Đổi bữa cho cả nhà với món gỏi bưởi thanh mát ngày Trung thu bằng công thức đơn giản
Vào dịp Tết Trung thu, các gia đình không chỉ ăn bưởi như một loại trái cây thông thường mà còn chế biến các món ngon từ bưởi để vừa làm mới thực đơn, vừa cầu mong sự đoàn tụ hạnh phúc.
Theo quan niệm từ xa xưa bưởi được xem là loại trái cây tượng trưng cho sự đoàn tụ của gia đình. Nếu như dịp Tết Nguyên Đán sẽ chẳng thể thiếu được mâm trái cây gồm cầu – dừa – đủ – xoài – sung, thì Tết Trung Thu nhất định phải có bưởi.
Ảnh minh họa
Nếu những món ăn nhiều tinh bột của mâm cơm ngày tết Trung thu khiến bạn dễ ngán thì gỏi bưởi chính là điểm nhấn của mâm cơm. Vị chua của bưởi kết hợp cùng vị tươi ngon của thịt và tôm quyện cùng vị cay của nước mắm tỏi ớt khiến cho món ăn này lôi.
Để làm món gỏi bưởi, nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: Tép bưởi, nước sốt bưởi hoặc cà chua, thịt gà, tôm luộc, dừa nạo, lạc rang, tương ớt, chanh, muối, đường.
Ảnh minh họa
Chế biến:
Bưởi chọn những quả có múi to, bóc vỏ giữ cho tép bưởi còn nguyên, không bị vỡ, để tép bưởi dính với nhau thành từng cụm nhỏ mà không nên tách riêng từng tép.
Thịt gà nạc đã luộc đem xé nhỏ trộn lẫn với tôm luộc, tép bưởi và nêm gia vị.
Nước sốt: Lấy nước dừa đun sôi, sau đó vắt chanh, cho đường, muối và ớt vào cho hợp khẩu vị. Tùy theo sở thích có thể cho thêm thịt tôm băm nhuyễn vào nước sốt cho đậm đặc.
Sau khi đã làm xong nước sốt thì cho tất cả hỗn hợp này trộn với tép bưởi và thịt gà vào tô. Múc gỏi ra đĩa, rắc lạc rang, rau thơm, dừa nạo và ớt lên bề mặt để trang trí cho hấp dẫn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Gỏi bưởi có thể dùng chung với dưa leo, rau thơm các loại. Gỏi thành phẩm thơm mát, bùi bùi, ăn ngon đậm vị của nguyên liệu và nước sốt.
Mâm cơm cuối tuần mùa giãn cách chỉ 4 món nấu chỉ 30 phút nhưng đảm bảo ai ăn cũng thích!
Giãn cách thực phẩm không được dồi dào, mâm cơm cuối tuần vì thế cũng phải giản tiện hơn những lúc bình thường, nhưng không phải vì thế mà kém ngon đâu nhé!
Mâm cơm cuối tuần hôm nay có các món:
Dồi trường hấp gừng
Đu đủ ngâm chua ngọt
Rau sống
Canh rong biển nấu thịt bằm
Tráng miệng: Mít
Cách làm:
Canh rong biển nấu thịt bằm
Nguyên liệu: 150g thịt heo, 10g rong biển khô, 1 lát gừng, 1 ít dầu mè, 1 muỗng cafe xì dầu, muối.
Cách chế biến:
Thịt heo bằm với xíu muối và tiêu. Nấu sôi 1,5 lít nước cho thịt bằm và gừng vào nấu sôi vớt sạch bọt. Để lửa nhỏ vừa nấu cho thịt chín mềm.
Rong biển đã ngâm bạn rửa lại cho sạch rồi cho vào nồi nấu sôi lên lại vớt bọt nếu có. Nêm muối, xì dầu sao cho vừa khẩu vị. Tắt bếp và cho vài giọt dầu mè vào, thả hành ngò rồi múc canh rong biển ra tô.
Dồi trường hấp gừng
Nguyên liệu: 500g dồi trường, 2 cây hành lá, 1 củ gừng nhỏ, 1 chén mắm gừng, 1 muỗng cafe rượu, 1 ít muối.
Cách chế biến:
Dồi trường rửa sạch với nước muối pha loãng rồi rửa lại cho sạch sẽ. Gừng gọt vỏ cắt lát hoặc cắt thành sợi, hành lá cắt khúc.
Cho dồi trường vào nồi hấp với gừng, muối, rượu, tầm 15 phút kể từ lúc nước sôi là chín. Vớt ra cho vào âu nước đá lạnh (như vậy sẽ trắng và giòn hơn). Cắt dồi trường thành miếng vừa ăn, cho vào đĩa. Thêm hành lá và gừng, trang trí một ít lá ngò, rau mùi. Món này ăn kèm rau sống, đu đủ ngâm chua ngọt và chấm mắm gừng hoặc mắm tôm.
Pha mắm gừng
Nguyên liệu: 1 muỗng gừng, ớt giã nhuyễn, 1 muỗng đường, 1 muỗng mắm ngon, 1/2 muỗng nước lọc, 1/2 nước chanh tươi.
Cách pha:
Trong khi chờ dồi trường hấp chín, thì gọt vỏ gừng, giã nhỏ, vắt bỏ nuớc rồi cho 1/2 trái ớt sừng cùng đuờng vào giã thật nhuyễn. Thêm mắm, nước lọc khuấy đều. Cho nước chanh vào nếm lại theo khẩu vị.
Đu đủ ngâm chua ngọt
Nguyên liệu: 1/2 lít nước, 150g đường cát trắng, 75ml giấm trắng, 13g muối, 400g đu đủ xanh, 20g hành tím, 20g tỏi, 1 trái ớt sừng, 10g ớt xiêm (tuỳ thích).
Cách làm:
Cho giấm, nước lọc, đường, muối vào nồi nấu sôi cho tan, để nguội.
Chuẩn bị các nguyên liệu sẵn sàng: đu đủ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Rửa lại thật sạch sẽ để đảm bảo mủ đu đủ không còn, để ráo.
Hành tím lột vỏ cắt lát không quá mỏng. Tỏi nhỏ lột vỏ để nguyên củ. Ớt sừng cắt lát. Ớt xiêm bỏ cuống.
Nấu 1 lít nước sôi, trụng hũ thuỷ tinh để đảm bảo tiệt trùng sạch sẽ. Còn lại cho đu đủ, ớt, tỏi vào rồi đổ ra rổ inox, để ráo.
Khi hỗn hợp giấm chua ngọt đã nguội thì cho các nguyên liệu vào hũ thuỷ tinh. Thêm nước giấm chua ngọt vào. Sau một ngày là có thể dùng được.
Rau sống
Các loại rau sống nhặt rửa sạch sẽ để ráo, cho ra đĩa.
Tráng miệng: Mít
Món thịt ba chỉ kho trứng cút mềm thơm ăn hao cơm Món thịt ba chỉ kho trứng cút mềm thơm rất dễ làm. Trứng cút thấm vị, thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ nên không hề khô, nước dùng thì thơm ngọt vị nước dừa thật hấp dẫn. Món thịt ba chỉ kho trứng cút mềm thơm ăn hao cơm Nguyên liệu làm thịt ba chỉ kho trứng cút mềm thơm: 500g thịt...