“Đói” kinh niên, SDU vẫn ôm đồm dự án
5 năm liền, lợi nhuận sau thuế chỉ ở khoảng 1-4 tỷ đồng. Đến cuối năm 2016, Công ty CP Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà ( SDU) nợ hàng chục tỷ đồng – dẫn tới cổ đông “nhịn” cổ tức (điều quen thuộc nhiều năm qua ở DN này). Đáng nói, SDU vẫn nuôi tham vọng đẩy mạnh đầu tư nhiều dự án trên cả nước trong bối cảnh “nhà không đủ ăn”.
Nợ đọng và không chia cổ tức
Ở ĐHĐCĐ thường niên 2017 vừa qua, bức tranh hoạt động của SDU thời điểm hiện tại đã lộ rõ. Cụ thể, kết thúc năm 2016, lợi nhuận sau thuế của SDU chỉ đạt gần 5 tỷ đồng (50% so với kế hoạch đề ra). Trong tổng tài sản khoảng 863,4 tỷ đồng, tới 80,19% là tài sản ngắn hạn. Đồng thời, vốn chủ sở hữu (trên tổng nguồn vốn) của SDU chỉ chiếm khoảng 39,4%.
Cổ đông SDU lại tiếp tục “nhịn” cổ tức 2016 giống như nhiều năm qua
Về phương án phân phối lợi nhuận 2016, ban lãnh đạo SDU đi đến thống nhất “không chia cổ tức và không trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế năm 2016 của công ty”. Lý do: theo quy định, công ty chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.
Điều đó khớp với số liệu báo cáo tài chính tại thời điểm 31.12.2016 cho thấy SDU đang nợ thuế số tiền 21,5 tỷ đồng – dẫn tới Cục Thuế Hà Nội đang phong tỏa hóa đơn của SDU; đồng thời trong năm 2016 SDU xác định doanh thu bán nhà nhưng chưa xuất được hóa đơn VAT… Sự việc đã được Ban kiểm soát của SDU đề nghị ban TGĐ cân đối nguồn vốn để nộp thuế cho NSNN để Cục Thuế cho sử dụng hóa đơn VAT, tránh phát sinh liên quan.
Video đang HOT
Báo cáo tài chính tại thời điểm 31.12.2016 kiểm toán thực hiện kiểm tra soát xét đã cơ bản phản ánh tình hình tài chính của DN. Tuy nhiên, vẫn còn một số rủi ro trong việc trích lập các khoản đầu tư tại thời điểm 31.12.2016 do đơn vị chưa cập nhật báo cáo tài chính của các đơn vị góp vốn, và tiền phạt và thuế phát sinh tại thời điểm cuối kỳ báo cáo của đơn vị. Đánh giá của BKS SDU tại ĐHĐCĐ 2017
Viễn cảnh “được chia cổ tức” năm 2017 cũng dường như cũng khó khá quan với cổ đông SDU. Bởi, theo kế hoạch lợi nhuận đề ra tại Đại hội, năm 2017 lợi nhuận sau thuế được SDU đặt ra chỉ vỏn vẹn chưa tới 3,3 tỷ đồng (thấp hơn năm 2016 vừa qua).
Giữa bối cảnh này, ĐHĐCĐ SDU bất ngờ thông qua phương án tăng vốn điều lệ của Công ty và ủy quyền cho HĐQT (chủ tịch là ông Hoàng Văn Anh) phê duyệt các dự án đầu tư, hợp đồng tín dụng có quy mô vượt xa khả năng tài chính tự chủ hiện tại của DN. Đặc biệt, 2 quyết định này đều vấp phải tỷ lệ 30,53% không tán thành khi biểu quyết.
Coi chừng “vết xe đổ” Sông Đà Thăng Long
Tình thế và tham vọng của SDU hiện tại, theo những gì thể hiện trên hồ sơ tài chính, kế hoạch đầu tư của DN, khá tương đồng với Sông Đà Thăng Long thuở trước. Nhất là ở lát cắt: Vốn yếu, năng lực mỏng nhưng vẫn “liều mình” đẩy mạnh đầu tư dàn trải.
Trong 3 năm (2014-2016), vốn chủ sở hữu của SDU duy trì ở ngưỡng 334-340,34 tỷ đồng. Theo phương án tăng vốn điều lệ bằng phát hành thêm cổ phiếu (được thông qua tại ĐHĐCĐ vừa qua), chủ tịch Hoàng Văn Anh đánh giá nhu cầu vốn chủ sở hữu của SDU là 440 tỷ đồng (trong 3 năm 2017-2019).
Sau giai đoạn 1 nhiều vấn đề về an toàn thi công, thiếu đảm bảo an toàn PCCC, dự án 143 Trần Phú của SDU chuẩn bị bước vào giai đoạn 2
Đáng chú ý, nhu cầu vốn chủ sở hữu đáp ứng cho đầu tư thời gian tới được xác định tới gần 822,8 tỷ đồng. Cụ thể là 4 dự án (tổng giá trị đầu tư dự kiến đạt ngót 4.114 tỷ đồng) ở các tỉnh thành như: Dự án X1-26 Liễu Giai (Ba Đình, Hà Nội) đòi hỏi vốn chủ sở hữu tham gia là 101,22 tỷ đồng; dự án Green Diamond (quận 2, TP.HCM) – 344,1 tỷ đồng; dự án 143 Trần Phú giai đoạn 2 (Hà Đông, Hà Nội) – 273,9 tỷ đồng và dự án NƠXH Ỷ La (tỉnh Tuyên Quang) – 103,5 tỷ đồng.
SDU dự kiến chào bán 10 triệu cổ phần (tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 100 tỷ đồng) trong thời gian từ quý II.2017 đến quý III.2018. Số tiền dự kiến thu được sẽ được sử dụng vào các dự án: X1-26 Liễu Giai, Green Diamond, NOXH Ỷ La, 143 Trần Phú giai đoạn 2, KĐT Sông Đà – Hòa Bình.
Đặc biệt, hiệu quả của các dự án nêu trên được mô tả khá hấp dẫn. Điển hình, với 2 dự án nhà ở X1-26 Liễu Giai và Green Diamond, chỉ số NPV (tạm hiểu: mức lãi ròng của dự án sau khi đã thu hồi vốn đầu tư ban đầu và trang trải tất cả chi phí (bao gồm cả lạm phát) lần lượt là gần 256,62 tỷ đồng và 581,65 tỷ đồng. Tuy nhiên, ở tham số IRR (có thể được so sánh với tỉ suất hoàn vốn trên thị trường chứng khoán), 2 dự án “màu mỡ” nêu trên lại không được SDU xác định (!)
Lý giải về sự cần thiết phải tăng vốn điều lệ, HĐQT SDU cho biết: do các dự án đầu tư thời gian tới có quy mô nhỏ hơn 20ha, nên tỷ lệ vốn tham gia vào dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư dự án. Ngay trong năm 2017, SDU khởi công dự án X1-26 Liễu Giai và Green Diamond nên nhu cầu vốn phải đạt 445,32 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn tự có của SDU tính đến 31.12.2016 chỉ là 340,33 tỷ đồng.
Theo Danviet
Hà Nội: Các dự án 'rùa bò' vào tầm ngắm
Thanh tra các dự án chậm triển khai trên địa bàn TP, quản lý nhà nước chặt chẽ đối với đất nông nghiệp, đất công, triển khai thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ về "Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020" là một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội.
Theo báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội, năm 2016, Sở đã trình UBND TP quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất là 759 dự án với diện tích là 3.065, 24 ha (đạt 86,5% kế hoạch). Tổ chức đấu giá 23,08 ha, số tiên trúng đấu giá là 4.221 tỷ đồng/3.050 tỷ đồng (đạt 138% kế hoạch). Triển khai 66 đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại , tố cáo trên địa bàn trong lĩnh vực TN&MT.
Sở TN&MT Hà Nội cũng đã rà soát, đánh giá 91 thủ tục liên quan đến lĩnh vực TN&MT. Trong đó thực hiện rà soát từng thành phần hồ sơ, từng khâu thực hiện. Kết quả đã đơn giản hóa 61 thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian thực hiện từ 30 - 50% theo quy định (chiếm tỷ lệ 67% tổng số thủ tục hành chính được rà soát).
Hà Nội cũng giảm thời gian cấp giấy chứng nhận từ 30 ngày làm việc xuống còn 14 ngày làm việc. Thực hiện cơ chế 1 cửa, một cửa liên thông, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ ứng xử của cán bộ công chức. Thực hiện triệt để việc luân chuyển hồ sơ (1 bộ hồ sơ) ở tất cả các khâu, các bước trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính, từ thu hồi, giao, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất...
Bên cạnh đó, Sở cũng nêu ra những hạn chế trong công tác giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp còn đạt kết quả chưa cao. Công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn tình trạng dự án chậm tiến độ thực hiện, sử dụng sai mục đích để lấn chiếm không sử dụng.
Nêu lên 9 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017 trong đó có quyết liệu thực hiện cải cách hành chính trong đó coi trọng cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài nguyên môi trường. Sở cũng tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm 2017 các quận huyện thị xã theo đúng quyết định phê duyệt của UBND TP.
Sở cũng xác định việc Thanh tra các dự án chậm triển khai trên địa bàn TP, quản lý nhà nước chặt chẽ đối với đất nông nghiệp, đất công, triển khai thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ về "Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020" là một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.
Theo_VietNamNet
'Rút hầu bao' mua nhà năm 2017: Những cảnh báo không thừa Năm 2016, thị trường bất động sản tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng với nhiều giao dịch thành công. Tuy nhiên, năm 2016 cũng chứng kiến không ít những rủi ro với người mua nhà và được nhiều khách hàng lưu ý khi "rút hầu bao" chọn mua nhà trong năm 2017. Dự án thế chấp ngân hàng, cư dân "ngã ngửa"...