất xấu hổ, giờ phải trả cái giá quá đắt Được tự bào chữa bổ sung, bị cáo Trần Văn Nhị (Phó giám đốc Công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC, là người môi giới thẩm định giá tài sản cho SCB) nghẹn ngào nói, bị cáo thấy rất xấu hổ vì đã gây hậu quả lớn đến gia đình: làm vợ bệnh cũ tái phát, con bị bệnh giống...