Đội đặc vụ tinh nhuệ bảo vệ ông Putin ở Việt Nam
Cơ quan Bảo vệ Liên bang Nga có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho Tổng thống Nga Vladimir Putin khi ông Putin đến bất cứ địa điểm nào trên thế giới.
Đặc vụ Nga luôn theo sát ông Putin trong các chuyến công du nước ngoài.
Ngày 6.11, máy bay vận tải IL-76 của Nga đã hạ cánh xuống Đà Nẵng, đem theo nhiều trang thiết bị và siêu xe chống đạn S600 Pullman Guard. Nhóm đặc vụ Nga cũng xuất hiện trước đó làm nhiệm vụ tiền trạm trước khi ông Putin đến Việt Nam dự tuần lễ cấp cao APEC. Đây rất có thể là các thành viên trong cơ quan Bảo vệ Liên bang Nga ( FSO).
Theo báo Nga RBTH, FSO là lực lượng nổi tiếng dũng mãnh, hoạt động bí mật, có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.
FSO được trao nhiều quyền lực với số lượng nhân viên và ngân sách hoạt động hoàn toàn không được công bố trước công chúng.
Nguồn gốc của FSO xuất phát từ một ban thuộc Ủy ban An ninh Quốc gia Nga (KGB), có trọng trách bảo vệ các quan chức hàng đầu từ thời Liên Xô.
FSO có nhiệm vụ bảo vệ va ly hạt nhân Cheget, biểu tượng quyền lực của các đời tổng thống Nga. Bên trong va ly là thiết bị liên lạc, cho phép nhà lãnh đạo Nga ra chỉ thị tấn công hạt nhân vào bất cứ mục tiêu nào trên thế giới.
Nhiều lời đồn rằng trong nội bộ FSO có người chuyên cải trang thành Tổng thống Nga Putin, sẵn sàng thay thế ông Putin trong các hoạt động rủi ro cao như lặn xuống đáy hồ sâu nhất thế giới hoặc điều khiển chiến đấu cơ.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Đặc điểm nhận biết các nhân viên FSO là họ thường đứng xung quanh ông Putin, mặc bộ vest đen và đeo microphone bên tai. Một nhóm đặc vụ khác mặc thường phục giống như người bình thường để trà trộn vào đám đông.
Chỉ những người được tín nhiệm nhất mới có khả năng đứng trong hàng ngũ bảo vệ ông Putin.
Theo báo Nga Pravda, những nhân viên FSO chuyên bảo vệ ông Putin đều được huấn luyện kỹ lưỡng, sẵn sàng đối phó trước mọi tình huống.
Họ được trang bị súng ngắn 9mm Gyurza. Đây là khẩu súng chỉ nặng 995 gram khi chưa lên đạn và cơ số đạn 18 viên. Điểm mạnh của khẩu súng này là khả năng xuyên qua mọi loại áo giáp ở khoảng cách 50 mét, theo báo Nga Pravda.
Ngày nay, có thông tin nhân viên FSO được trang bị loại súng ngắn mới mạnh mẽ, nhưng mục đích xuyên giáp ở cự ly gần thì vẫn luôn là yêu cầu tối quan trọng.
Ngoài súng ngắn, họ được trang bị súng trường AK-74, AKS-74U và cả súng bắn tỉa Dragunov. Đơn vị bảo vệ vòng ngoài thậm chí còn mang theo súng máy RPK, súng phóng lựu, rocket chống tăng.
Số lượng vũ khí đồ sộ này được đánh giá đủ hỏa lực tiêu diệt cả một tiểu đoàn, theo Pravda.
Có thông tin đồn rằng, ông Putin tin tưởng tuyệt đối vào các cận vệ. Nếu họ cảnh báo Tổng thống Nga về một mối đe dọa nào đó thì ông Putin sẽ nghe theo mà không cần suy xét.
Tổng thống Nga Vladimir Putin xuất hiện bên cạnh các đặc vụ.
Điều khiến các cận vệ thuộc đơn vị FSO lo lắng nhất là khi ông Putin bắt tay với người lạ ở trên phố. Theo Pravda, ông Putin duy trì mối quan hệ tốt với các cận vệ, gọi họ bằng tên riêng và đối xử công bằng với họ.
Nhân viên nhận nhiệm vụ bảo vệ ông Putin phải vượt qua nhiều vòng kiểm tra gắt gao. Quy định tiêu chuẩn là sỹ quan tuổi dưới 35, chiều cao từ 1m75-1m90 và nặng từ 75-90kg.
Những người từng có kinh nghiệm trong quân ngũ được đánh giá cao hơn. Đặc biệt, những người từng là cảnh sát sẽ không được chọn vì thói quen “bắn cảnh cáo” lên trời.
Yếu tố quan trọng nhất để trở thành cận vệ bảo vệ Tổng thống Nga là phải có đầu óc và tinh thần chịu đựng cao. Họ phải giữ tâm lý sẵn sàng trong mọi điều kiện thời tiết, dù trời lạnh giá đến mấy cũng chỉ mặc áo khoác mỏng để có thể di chuyển một cách linh hoạt.
Các thiết bị trợ giúp cũng giúp người bảo vệ Tổng thống Nga duy trì thân nhiệt, nâng cao khả năng nhìn và ngửi thấy mùi.
Điều đáng ngạc nhiên là họ đều được phép hút thuốc, có lẽ để giúp làm giảm căng thẳng. Vì nhiệm vụ bảo vệ nguyên thủ quốc gia Nga ở mọi nơi, mọi lúc sẽ khiến cơ thể mệt mỏi đi nhanh chóng. Đó là lý do nhiều người nghỉ hưu ở tuổi 35.
Theo Danviet
Ông Trump nói 'có thể tới Việt Nam' dự APEC
Tổng thống Mỹ cho biết ông sẽ công du các nước Đông Bắc Á vào cuối năm nay, đồng thời "có thể tới Việt Nam" dự hội nghị APEC.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.
"Chúng tôi sẽ công du khắp châu Á trong tháng 11, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và có thể là Việt Nam", Reuters dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 14/9. Ông Trump dự kiến tới Việt Nam để tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Bên cạnh hai nước đồng minh Đông Bắc Á, ông Trump dự kiến tới Trung Quốc để thúc đẩy nỗ lực kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ cho biết đã được mời tới hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN diễn ra tại Philippines, nhưng ông chưa chắc chắn sẽ tham dự.
Hồi tháng 4, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố Tổng thống Trump sẽ có mặt tại một số hội nghị thượng đỉnh ở Việt Nam và Philippines.
Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức đầu tháng 7, ông Trump cho biết sẽ thăm Việt Nam và dự Hội nghị Cấp cao APEC ở Đà Nẵng vào tháng 11 tới đây, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Trước đó trong chuyến công du Mỹ hồi cuối tháng 5, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã mời Tổng thống Mỹ Trump thăm chính thức Việt Nam.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Hé lộ nội dung cuộc gặp lịch sử của 2 ông Trump- Putin ở Việt Nam Ngày 7.11, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump dự kiến thảo luận về vấn đề Triều Tiên tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Việt Nam trong tuần này. Hai nhà lãnh đạo Nga- Mỹ sẽ...