Đời giáo viên: Chân trong – chân ngoài
Hiện có khoảng 50% giáo viên phổ thông chỉ nhận được mức lương 5-6 triệu đồng/tháng. Thậm chí lương giáo viên mới ra trường còn thấp hơn tiền hỗ trợ sinh viên sư phạm.
Vì thế khó có thể duy trì động lực để giáo viên gắn bó với nghề. Và các thầy cô phải làm thêm ngoài giờ không còn là chuyện hiếm.
Tranh: Trần Văn Thọ
Video đang HOT
Tranh: Hữu Lộc
Chồng muốn đi làm lại sau thời gian dài ở nhà nội trợ
Lương giáo viên không cao, tôi đang muốn đổi sang công việc khác sao cho thu nhập có thể tốt hơn.
Tôi suy nghĩ rất nhiều, nhưng quả thật không biết nên bắt đầu từ đâu.Tôi lấy vợ năm 27 tuổi. Vợ tôi là nhà thiết kế, còn tôi làm giáo viên. Lấy nhau được 1 năm thì vợ tôi sinh con gái đầu lòng, sau đó 2 năm sau thì đẻ thêm 1 thằng con trai. Không may mắn, con trai của tôi là một đứa trẻ phát triển không bình thường. Nhà neo người, ông bà ở quê không thể lên đỡ đần. Lương của cả 2 cũng không phải là cao để có thể thuê giúp việc. Lúc ấy, 2 chúng tôi đã phải trao đổi về việc một trong 2 người phải hi sinh công việc để ở nhà chăm sóc, dạy dỗ con cái.
Cuối cùng, chúng tôi quyết định, trong vợ hoặc chồng, ai lương cao hơn sẽ tiếp tục đi làm, người còn lại thì xin nghỉ ở nhà làm nội trợ và hỗ trợ 2 con nhỏ. Lương của vợ cao hơn, trở thành thu nhập chính trong nhà. Tôi đã xin nghỉ dậy ở trường, nhận thêm vài đứa nhỏ để dạy kèm, chủ yếu là để ở bên con. Con lớn được 7 tuổi, vào lớp 2, rồi lên lớp 3... trộm vía con nhanh nhẹn và biết giúp đỡ bố mẹ, từ nhặt rau, vo gạo nấu cơm, tự giác học bài, tắm rửa... Nhưng đứa thì 2 thì khác... Số tuổi của con dù có tăng thêm, nhưng khả năng nhận thức của con lúc nào cũng như đứa trẻ lên hai, lên ba. Thằng bé hay nóng giận, vứt đồ bừa bãi, chưa biết đi vệ sinh đúng cách ngay cả khi con đã 5, 6 tuổi.
Năm vừa rồi con trai tôi bắt đầu đi học lớp 1. Thấy những đứa trẻ khác đọc thông viết thạo, làm toán nhoay nhoáy, tôi lại thấy đau lòng, rồi thi thoảng lại mắng chửi con. Tôi biết điều này là không nên. Bởi dù tôi có cư xử như thế nào, con tôi cũng không thể nào thay đổi được. Ngược lại, nó càng la hét, khóc lóc khiến tâm trạng của mình trở nên không thoải mái. Năm lớp 1 đã kết thúc, con trai tôi vẫn chưa biết đánh vần và làm toán trong phạm vi 10 vẫn bị sai. Năm sau, cháu sẽ phải tiếp tục học lại lớp 1. Thầy giáo chủ nhiệm đã khuyên vợ chồng tôi nên tìm cho con 1 ngôi trường phù hợp hơn, với lớp học và giáo viên có chuyên môn đặc thù hơn.
Ảnh minh họa
Cả 2 chúng tôi đều suy nghĩ về điều ấy. Nhưng quả thật, một mình vợ tôi đi làm cáng đáng chi tiêu cho cả nhà là quá vất vả. Tài chính của gia đình tôi không thể giúp con lớn đi học bình thường và tìm một lớp đặc biệt với mức học phí cao hơn cho con thứ hai. Bắt buộc, tôi phải tìm việc và đi làm lại. Điều đó lại đặt ra bài toán chăm sóc, đón đưa con cái. Chúng tôi lại suy nghĩ về việc sẽ gửi đứa lớn về quê nhờ ông bà trông, dồn tâm huyết và tiền bạc để hỗ trợ đứa nhỏ. Đứa lớn là đứa hiểu chuyện, tôi biết nếu trao đổi, con sẽ không phản đối. Tuy nhiên, tôi thật sự mong muốn có đủ điều kiện để cả gia đình được ở bên nhau.
Lương giáo viên không cao, tôi đang muốn đổi sang công việc khác sao cho thu nhập có thể tốt hơn. Tôi suy nghĩ rất nhiều, nhưng quả thật không biết nên bắt đầu từ đâu. Tôi đã nghỉ dạy khá lâu, giờ không có quan hệ, tìm việc lại trong các trường học thật khó khăn. Hơn thế nữa, ngoài các công việc nội trợ, lau dọn nhà cửa, chơi cùng các con... tôi không biết mình có thể làm được thêm việc gì để kiếm ra tiền.
Vợ tôi là một người khó tính, thấy chồng như vậy cũng tỏ ra khó chịu và chút gì đó coi thường. Điều này khiến "người đàn ông" trong tôi bị tổn thương. Đôi khi tôi thấy hối hận vì quyết định lúc trước của mình. Nhưng rồi lại bần thần người, nếu lúc ấy tôi không về chăm con, thì bây giờ 2 đứa chúng sẽ ra sao? Rất mong nhận được lời khuyên từ chị.
Đức Hiếu (Hà Nam)
Chào anh Hiếu!
Đây hẳn là 1 giai đoạn khó khăn của gia đình anh. Anh đã phải hi sinh rất nhiều khi từ bỏ công việc của mình để dành thời gian chăm sóc các con. Anh là một ông bố tuyệt vời.
Nhưng có lẽ, việc đi làm trở lại là cần thiết khi các con lớn hơn. Điều đó không chỉ giúp 2 vợ chồng anh bớt áp lực về kinh tế mà còn tăng gắn kết vợ chồng. Nhân mùa hè, khi các con đang được nghỉ hè, anh thử tìm một công việc phù hợp.
Theo tôi, anh không nên gửi con về cho ông bà và khoán cho cha mẹ mình nhiệm vụ nhiều khó khăn như vậy. Nếu đồng lòng, vợ chồng anh có thể giải quyết ổn thỏa được việc này. Bố mẹ có thể giải thích cho con lớn hiểu, để con cùng tham gia việc giúp đỡ em trai. Một đứa trẻ đặc biệt cần tình yêu thương và sự kiên nhẫn đặc biệt.
Giáo viên có thâm niên vượt khung, xếp lương mới thế nào? Ông Nguyễn Thiện Lĩnh (Nghệ An) hỏi, khi chuyển xếp lương giáo viên tiểu học hạng II mã số V.07.03.07 sang giáo viên tiểu học hạng II mã số V.07.03.28 thì những người có thâm niên vượt khung 5%, 6% và 7% sẽ được chuyển sang hệ số nào và thời điểm tính nâng lương lần sau cho những người này như thế...