Đối diện sống chết, trong đại nạn hãy ‘người’ hơn
Covid-19 đang làm cho con người thay đổi đến chóng mặt. Trong đại dịch, cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu cứ đan xen, nhưng tình người, cái thiện vẫn trội lên trên hết.
Đại dịch rồi cũng phải dừng bước. Con người ta lại trở về với cuộc sống quen thuộc đời thường trước đây, nhưng trở về với thêm những trải nghiêm mới, tốt có, xấu có, để rồi nếu lại gặp tai ương kiểu gì đó trong tương lai thì từng cá thể người sẽ hành xử tốt hơn, sẽ “người hơn” trong đại nạn.
Hoàn cảnh thay đổi buộc con người ta phải thay đổi sao?
Con người là một vật thể sống kỳ lạ. Ào ào đi mua đồ tích trữ. Làm sao mà không lo lấy gì mà ăn, lấy gì mà dùng nếu cả khu vực mình đang sống bị cách li theo kiểu nội bất xuất, ngoại bất nhập. Cứ xem cảnh Vũ Hán mà lo dần đi là vừa. Hãy tự vấn xem trong chúng ta có bao người không mua tý nào đồ dự trữ?
Các kệ trống rỗng tại siêu thị ở thành phố Palermo, Italy. Ảnh: EPA
Mặc những lời tư vấn, cam kết không thiếu thực phẩm, không thiếu đồ dùng thiết yếu từ phía chính quyền, từ các siêu thị, rất nhiều người vẫn đổ xô đi mua đồ dự trữ, mua tích trữ đến mức không bình thường. Nhìn cảnh xếp hàng đi siêu thị ở Úc, nhìn các kệ hàng trống rỗng trong siêu thị các nước như Ý, Tây Ban nha, Đức…và xem dân ta đi mua đồ tích trữ mấy ngày đầu hoảng sợ mới thấy bản chất tự nhiên con người ta lúc này lộ ra mồn một.
Động đất, sóng thần, bão lũ, hạn hán…và nhiều tai ương khác con người đều đã trải qua. Nhưng xét về quy mô và sự nguy hiểm thì những cái đó không thể so với Covid-19 lần này. Tai ương này xuyên biên giới, bao phủ gần như toàn cầu. Mỗi sáng thức dậy là vào mạng xem ngày qua thêm bao ca dương tính, bao ca tử vong trên toàn thế giới.
Và trong lúc các nhà lãnh đạo từng nước đang cân nhắc các biện pháp đối phó thì từng gia đình, từng cá nhân phải tự lo bảo vệ.
Mà cũng lạ cho thế giới của chúng ta. Khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu thì G7, rồi G20 họp khẩn bàn biện pháp đối phó. Giá dầu có vấn đề thì OPEC họp… Covid-19 là đại dịch toàn cầu thì chưa thấy cuộc họp nào có ý nghĩa. Mỗi nước hành xử theo một kiểu.
Sự kỳ thị – đừng quá ngạc nhiên?
Trong bối cảnh như vậy, từng cá nhân cũng hành xử theo kiểu của riêng mình. Mua đồ dự trữ, nhanh chóng thoát ra khỏi vùng dịch. Cần thì nói dối, thậm chí lừa đảo cũng thực hiện. Không cung cấp thông tin đúng về lộ trình mình đi qua, những ai mình đã tiếp xúc. Không thực hiện cách ly theo quy định.
Đối với một bộ phận người thì khẩu hiệu lúc này chính là “Mình là trên hết “. Nước nào cũng có những người như vậy.
Cũng đừng quá ngạc nhiên khi sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc lúc này lại có đất phát triển hơn, khi có những người tranh thủ cơ hội kiếm tiền từ buôn bán khẩu trang, nước sát khuẩn rửa tay, găng tay…
Ác độc hơn, có người còn tung tin giả gây hoang mang dư luận. Cũng chưa có ai thống kê đầy đủ có bao nhiêu loại hành vi xấu kiểu này đã được thực hiện ở các nước trong đại dịch này.
Vị phụ huynh may 10.000 khẩu trang tặng miễn phí cho mọi người
Nhưng cũng may mắn thay trong hoạn nạn đại dịch cũng có những con người không như vậy. Đó là những con người bình dị ở ta đứng ra phát khẩu trang miễn phí cho người qua đường. Đó là những xuất cơm được nấu để cung cấp miễn phí cho tòa nhà chung cư bị phong tỏa cách ly. Đó là những chị em phụ nữ ở đâu đó hết giờ làm việc ngồi rốn lại may khẩu trang với tâm niệm thêm cái nào là tốt cái đó cho xã hội.
Tình người trong hoạn nạn
Nhìn hình ảnh đội ngũ nhân viên y tế nước ta chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh, đội ngũ giám sát khu vực cách ly mới thấy những nghĩa cử cao đẹp đầy tình người trong hoạn nạn.
Tấm thiệp của chiến dịch “Lòng tốt lan toả” tại Anh
Chuỗi siêu thị Woolworth bên Úc lo cho nhóm người cao tuổi khó đi chợ, khó mua đồ nên đã cử nhân viên mang đồ đến bán cho những đối tượng này, thậm chí mới đây còn quyết định mở cửa bán hàng từ 7-9 giờ chỉ dành riêng cho người cao tuổi.
Bên Anh đã có những nhóm tự nguyện được lập ra để hỗ trợ người cao tuổi trong mua bán, chăm sóc y tế. Lúc hoạn nạn thấy chân tình.
Người Italy đàn hát trên ban công xua tan nỗi sợ hãi và động viên tinh thần chiến đấu với dịch Covid-19
Cảm động biết bao khi xem người dân Italy, Tây Ban Nha dùng đủ các loại “ nhạc cụ” tự nghĩ ra như nồi, xoong chảo, thìa, dĩa…đứng trên ban công nhà mình tạo ra thứ âm nhạc độc đáo để cổ vũ nhau, động viên nhau vượt qua khó khăn, để cám ơn đội ngũ nhân viên y tế về sự chăm sóc của họ cho xã hội. Đây quả là những hình ảnh đẹp sẽ đọng lại mãi…
Và còn có gì ý nghĩa hơn, cổ vũ nhau hơn, mang con người ta lại gần nhau hơn là khúc nhạc và điệu nhảy Ghen Covi trong cơn hoạn nạn toàn cầu này.
Sau này, khi đại dịch qua đi, lúc đó mới có cơ hội nghiền ngẫm vì sao lúc đó mình lại thế, mọi người lại thế nhỉ?
Người Italy đàn hát trên ban công giữa đại dịch
Đinh Duy Hòa (vietnamnet.vn)
Mỹ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine nCoV
Một loại vaccine ngừa Covid-19 bắt đầu thử nghiệm tại Mỹ từ ngày 16/3 với 45 tình nguyện viên trẻ.
Những người tham gia thử nghiệm đầu tiên này sẽ nhận được vaccine thử nghiệm vào ngày 16/3, một quan chức chính phủ nói với điều kiện giấu tên vì thử nghiệm chưa được công khai. Vaccine do Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) và Công ty công nghệ sinh học Moderna hợp tác phát triển.
Thử nghiệm diễn ra tại Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington ở Seattle với sự tài trợ từ NIH, quan chức này cho biết.
45 tình nguyện viên trẻ, khỏe mạnh được tiêm vaccine với các liều khác nhau. Họ sẽ không có bất kỳ nguy cơ nhiễm bệnh nào từ các mũi tiêm, vì chúng không chứa virus. Mục tiêu của thử nghiệm lâm sàng lần này là kiểm tra để chắc chắn vaccine không có tác dụng phụ nào đáng lo ngại, tạo tiền đề cho các thử nghiệm lớn hơn.
Thông thường sẽ mất một năm đến 18 tháng để thử nghiệm lâm sàng đầy đủ bất kỳ loại vaccine nào.
Hàng chục nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang chạy đua để tạo ra vaccine khi các ca nhiễm nCoV tiếp tục tăng mạnh. Một số nhà nghiên cứu còn hướng đến các loại vaccine tạm thời, chẳng hạn như các mũi tiêm có thể bảo vệ sức khỏe của con người một hoặc hai tháng sau mỗi lần tiêm.
Đối với hầu hết mọi người, nCoV chỉ gây các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình, chẳng hạn như sốt và ho. Một số người, đặc biệt là người lớn tuổi và người có bệnh lý nền, virus có thể gây bệnh nặng hơn, bao gồm viêm phổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những người bệnh nhẹ sẽ hồi phục trong khoảng hai tuần, người bệnh nặng hơn có thể mất ba tuần đến sáu tuần để hồi phục.
Tính đến sáng 16/3, Covid-19 xuất hiện tại 157 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 169.000 người nhiễm, gần 6.500 người chết. Các ca nhiễm mới tập trung tại những điểm nóng ở châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Anh. Italy phát hiện thêm 3.590 ca nhiễm, nâng tổng số người dương tính với nCoV lên 24.747, cao thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Tây Ban Nha, Iran và Đức ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày hôm qua trên 1.000.
Lê Cầm (Theo AP)
Theo vnexpress.net
Hơn 5.400 người chết vì nCoV trên thế giới 138 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận Covid-19, hơn 145.000 ca nhiễm và hơn 5.400 ca tử vong, WHO tuyên bố châu Âu là tâm dịch. Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và lan rộng trên toàn thế giới, với 10.759 ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm lên 145.336, số người đã hồi phục là 70.921. Các ca...