Đòi hỏi quá cao, Apple bị 2 công ty Trung Quốc từ chối cung cấp pin cho Apple Car
Đòi hỏi quá cao, Apple bị các hãng pin ở Trung Quốc từ chối hợp tác.
Theo nguồn tin của tờ Reuters, Apple đang đàm phán với CATL và BYD của Trung Quốc về việc cung cấp nguồn pin cho dự án xe ô tô điện của họ. Động thái này được tiến hành sau khi 2 công ty Trung Quốc từ chối thiết lập một đội ngũ riêng và xây dựng nhà máy tại Mỹ để cung cấp độc quyền cho Apple.
Nguồn tin cho biết, các công ty phía Trung Quốc đã thông báo cho Apple từ 2 tháng trước rằng họ không thể đáp ứng các yêu cầu như Apple đưa ra. Tuy nhiên, phía công ty Mỹ không từ bỏ hy vọng và đang nối lại đàm phán với CATL và BYD.
Các nhà sản xuất pin Trung Quốc đang có lợi thế hơn các đối thủ trong việc phát triển pin lithium sắt phosphate (lfp) vốn có giá thành rẻ hơn. Chưa kể, nguồn tin trước đây cho biết Apple ủng hộ công nghệ pin này.
Video đang HOT
CATL hiện là nhà sản xuất pin số 1 thế giới cho các dòng xe ô tô điện. Họ không mặn mà với việc phải xây một nhà máy tại Mỹ để tránh xung đột thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. Công ty Trung Quốc cũng nhận thấy rằng họ không thể thiết lập một đội sản phẩm riêng biệt để làm việc với Apple bởi các khó khăn trong việc tìm kiếm đủ nhân sự.
Trong khi đó, BYD – công ty có nhà máy pin tại Lancaster, California cũng từ chối yêu cầu xây dựng một nhà máy mới và có một đội ngũ riêng chỉ tập trung cung cấp cho Apple.
Việc các cuộc thảo luận bị đình trệ có nghĩa là Apple đang cân nhắc các nhà sản xuất pin của Nhật Bản và nguồn tin cho biết họ sẽ cử người tới Nhật Bản vào tháng này.
Panasonic là một trong những công ty mà Apple đang cân nhắc.
Những nỗ lực làm xe ô tô điện của Apple đã trải qua nhiều thăng trầm bao gồm cả thông tin họ từng sa thải hàng trăm nhân viên trong dự án này vào năm 2019.
Nhóm dự án đặc biệt của Apple đang được dẫn dắt bởi Phó chủ tịch Doug Field – người trước đó làm việc tại Tesla và là Kỹ sư trưởng tại Segway.
Dự án Apple EV dự kiến sẽ tạo ra những tác động nghiêm trọng hơn đến ngành ô tô thông qua việc sử dụng bí quyết sản xuất và phát triển điện thoại thông minh để thiết kế ô tô và sản xuất thông qua mô hình phân công lao động theo chiều ngang. Theo đó, Apple có thể sẽ tập trung toàn bộ vào thiết kế xe và thuê ngoài sản xuất giống như những gì làm với iPhone – họ chỉ thiết kế và thuê ngoài sản xuất toàn bộ với các đối tác như Hon Hai Precision Industry.
Trong trường hợp của Apple Car, Apple được cho là dành toàn lực cho công việc thiết kế tổng thể bao gồm cả công nghệ xe tự lái và sẽ thuê ngoài sản xuất. Cách tiếp cận này có thể làm lung lay mô hình kinh doanh hiện tại của ngành công nghiệp ô tô là “hội nhập theo chiều dọc” – tức là các nhà sản xuất ô tô sẽ tham gia vào toàn bộ quá trình từ thiết kế đến sản xuất.
Nói thêm về Apple Car, theo những chuyên gia trong lĩnh vực, những chiếc xe xuất xưởng đầu tiên sẽ được thiết kế mà khi vận hành sẽ không người lái. Nếu trở thành hiện thực, Apple Car sẽ trở thành đối thủ đáng gờm với Tesla, khi hãng xe này đang trình làng những tính năng tự vận hành cho các mẫu xe của mình.
Ứng dụng Yahoo Finance 'bốc hơi' tại Trung Quốc
Yahoo Finance dường như là 'nạn nhân' mới nhất của quy định siết chặt Internet tại Trung Quốc. Ứng dụng đã biến mất trên chợ App Store nước này.
Theo website Apple Censorship, ứng dụng Yahoo Finance biến mất vào ngày 14/10. Không rõ ai đã rút Yahoo Finance hay vì lý do gì. Cả Apple và Yahoo đều không phản hồi.
Theo báo Telegraph, người dùng Trung Quốc sử dụng Yahoo Finance để đọc tin tức từ các tờ báo bị chặn trong nước hay chương trình Internet bị kiểm duyệt khác. Dù lách được sự hạn chế nội dung ngặt nghèo của Chính phủ, có vẻ như ứng dụng của Yahoo vẫn thu hút sự chú ý của các cơ quan như Cơ quan An ninh mạng Trung Quốc (CAC) và trở thành đối tượng bị yêu cầu loại bỏ.
Vẫn theo Telegraph, vài ngày trước khi "bốc hơi" khỏi App Store, Yahoo Finance xuất bản lại bài viết trên Bloomberg chỉ trích chính sách siết chặt ngành công nghệ của Trung Quốc. Bài báo chứa những thông tin liên hệ đến Apple đã đánh đổi một vài thứ để nhận lấy sự thiên vị. Chẳng hạn, Apple gỡ nhiều ứng dụng theo yêu cầu của nhà chức trách.
Apple được xem là có quan hệ chặt chẽ vói các cơ quan chức năng như CAC. Trung Quốc là thị trường vô cùng quan trọng, có khả năng định đoạt thành công hay thất bại của Apple khi muốn vươn tầm với trên toàn cầu. "Táo khuyết" có "bề dày lịch sử" gỡ ứng dụng dường như không phù hợp với Trung Quốc. Cuối năm 2016, công ty xóa ứng dụng New York Times với lý do vi phạm pháp luật địa phương. Một số ứng dụng VPN có khả năng vượt tường lửa cũng chịu chung số phận vài tháng sau đó.
Apple tố Huawei sao chép nhãn hiệu Apple phản đối việc Huawei đặt tên tai nghe là MatePod, nhưng khiếu nại này bị cơ quan quản lý bác bỏ. Trong tài liệu gửi đến Cục Sở hữu Trí tuệ Trung Quốc (CNIPA), Apple cho rằng Huawei "sao chép một cách ác ý" các nhãn hiệu của Apple. Cụ thể, thương hiệu điện tử của Trung Quốc sử dụng tên "MatePod"...